Thiếu nữ và hoa
Chủ đề thiếu nữ và hoa là một suối nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ Việt Nam.
Khi mà mọi người biết đến bức tranh, “Thiếu nữ bên hoa huệ” (1943), một kiệt tác của danh hoạ Tô Ngọc Vân, giá trị thẩm mỹ đã như một liều thuốc hữu hiệu gỡ bỏ một số định kiến xã hội lúc đương thời. Nếu không "bước" vào trong bức tranh này, tà áo dài cách tân và cô gái duyên dáng ấy vẫn còn bị xì xào, lườm nguýt bởi sự khắt khe của lề thói văn hóa thẩm mỹ truyền thống. Những bóng hồng yêu kiều đó thường bị coi là lai căng. Nhưng nay, hình như trong mắt ai ai đều thừa nhận đó lại là một vẻ đẹp nữa của dân tộc. Áo nâu bạc màu, những cô hàng xén răng đen, đàn bà chân đất váy quay cồng hay những nón thúng quai thao, rồi đến tà áo dài tân thời... đều có vẻ đẹp và những giá trị riêng của nó.
"Trao đổi" - Mai Trung Thứ |
Với nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, cụm từ “thiếu nữ và hoa” dường như đã đi vào tiêu chuẩn. Quả thật có một thuật ngữ dân gian: “chim - hoa - cá - gái” như là thương hiệu được xây dựng quá vững chãi từ các bậc tiền bối họa sĩ Đông Dương. Những bậc lão làng như Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Mai Trung Thứ. . . đã vô cùng điêu luyện và nổi danh với những tác phẩm về thiếu nữ cùng với hoa. Nhưng ở “Thiếu nữ bên hoa huệ” thì Tô Ngọc Vân đã tiếp nối các tiền bối làm cái đẹp đó trở nên phổ quát hơn nữa.
Giai đoạn đầu, thiếu nữ và hoa đã từng xuất hiện ở tranh của họa sĩ danh tiếng Lê Phổ trong những khung cảnh đầy ảo mộng tran hòa với cỏ cây hoa lá. Lê Thị Lựu và Mai Trung Thứ cũng cùng một tiếng nói khi đặt nhân vật và những vật thể vào không gian trong tranh. Thường bắt gặp nhưng cô gái lơ đãng, những cặp mắt không đến một đích nào đôi khi man dại và mộng mị. Những đóa hoa trong một số bức tranh lược tả một cách lập lòe, hoặc những khóm hoa lẫn vào trời đất đầy huyền hoặc. Thẩm mỹ này dẫn đến lỗi vẽ phân rã hình thể, đôi khi mất hình.
Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, đề tài quen thuộc này được thể hiện như là một sự nhất thể hóa của cái đẹp. Tức là trong tranh phải có cái gì đẹp và quyến rũ người xem. Các nhân vật và đối tượng trong tranh không nhất thiết phải nói nên danh tính của mình. Mỹ thuật trước kháng chiến (1945 ), Tô Ngọc Vân và những họa sĩ cùng trang lứa đã có những biểu hiện khác so với các bậc họa sĩ đàn anh. Vẫn đề tài đó, nhưng với một tinh thần tươi tắn và có tính hiện thực hơn. Tô Ngọc Vân vẽ bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” là chủ động biểu hiện hệ đối tượng: thiếu nữ - hoa huệ. Thiếu nữ má hồng tân thời e ấp làm dáng. Sự chuyển động hình thể của cô gái cho thấy một sức sống tươi trẻ và trong sáng tuổi đôi mươi yêu cái đẹp. Búp tay tay nõn nà nâng nhẹ cánh hoa trắng tinh. Những cử chỉ động tác đều toát lên những cảm xúc lay động. Cái đẹp đã xua đi ác cảm về cái gọi là a dua, sính ngoại, lai căng.
"Thiếu nữ bên hoa huệ" - Tô Ngọc Vân |
Với thiếu nữ và hoa, còn phải kể đến những danh họa nổi tiếng khác như: Nguyễn Sáng. Dương Bích Liên, Lưu Công Nhân, Trần Lưu Hậu... "Thiếu nữ bên hoa sen" của Ngyuễn Sáng lại là một thể hiện rất đặc sắc. Bút pháp và lối diễn hình táo bạo khoẻ khoắn rất độc chiêu của ông đã gây ra những hiệu quả thẩm mỹ vô cùng thú vị. Trong tranh, người phụ nữ như là hiện thân của một vẻ đẹp đầy sức sống, tự tin. Không còn hình ảnh những thiếu nữ Hà Thành e ấp, thướt tha thường thấy. Ở đây, tài năng kỳ lạ của Nguyễn Sáng như cho thấy được vẻ đẹp của tự do trong tinh thần mỗi con người.
"Thiếu nữ bên hoa sen" - Nguyễn Sáng |
Với Dương Bích Liên, không thể kể hết nhưng bức họa xuất sắc dành cho phái đẹp mà ông từng sáng tác. Ở cả những giai đoạn sau của sự nghiệp vào thập kỷ 70-80 của thế kỷ XX, thiếu nữ và hoa trong tranh ông vẫn lãng mạn nhất so với các họa sĩ lúc bấy giờ. Diễn tả tâm hồn và những đôi mắt biết nói của nhân vật trong tranh là một khả năng thiên bẩm của họa sĩ tài hoa này.
"Thiếu nữ và hoa cúc" - Dương Bích Liên |
Trần Lưu Hậu, xưa nay vẫn bạo liệt và tung tẩy với những nhát bút to, những nhát màu chồng chéo trên bề mặt. Thiếu nữ và hoa trong tranh ông hiện lên như một cái cớ để ông thể hiện hình sắc. Ông vẽ khá nhiều thiếu nữ khoả thân, những cảm giác ào ạt. Không còn sự trần tục nào, chỉ còn lại sự chuyển động nội tại của bút lực và ấn tượng về màu sắc. Rồi đến ngày hôm nay, các họa sĩ trẻ đã được sống hoặc phải sống trong một thế giới có quá nhiều vấn đề toàn cầu và sự lựa chọn. Thiếu nữ và hoa, vẫn là những đối tượng không thay đổi. Có thể nó còn được người ta thể hiện ra như là một vấn đề xã hội, hoặc quan tâm đến nó như một kỷ niệm. Vẫn vậy, ở trường hợp khác là như một điều gì đó bất tử không rõ nữa!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn