Bảo đảm điều kiện đổi mới giáo dục phổ thông
"Cần bảo đảm các điều kiện về chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, giáo viên, cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị, thư viện, phòng thí nghiệm cho giáo dục phổ thông". Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh như vậy trong buổi lễ khai giảng năm học mới 2003-2004 của trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, diễn ra sáng 4/9/2003.
Tổng Bí thư cho rằng, ngành giáo dục cần làm tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, coi đó là một khâu có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp cải cách giáo dục. Đề cập đến nhân tố quan trọng của việc đổi mới chương trình, Tổng Bí thư ''đặc biệt nhấn mạnh vai trò rất quyết định của các thầy giáo cô giáo". Tổng Bí thư đã đề nghị ngành giáo dục cần chủ động đề xuất để Nhà nước có những hình thức động viên về vật chất và tinh thần đôÌi vơÌi đôÌ£i ngũ giaÌo viên.
Cũng tại lễ khai giảng, Tổng Bí thư đã nhấn mạnh tới vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giáo dục: "Giáo dục phải huy động bằng được sự tham gia của nhân dân. Nhân dân có thể tham gia góp ý kiến với Bộ GD - ĐT và các cơ quan nhà nước có liên quan về việc đổi mới chương trình giáo dục, tham gia ý kiến vào việc biên soạn sách giáo khoa cho học sinh, trước hết và cụ thể hơn là xây dựng nhà trường nơi con em mình theo học. Các vị cha mẹ học sinh phải sát cánh với nhà trường để chăm lo hơn nữa việc giáo dục con cháu, tạo nên môi trường gắn bó chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ".
Trò chuyện với giáo viên và học sinh trường THPT Phan Đình Phùng, Tổng bí thư căn dặn trường phát huy truyền thống, phấn đấu trở thành một trường THPT đầu tiên của Hà Nội đạt chuẩn quốc gia.
Tham dự lễ khai giảng năm học mới sáng nay cùng với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, còn có đồng chí Đỗ Nguyên Phương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, đồng chí Phùng Hữu Phú, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Vọng, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT.
Năm học 2003 - 2004, cả nước có 22 triệu học sinh, sinh viên. Trong đó, giáo dục mầm non 2,8 triệu cháu, giáo dục THPT 17,8 triệu (tiểu học: 8,5 triệu, THCS: 6,6 triệu, THPT: 2,6 triệu), THCN: 400.000, CĐ: 180.000, ĐH: 840.000.
Đây là năm học ngành giáo dục triển khai nhiều chương trình mới. Ngoài việc triển khai đại trà chương trình và sách giáo khoa ở lớp 1, 2 và lớp 6, 7; ngành tiếp tục thí điểm chương trình và sách giáo khoa lớp 3, 4, 5 ở bậc tiểu học, lớp 8 ở bậc THCS và bắt đầu thí điểm chương trình lớp 9, chương trình THPT phân ban ở lớp 10.
Trên cơ sở xây dựng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, ngành tiếp tục cải tiến, đánh giá thi cử, tuyển sinh theo hướng: Về các kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, Bộ GD - ĐT tạo cơ sở pháp lý để việc tổ chức thi được thực hiện ở từng trường, kết hợp với kỳ kiểm tra cuối năm lớp 5, sử dụng kết quả đó để xét và cấp bằng tốt nghiệp.
Kỳ thi tốt nghiệp THCS được giữ ổn định như hiện nay. Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được nghiên cứu và chuẩn bị từng bước cải tiến theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn cho các địa phương, Bộ GD - ĐT chỉ tập trung vào việc kiểm tra và thanh tra thi. Ngoài ra, Bộ cũng sẽ nghiên cứu để giao cho hai đại học quốc gia tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT.
Giải pháp “ba chung” và những cải tiến được áp dụng trong kỳ thi năm 2003 sẽ được áp dụng cho mùa thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2004.
Hạ Anh
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm