Thế giới ảo có khiến chúng ta mất tự do?

08:50 CH @ Thứ Năm - 19 Tháng Mười Hai, 2019

Chúng ta tưởng rằng, chúng ta tạo ra mạng xã hội là để chúng ta tự do hơn: tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình, nhưng nhìn những điều đang diễn ra, chúng ta liệu có đạt được tự do thực sự và quan trọng hơn, là tìm kiếm được hạnh phúc?

Đó là băn khoăn của TS. Khuất Thu Hồng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) trong buổi trò chuyện “Ta đã làm gì đời ta…trong thế giới ảo?” do Tia Sáng tổ chức diễn ra tại Cà phê Trung Nguyên vào ngày 9/6 vừa qua cùng với TS. Đặng Hoàng Giang, tác giả của quyển sách “Thiện, ác và smartphone” và TS. Giáp Văn Dương điều phối buổi nói chuyển. TS. Khuất Thu Hồng, mặc dù “tận hưởng mọi giây phút” mà tiện ích của mạng xã hội mang lại nhưng đầy bi quan về những hệ quả của nó. TS.Khuất Thu Hồng cho rằng, “cuộc đời thực đang xâm lăng thế giới ảo” khi mọi người thoải mái phơi bày cuộc sống và suy nghĩ riêng tư lên mạng xã hội, “sống thực hơn cả thực trong thế giới ảo”.


Từ trái sang: TS. Khuất Thu Hồng, TS, Giáp Văn Dương và TS. Đặng Hoàng Giang.TS. Khuất Thu Hồng cho biết bà chia sẻ trong buổi nói chuyện này với tư cách là một cá nhân, một công dân, một người làm về xã hội hơn là một nhà nghiên cứu. Mục đích của của buổi nói chuyện không tập trung vào trình bày kết quả nghiên cứu hay đi sâu vào các chi tiết kĩ thuật mà chỉ đặt ra vấn đề "chúng ta đã sống như thế nào trên mạng xã hội, chúng ta đã làm gì với mạng xã hội, mạng xã hội đã khiến chúng ta thay đổi như thế nào?".

Hiện nay, trung bình một người Việt sử dụng gần 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày trên internet và gần một nửa thời gian đó cho mạng xã hội. Nhưng mọi lý do mà con người sử dụng một phần lớn thời gian của cuộc đời mình vào thế giới ảo, theo TS. Khuất Thu Hồng, dường như không phải là cách khiến họ hạnh phúc thực sự: Chúng ta tưởng rằng nhờ mạng xã hội, chúng ta được tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm của mình, nhưng nhìn những lời bình luận với đủ mức độ chỉ trích và thóa mạ trên mạng, “hình như thứ tự do mà chúng ta có được trên mạng xã hội chỉ là tự do ảo”, “chúng ta tưởng mình được tự do nhưng chúng ta thực ra là cướp đi tự do của người khác”. Nếu không phải là để tìm kiếm tự do phát ngôn, thì nhiều khi người ta dành nhiều thời gian cho mạng xã hội vì muốn trốn tránh thực tại khỏi những lo toan muộn phiền, lo lắng thường ngày; tìm kiếm “nơi cư trú cho trí tuệ” khi không tìm được tri kỉ để tâm sự.... TS. Khuất Thu Hồng gọi công nghệ thông tin là phát minh vĩ đại và rồ điên của loài người. Vì một mặt, nó thúc đẩy tiến bộ xã hội nhưng mặt khác, khiến mỗi cá nhân trở nên yếu đuối: trốn tránh thực tại, sợ hãi, chúng ta lợi dụng mạng xã hội để mạt sát và chửi rủa lẫn nhau. “Vô vàn những lời chà đạp, vô vàn lời sỉ mắng vô cùng thậm tệ và tôi tin rằng, ngoài đời, nếu đối diện trực tiếp với nhau, có thể sẽ không xảy ra nhưng mạng xã hội, với cái sự ảo của nó cho phép chúng ta trở nên độc ác, tàn nhẫn” – TS. Khuất Thu Hồng chia sẻ.

.
Không ngạc nhiên khi TS. Đặng Hoàng Giang, với quyển sách nổi tiếng “Thiện, ác và smartphone” cũng đồng tình với TS. Khuất Thu Hồng. Anh chia sẻ những phân tích từng gây chấn động của anh trên phương tiện truyền thông về tính ích kỉ và tàn nhẫn của con người bị đẩy đến cực điểm trong thời đại internet như thế nào. Internet khiến con người ta ái kỷ, nghiện cảm giác được tung hê, “được like”. Những hình thức như làm nhục công cộng (public shaming), công lý đám đông (một thứ công lý thô sơ mà đúng và sai hoàn toàn do số đông quyết định) tưởng như đã tuyệt chủng từ thời kì sơ khai của lịch sử loài người, giờ lại trỗi dậy mạnh mẽ với một mức độ khủng khiếp hơn trong thế giới mạng. Đó còn chưa kể, những người vi phạm những chuẩn mực nhất định, bị cộng đồng mạng giờ đây khó tái hòa nhập hơn trong xã hội khi toàn bộ thông tin về lỗi lầm của họ vẫn được lưu lại trên internet mãi mãi và không cập nhật gì sau khi họ “hoàn lương”. Người ta cũng tưởng rằng mạng xã hội tốt cho tiến trình dân chủ hóa, đem lại tiếng nói cho những người thấp cổ bé họng, nhưng gần dây, người ta phát hiện ra, mạng xã hội có thể bóp méo nền dân chủ khi các công ty có thể lợi dụng dữ liệu người dùng để điều khiển tâm lý của cử tri và con người, nhờ mạng xã hội, càng khó thay đổi quan điểm của mình khi chỉ kết bạn, theo dõi những gì cùng ý kiến với mình, thích ngồi mãi trong một “căn phòng đồng vọng” mà không quan tâm đến người khác nghĩ gì. Mạng xã hội có thể trở thành một quán bia khổng lồ, không phải những người thấp cổ bé họng được lắng nghe, mà kẻ hét to nhất mới là người chiến thắng, thì đó không phải là dân chủ.

Trái ngược với hai diễn giả TS. Giáp Văn Dương lại đầy sự lạc quan quan, anh coi cái người ta gọi là “thế giới ảo” thực chất chỉ là phần mở rộng của thế giới thực với “vật chất” là thông tin được mã hóa thành các bit 0 và 1. Theo anh, đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà con người được trải nghiệm một không gian mở rộng, một cuộc đời kéo dài, hòa trộn giữa thực và ảo (một ví dụ đơn giản là nhấp chuột vào nút “mua” ảo trên mạng là một lát sau có người thực mang hàng đến cho bạn). Chính vì vậy, lần đầu tiên bước vào một không gian mới, con người không tránh khỏi những hoang mang và sai lầm. Những gì hệ mặt tiêu cực diễn giả trình bày, chỉ là do con người “chưa có kinh nghiệm”.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Độc Lập và Tự Do

    25/09/2016Nguyễn Tất ThịnhĐộc Lập và Tự Do – hai khái niệm thiêng liêng, cao quý của toàn Nhân Loại, dần đang được hiện thực thuộc về đời sống của mỗi Con Người trưởng thành, trong xã hội văn minh tiến bộ. Tôi viết đối thoại dưới đây như tri ân về Độc Lập và Tự Do, không phải là khái niệm nữa với tư cách thực thể sống, như bậc sinh thành ra chính mình vậy!
  • Trạng thái nhiễm độc của tự do

    20/07/2020Nguyễn Trần BạtTôi cho rằng thế giới đang nhiễm độc tự do. Nhân loại quên mất rằng tự do và dân chủ thật sự là kết quả của giáo dục. Tự do và dân chủ không phải là vô điều kiện. Tôi lấy ví dụ về châu Âu. Châu Âu đã phạm phải sai lầm khi kết nạp khá bừa bãi nhiều quốc gia...
  • Vô cảm trong thế giới ảo

    22/12/2019Quỳnh TrangTừ chuyện câu nói vô cảm, bất nhã của một cô gái người Trung Quốc trước thảm họa xảy ra với các đồng loại khiến cư dân mạng bất bình, “ chân dung” của lối sống mất phương hướng, lệch lạc, thậm chí bất nhẫn của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã được nhận diện. Đó cũng là lời cảnh báo cần thiết về tác động của thế giới ảo...
  • Giới hạn của tự do

    23/05/2018Tôi cho rằng các dân tộc trên thế giới này đang hiểu ra giới hạn của tự do. Vì hiểu ra giới hạn của tự do nên người Mỹ không bầu cho Hillary mà bầu cho Trump. Trump là một người thực dụng...
  • Sự nổi tiếng và quyền riêng tư - đâu là lằn ranh?

    04/02/2018TS. Lê Thị Thiên HươngDường như đối với nhiều khán giả Việt Nam, cuộc sống của người nổi tiếng thuộc về công chúng. Vì thế, theo họ, công chúng có quyền được biết tất cả mọi ngóc ngách trong đời sống riêng tư của người nổi tiếng, đến mức lằn ranh giữa đời sống công cộng và đời sống riêng tư đã bị xóa nhòa.
  • Chúng ta sống thật hay sống ảo?

    24/11/2017Philip Ball/BBCBạn có phải là người thật không? Còn tôi thì sao? Câu hỏi này từng là mối trăn trở quan tâm của các nhà triết học, từ cái thời mà giới khoa học gia chỉ muốn tìm hiểu xem thế giới xung quanh là gì, và tại sao...
  • Thân xác và... tự do

    06/11/2017Bùi Văn Nam SơnTrở lại với quan niệm về con người, ta không thể không nhắc đến René Descartes (1596 – 1650) và Immanuel Kant (1724 – 1804). Ông trước được
    tôn vinh là cha đẻ của triết học hiện đại. Ông sau cũng là một đại triết
    gia, đồng thời là người thực sự khai sinh môn nhân học, tức khoa học về
    con người, theo nghĩa hiện đại...
  • Một không gian tự do cho sự phát triển của cá nhân

    02/10/2017Nguyễn Văn TrọngChủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập bằng lời bất hủ : "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Suốt hơn nửa thế kỷ qua mọi người chúng ta đều chân thành xúc động khi đọc những lời hào hùng này...
  • Tự do và trách nhiệm cá nhân trong “Tồn tại và hư vô” của J. -P. Sartre.

    19/03/2017Đỗ Minh Hợp“Tồn tại và hư vô” của J.-P.Sartre được công bố lần đầu tiên vào năm 1943 tại Paris. Đây là tác phẩm không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng trong dòng chảy của triết học hiện sinh, mà còn cho thấy rõ tư tưởng triết học hiện sinh độc đáo của J.-P.Sartre. Trong bài viết này, tác giả tập trung luận giải quan niệm của J. -P. Sartre về tự do với tư cách phương thức hiện hữu của tồn tại người và duy nhất phù hợp với tồn tại người trong mối quan hệ không thể tách rời với trách nhiệm - trách nhiệm đối với thế giới và đối với bản thân mình của con người.
  • Định nghĩa chính mình trong cuộc sống ảo

    28/11/2016T.N. (theo BBC)Mỗi khi kết nối Internet, nhiều người bận rộn cập nhật nội dung cho Yahoo 360, bình luận trên MySpace, chuyển ảnh vào Flickr, đăng nhập Second Life... và tham gia vô số những dịch vụ khác.
  • Thế giới ảo & thực: Trào lưu tự thú

    11/04/2014Trần Phương LinhCó những suy tư sâu kín, những câu chuyện mà việc bày tỏ với người khác, dù chỉ một số người thân thiết, vẫn là điều bất tiện, bất khả. Tuy nhiên, ngày nay với sự hiện hữu của thế giới mạng, quá trình tự bạch, tâm sự được đơn giản hóa...
  • Thế giới ảo GO @

    01/06/2009Linh LinhCon người ta lắm khi không thể biết được mình đang sống trong mơ hay sống thực bởi những chuyện ập đến quá bất ngờ, hoặc hạnh phúc quá đỗi, hoặc đau thương tột cùng. Một phương pháp dân gian hiệu quả, đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém nhất là cấu tai, cắn tay hoặc tự véo mình để kiểm tra, nếu thấy đau tức là thật, còn nếu sực tỉnh tức là giấc mơ.
  • Sức mạnh của thế giới ảo

    31/10/2008PVPhát triển của Internet và công nghệ tiên tiến, chúng ta không chỉ sống trong thế giới thực, mà còn có một thế giới khác vô cùng quan trọng, nơi đó chúng ta không sống mà là chúng ta tồn tại nhưng lại có một sức mạnh và tầm ảnh hưởng vô cùng ghê gớm: thế giới ảo.
  • Thế giới ảo xâm lấn truyền thống kiểu cũ

    13/12/2006Thụy KhaCơn lốc thế giới ảo với blog, chia sẻ video, hình ảnh... đã cuốn theo các hãng truyền thông kiều cũ, áp đặt và định hình những kênh giao tiếp, tiếp nhận thông tin mới...
  • xem toàn bộ