Tết Đoan Ngọ và những thắc mắc thường gặp của người Việt

07:39 CH @ Thứ Hai - 29 Tháng Năm, 2017

Theo quan niệm xưa, trong hệ tiêu hóa của con người thường có sâu bọ (giun, sán ký sinh) gây hại cho sức khỏe. Tuy vậy, chỉ có ngày mùng 5.5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) là chúng ngoi lên nên đây là dịp thuận lợi để trừ khử...

Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Nguyễn Ngọc Thơ, Phó trưởng khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) để bạn đọc khám phá thêm nhiều điều thú vị đằng sau phong tục này.
.
Xe.
Khởi đầu cho giai đoạn nóng nhất năm

Theo TS Nguyễn Ngọc Thơ, Tết Đoan ngọ là dịp quan trọng thứ hai trong năm, sau tết Nguyên đán. Tết Đoan ngọ còn có tên gọi khác là Tết Nửa năm (vì người Việt trước dùng lịch kiến Tý, tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch), Tết Đoan dương, Tết Trùng ngũ,…
Người miền Nam thường dùng cơm rượu nếp để giết giun sán. Trâm Phạm
.
Đoan ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Đoan nghĩa là bắt đầu, ngọ chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều).

Tết Đoan ngọ ở Việt Nam có cùng khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương. Đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gây dựng nên.
Về vị trí địa lý, khu vực này nằm dọc hai bên chí tuyến bắc nên có mùa hè oi bức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chính nghề trồng lúa nước đã yêu cầu người nông dân phải quan sát thời tiết nên nhờ vậy, phong tục Tết Đoan ngọ hình thành.
.
Tại sao phải giết sâu bọ?

TS Nguyễn Ngọc Thơ cho rằng ý nghĩa lớn nhất và sâu sắc nhất của phong tục Tết Đoan ngọ là giết sâu bọ.

Theo quan niệm xưa, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không trừ đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại. Tuy nhiên, việc tiêu diệt chúng không phải thời gian nào cũng có thể làm được. Chỉ có ngày mùng 5.5 chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử.
.

Nhiều người quan niệm ăn mận để trừ sâu bọ dịp Tết Đoan ngọ. Ảnh: Ihay

Người ta dùng thức ăn để giết sâu bọ, trong đó nhiều nhất là rượu nếp (để giết giun sán) và hoa quả (để tăng cường vitamin). Theo phong tục, trong ngày này mọi người buổi sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất, phải súc miệng ba lần cho sạch rồi ăn một quả trứng vịt luộc, xong mới được bước chân ra khỏi giường. Sau đó ăn một bát rượu nếp để sâu bọ say, ăn tiếp trái cây (vải, sấu, đào, mận,…) cho sâu bọ chết.

Người người đi hái thuốc

Ngày xưa, vào tết Đoan ngọ trẻ nhỏ sẽ được cha mẹ đeo cho túi bùa ngũ sắc để trị tà ma, tránh các loài có nọc độc, diệt trừ sâu bọ. Người lớn thì nhuộm móng tay, móng chân (chừa ngón trỏ vì là ngón thần chỉ) bằng màu từ các loại lá cây để trị tà ma.

Ngày nay, nhiều gia đình ở nông thôn và thành thị vẫn ăn cơm rượu, ăn trái cây và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong dịp này.

Một số vùng vẫn giữ tục đi hái thuốc ngày mùng 5.5 bởi vì trong ngày này dược tính đạt mức cao nhất. Các loại thảo mộc được hái nhiều nhất là trà, ngải cứu, đinh lăng, lá bưởi, lá trầu không,… Bên cạnh đó, tục treo ngải cứu bảo vệ sức khỏe và tắm nước lá mùi (có thể thay bằng các lá tía tô, lá bưởi, kinh giới,…) cũng được nhiều gia đình thực hiện.
.

Với người miền Nam, bánh tro được bày trang trọng trên bàn thờ theo tục "Trước cúng, sau ăn". Nga Vũ
.
Ba miền ba sắc thái cỗ

Ở các địa phương ven sông, biển thì tục tắm mùng năm được duy trì phổ biến. Trong ngày này, mọi người sẽ canh đúng giờ ngọ để đi tắm sông, biển. Nhiều người dân ở đồng bằng sông Cửu Long tin rằng sông nước Mê-kong trong ngày này rất linh thiêng, có thể giúp “tẩy rửa bệnh tật”. Tương tự, nhiều người đi tắm biển lúc đúng 12 giờ trưa cũng tin rằng tắm biển vào giờ này sẽ giết chết sâu bọ trong người.

Dịp này, các gia đình thường chuẩn bị mâm thức ăn nguội để cúng bái tổ tiên rồi sẽ ăn để bảo vệ sức khỏe. Miền Bắc thường sẽ có quả dưa hấu trên bàn cúng; từ Thanh Hóa vào đến Huế thường nấu xôi ăn với thịt vịt; còn người Đà Nẵng đến Quảng Ngãi thường cho trẻ nhỏ vào vườn hái quả ăn, một số ít gia đình nấu xôi chè cúng lễ. Cư dân nông thôn miền Nam thường đúc bánh lọt, bánh tro, nấu chè trôi nước và xôi gấc cúng tổ tiên rồi cả nhà quây quần cùng nhau ăn.

Ngoài ra, nhiều gia đình cũng tập trung về phía ngoại, thăm thầy cô giáo cũ, thăm thầy thuốc, ân nhân,…

Như vậy, sự ra đời của phong tục Tết Đoan ngọ trước hết là để đáp ứng nhu cầu chống nóng bảo vệ sức khỏe. Tết Đoan ngọ là một phong tục “dĩ hàn khứ nhiệt” (dùng tính lạnh để khử tính nóng như ăn trái cây mát để giải nhiệt, tắm sông giải nhiệt,…) mang tính chất tự phát gắn liền với văn hóa dân gian.

Theo thời gian, phong tục này gắn thêm các ý nghĩa giáo dục đạo đức xã hội và quan niệm tâm linh, biến tết Đoan ngọ thành một phong tục văn hóa thể hiện đặc trưng của dân tộc.

Tết Đoan ngọ của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc?

Nhiều người cho rằng Tết Đoan ngọ của Việt Nam có nguồn gốc từ Tết Đoan ngọ của Trung Quốc nhưng đây là quan điểm chưa chính xác.

Tác giả W. Eberhard viết trong Chinese Festivals: “Đoan ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống”. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh tết Đoan ngọ của Việt Nam và Trung Quốc có chung một khởi nguồn.

Ban đầu, chỉ có người phương Bắc của Trung Quốc tiếp nhận và hưởng ứng, sau đó lan truyền sang nhiều địa phương khác nhau và gắn vào nhiều điển tích khác nhau từ Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyênđến Tào Nga, Trần Lâm,… để khoác lên ngày tết này những chức năng xã hội theo phong cách riêng.
Còn người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp giữ gìn phong tục ngày tết này mà không cần gắn liền với các nhân vật lịch sử.

Đến đầu công nguyên, Việt Nam tiếp nhận văn hóa của Trung Quốc gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống Hán tự. Từ đó, Tết Đoan ngọ được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác, đặc biệt là các quan niệm “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”,... Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam lại không biết đến các nhân vật này nên các hoạt động diễn ra trong Tết Đoan ngọ không liên quan đến họ.

Bài khấn cúng Tết Đoan ngọ

(Tham khảo)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nguồn:Thanh Niên
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn gốc lễ Vu Lan và nghi thức Bông hồng cài áo

    11/08/2019Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, tức khoảng trung tuần tháng Tám dương lịch là ngày lễ Vu Lan trở về. Vào ngày này các chùa Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ...
  • Tết ông Táo

    26/01/2019Huệ TâmKhông biết từ bao giờ ngày 23 tháng Chạp được cho là ngày ông Táo lên Trời. Và cũng khó đoán biết được ai là người kể ra câu chuyện để đến nay đã thành tục lệ...
  • Chỉ cái lồng đèn không thể làm nên Tết Trung Thu

    13/09/2019Nguyên HưngBánh Trung Thu với lồng đèn Trung Quốc đã tràn ra phố. Bánh Trung Thu bây giờ, hình như, chỉ dành cho người lớn - có cớ làm quà hiếu hỉ cho nhau. Còn với trẻ con, Tết Trung Thu, chủ yếu, xoay quanh cái lồng đèn. Bởi vậy mà lồng đèn Trung Quốc được dịp trúng mùa...
  • Luật Trung Thu

    13/09/2019Nguyễn Trương QuýNói đến Trung Thu là người ta nói đến trẻ con. Mà nói đến trẻ con thì hầu như chúng ta ai cũng mặc nhiên nghĩ và hỏi nhau: “Nó học thế nào?” Gần như chẳng ai hỏi, cháu nó chơi thế nào, nó thích làm gì...
  • Lễ Vu Lan, chữ "hiếu" không nằm ở mâm cao, cỗ đầy

    21/08/2018Theo giáo lý Phật giáo, Vu Lan là lễ thường niên để tưởng nhớ, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất. Nhiều người đã thể hiện sự "hiếu thảo" của mình bằng cách mua nhà lầu, xe hơi, tiền vàng âm phủ để đốt "gửi" cho những người đã chết. Có những gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm lễ vật, bày cỗ to, cỗ nhỏ, để cầu cúng và hy vọng "người âm" sẽ được hưởng…
  • Lễ Vu lan: Lễ nghĩa sính… vật chất

    05/09/2017Nguyễn Phương AnhKhi cuộc sống vật chất của những người đang sống ngày càng no đủ, sự quan tâm đến người quá cố ngày lễ Vu Lan vì thế cũng tràn đầy… vật chất...
  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Nghĩ về ý nghĩa của Tết cổ truyền

    18/01/2017Huỳnh Kim BửuTrước Tết, nhà nào cũng lo việc sửa sang nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên để đón ông bà về ăn Tết. Cả làng lo cho đình làng đón Tết. Đường vào trình làng được dãy cỏ, mới sáng 30 Tết, sân đình đã thấy phất phơ những cờ vuông, cờ nheo trong gió. Đình thêm vẻ trang nghiêm.
  • Nghệ thuật ăn Tết

    08/02/2016Thạch LamNgày Tết, đối với nhiều người, chỉ có thú vị khi nào nghĩ lại - Người ta thường hay cùng nhau nhắc tới những Tết năm ngoái, năm xưa với một vẻ mến tiếc âu yếm, lẫn với đôi chút ngậm ngùi. Nhất những Tết ngày còn nhỏ…
  • Tết này có về không?

    16/02/2015Mai LâmTừ hơn một tháng nay câu hỏi ấy đã là câu cửa miệng mỗi khi gặp nhau hay qua telephone thay lời chào hỏi của người Việt trên đất Đức. Sắp Tết rồi, nước Đức mùa này năm nay lạnh quá. Có nơi tới 20, 30 độ dưới không. Cái lạnh giá băng, cái lạnh đến se lòng làm người xa quê càng thêm nhớ về, muốn về lại một quê hương.
  • xem toàn bộ