Thay đổi diện mạo nền giáo dục

08:32 SA @ Thứ Năm - 13 Tháng Ba, 2014

Năm 2014 sẽ là bước khởi đầu để thay đổi diện mạo nền giáo dục, hướng giáo dục đi theo con đường chung của nhân loại tiến bộ...

Vấn đề cải cách giáo dục để chấn hưng đất nước là đòi hỏi bức thiết. Qua nhiều năm bàn thảo, tháng 7-2013, Nghị quyết 29, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đã đi vào cuộc sống. Nghị quyết được đánh giá là tiến bộ nhất của ngành giáo dục trong mấy thập kỷ nay.

Quyết liệt thay đổi

Vấn đề còn lại là quyết tâm thực hiện để nghị quyết có kết quả. Bộ GD-ĐT đã nói rõ quyết tâm này khi coi đây là một trận đánh lớn. Trong tình hình cụ thể, quả thật đây là một cuộc chiến gian khổ, gay go, phải quyết liệt mới mong vượt qua được cả núi khó khăn và lực cản từ thể chế, nếp nghĩ, thói quen cũ kỹ, lạc hậu và cả những rào cản chi phối giáo dục.

Ngay khi bắt tay đột phá vào khâu thi cử đã thấy hiển hiện biết bao lực cản. Mặc dù ai cũng biết thi cử nặng nề, căng thẳng, tốn kém quá mức cần thiết, là nỗi bức xúc triền miên của xã hội từ nhiều năm nay nhưng giải tỏa bức xúc ấy bằng biện pháp nào thích hợp là chuyện không hề đơn giản.

Rất may, bản dự thảo đổi mới việc thi và xét tuyển tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT công bố đã được dư luận tiếp nhận khá thuận lợi. Nhìn chung, bản dự thảo thể hiện khá rõ tư duy đổi mới mà điểm chính là thay vì như mọi năm, thi tốt nghiệp THPT để ai đỗ mới có bằng tốt nghiệp thì từ đây chỉ là thi cuối cấp mà kết quả phải được xét kết hợp với kết quả học tập suốt năm lớp 12 để định đoạt tốt nghiệp hay không. Như vậy, bắt buộc học sinh phải học nghiêm túc toàn diện cả năm, tránh hiện tượng chỉ đến khi biết rõ thi tốt nghiệp những môn nào mới tập trung học những môn đó. Đồng thời theo dự thảo chỉ thi 2 môn bắt buộc (văn và toán) và 2 môn tự chọn, cho nên thi sẽ nhẹ nhàng và chú ý nhiều hơn đến xu hướng sở thích của từng học sinh, nhờ đó kết quả thi có thể sử dụng làm căn cứ giúp cho việc tuyển sinh ĐH dễ dàng hơn kiểu thi tốt nghiệp như trước đây.

Giảm gánh nặng thi cử

Với những cải tiến như thế, kỳ thi THPT nếu tổ chức nghiêm túc để bảo đảm độ tin cậy cần thiết thì hoàn toàn có thể thay thế kỳ thi “3 chung”. Vậy là bỏ được kỳ thi “3 chung”, chỉ còn một kỳ thi THPT tương đối nhẹ nhàng. Thi sẽ không còn là gánh nặng, căng thẳng, tốn kém như mọi năm. Đồng thời sẽ tránh được nhiều hiện tượng tiêu cực khi toàn bộ kết quả 12 năm đèn sách được đánh giá chỉ thông qua một kỳ thi, với những hệ lụy thường thấy về may rủi, học tài thi phận... Và điều quan trọng nhất, đổi mới thi cử sẽ góp phần đáng kể làm thay đổi cách dạy và cách học ở THPT theo hướng tích cực.

Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã bàn về kỳ thi ĐH trước khi bàn về thi tốt nghiệp THPT nên đã có quyết định vẫn giữ kỳ thi “3 chung” trong 3 năm tới, với lý do để giúp các trường ĐH có sẵn dữ liệu thông tin cần thiết khi tuyển sinh. Nhưng nay với những cải tiến mới về thi THPT như trên thì kỳ thi “3 chung” không còn thật sự cần thiết nữa. Vả chăng nếu kỳ thi “3 chung” vẫn tồn tại thì dù thi THPTcó được cải tiến thì những hệ lụy tiêu cực do thi cử vẫn còn nặng nề, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới. Có nghĩa là chưa đạt được yêu cầu đột phá như kỳ vọng.

Ngoài ra, cần chú ý 2 vấn đề khác cực kỳ quan trọng trong việc đổi mới giáo dục toàn diện và cơ bản. Đó là cải thiện chế độ đãi ngộ giáo chức và đổi mới chương trình - sách giáo khoa. Hai vấn đề này là cốt lõi của đổi mới nhưng chưa thể giải quyết ngay một lúc mà đòi hỏi phải có thời gian. Trong khi chờ đợi, nếu giảm bớt được gánh nặng thi cử bằng cách bỏ bớt một kỳ thi (hoặc thi THPT hoặc thi “3 chung”) thì cũng có thêm điều kiện giải quyết tốt hơn 2 vấn đề cốt lõi đó, tạo được niềm tin vào quyết tâm thực hiện đề án đổi mới giáo dục toàn diện và cơ bản.

Cần chú ý 2 vấn đề cực kỳ quan trọng trong đổi mới giáo dục toàn diện và cơ bản. Đó là cải thiện chế độ đãi ngộ giáo chức và đổi mới chương trình - sách giáo khoa. Hai vấn đề này là cốt lõi thể hiện sự đổi mới nhưng chưa thể giải quyết ngay một lúc mà đòi hỏi phải có thời gian.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Học là công việc suốt đời

    12/02/2017Minh Hạnh thực hiệnĐặt vấn đề với giới trẻ học cái gì là sai. Học tất cả mọi thứ, khi nào mình cảm thấy cần là có cái để lý giải, hay để thoát ra khỏi các bế tắc mà mình gặp phải trong cuộc sống. Vì thế tôi không bị trói buộc vào ngành nghề, cho nên đi từ kỹ sư xây dựng sang luật sư, và trở thành một nhà khoa học về chính trị tôi đi những bước rất tự do...
  • Chuyện của nền giáo dục Việt có còn nóng?

    26/02/2014Thuận ThụcMặc dù đã “đánh tiếng” tham khảo ý kiến dư luận về những thay đổi sắp tới của nền giáo dục từ cuối năm ngoái, song do “người lớn” còn đang đau đầu về lương thưởng èo uột, kinh tế khó khăn, sức mua suy giảm nên các vấn đề giáo dục vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều vụ việc ngay lập tức đã khiến dư luận xôn xao tự hỏi, giáo dục Việt sao lại để những việc buồn đến thế này sao?
  • Phải luôn sẵn sàng để cải cách chính mình

    18/02/2014Mai Lâm - Quý HiênGS Ngô Bảo Châu cho rằng: Việc xuất hiện những nhóm dân sự tham gia giải quyết các vấn đề mà thực tế đời sống đặt ra là dấu hiệu tích cực trong lĩnh vực GD...
  • Đổi mới giáo dục: Cần cải cách toàn diện

    16/09/2009Hoàng Anh Thắng (thực hiện)Nhân dịp đầu năm học mới, Giáo sư Phan Đình Diệu, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học và giáo dục-UBTƯ MTTQ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Đại Đoàn Kết, ông khẳng định: “Đổi mới nền giáo dục, cần tiến hành một cuộc cải cách toàn diện, chứ không chỉ là những điều chỉnh đơn lẻ về từng mặt...”
  • Bảo đảm điều kiện đổi mới giáo dục phổ thông

    05/09/2003"Cần bảo đảm các điều kiện về chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, giáo viên, cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị, thư viện, phòng thí nghiệm cho giáo dục phổ thông". Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh như vậy trong buổi lễ khai giảng năm học mới 2003-2004 của trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, diễn ra sáng nay (4/9).
  • Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21

    04/05/2003(Tuổi Trẻ CN) Tại hội nghị giáo giới ASEAN lần 19 vừa được tổ chức ở Hà Nội từ ngày 5 đến 8.12, tham luận của GSTS Phan Đình Diệu với tựa đề "Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21" đã gây sự chú ý đặc biệt. Trích đăng.
  • Đổi mới giáo dục

    11/02/2003Hiện nay có lẽ một trong những vấn đề cấp bách hàng đầu của đổi mới giáo dục là cần phải đổi mới quan niệm về nội dung giảng dạy ở nhà trường, trong đó đặc biệt là mối quan hệ giữa dạy kiến thức và dạy tư duy. Không ai phủ nhận trường phổ thông phải mang lại cho học sinh một vốn kiến thức nhất định, làm nền tảng cho việc tiếp thu những kiến thức khai thác khi các em bước vào đời hoặc tiếp tục học cao hơn.
  • Đổi mới giáo dục cần bắt đầu từ đổi mới kiểu tư duy

    11/02/2003"Dạy học hướng vào người học" còn gọi là "dạy học lấy chủ thể học sinh làm trung tâm" được coi là thành tựu của Âu - Mỹ. ở ta, một số lý thuyết và mô hình giáo dục của nước ngoài đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng. Việc học tập những thành tựu giáo dục lành mạnh tiên tiến của nớc ngoài là cần thiết, nhưng kinh nghiệm cho hay rằng, một nền giáo dục vững chắc của một đất nước là một nền giáo dục biết tự đứng trên đôi chân của mình.
  • xem toàn bộ