Nguồn gốc và truyền thuyết tết Đoan Ngọ

07:52 CH @ Thứ Năm - 09 Tháng Sáu, 2016

Tết Đoan Ngọ (Đoan Ngọ tiết 端午节) là tiết nhật truyền thống cổ xưa ở Trung Quốc, bắt đầu từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc, đến nay đã có hơn 2000 năm lịch sử. Có rất nhiều nguồn gốc và truyền thuyết tết Đoan Ngọ. Dưới đây sẽ giới thiệu 4 thuyết...

.
1- Kỉ niệm Khuất Nguyên屈原

Theo Sử kí – Khuất Nguyên Giả Sinh liệt truyện史记 -屈原贾生列传, Khuất Nguyên 屈原 là đại thần của Sở Hoài Vương 楚怀王 thời Xuân Thu. Ông đề xướng tuyển chọn hiền tài, làm nước giàu binh mạnh, ra sức liên kết với Tề để kháng Tần, nhưng vấp phải sự phản đối kịch liệt của nhóm quý tộc như Tử Lan 子兰. Khuất Nguyên bị gièm mất chức, đồng thời bị đuổi ra khỏi đô thành, đày đến lưu vực sông Nguyên 沅 sông Tương 湘. Trong thời gian bị lưu đày, Khuất Nguyên đã viết những thiên bất hủ như Li tao离骚, Thiên vấn天问, Cửu ca九歌 …, mang riêng một phong cách và đã có ảnh hưởng sâu rộng (nhân đó, tiết Đoan Ngọ cũng còn gọi là Thi nhân tiết).

Nhân vật Khuất Nguyên (340-278 trước CN) tên thật là Bình, người trong hoàng tộc nước Sở, học rộng, nhiều tài, nhưng bị vua ghét bỏ vì nghe lời gièm pha của kẻ xấu, buồn bã mới viết ra thiên “Ly tao” để bộc bạch nỗi lòng, sau ôm một phiến đá nhảy xuống sông Mịch La tự vận.
.
Năm 278 trước công nguyên, quân Tần đánh kinh đô nước Sở. Khuất Nguyên nhìn thấy tổ quốc bị xâm lược, lòng đau như dao cắt, trước sau ông vẫn không từ bỏ tổ quốc của mình, vì thế vào ngày mồng 5 tháng 5, sau khi viết thiên Hoài sa怀沙, Khuất Nguyên đã nhảy xuống sông Mịch La 汨罗 tự tận, lấy sinh mệnh của mình viết nên khúc nhạc yêu nước tráng lệ.
.
HOÀI SA
.
Chảy xuôi, ngày tháng sang hè,
Um tùm cây, cỏ bốn bề mọc tung.
Tấm thương chua xót không cùng!
Sang Nam, ta đến bên dòng Mịch La...
Nhìn quanh vắng lặng, bao la...
Vấn vương trăm mối, xót xa một đời!
.
So tình, xét chí ngậm ngùi...
Nín oan, nhịn tủi, hôm mai đã chồn!
Gỗ vuông, đẽo lấy làm tròn,
Độ thường tuy vậy vẫn còn chưa sai...
Khuôn xưa, phép cũ đổi dời,
Những người quân tử có coi ra gì!
Mực tô thêm, nét sửa đi,
Bức tranh cũ vẫn chưa hề đổi thay...
.
Chất trong dày dặn, thẳng ngay,
Những người lớn hẳn có ngày nhận ra...
Thợ tài chưa vạc, đẽo qua,
Kiêu xinh, mộng khéo, ai mà biết đâu...
Tối trời treo bức tranh dầu,
Bọn lòa chìa bỉu chê: mẩu không tươi!
Ly Lâu liếc mắt thoáng coi,
Lũ mù chế giễu: thật người thanh manh!
.
Thói đời điên đảo hay tình,
Trên đem lộn dưới, trắng đành chịu đen!
Phượng hoàng nhốt chặt trong phên!
Đàn gà bay nhảy huyên thiên bên ngoài!
Trộn chung ngọc, đá trên đời,
Gạt chung coi cũng một loài như nhau!
Ngu gàn bọn chúng nhâu nhâu,
Cái hay chúng có biết đâu cho mình!
Cầm vàng, giắt ngọc cũng đành...
Đường cùng biết ngỏ tâm tình cùng ai?
Gánh đầy, chở nặng thiếu tài,
Dậm trường hồ dễ ngược xuôi cho toàn?
Trong làng bầy sói sủa ran,
Chẳng qua lạ mắt cắn càn đó thôi!
Ngờ người giỏi, ghét người tài,
Lạ gì là thói ở đời xưa nay!
Khác thường nào chúng có hay:
Rằng văn, rằng chất ta đây sẵn sàng!
Hơn đời nào chúng có tường;
Vỏ bền, lõi chắc ta đương trau dồi...
Giầu lòng cẩn thận, hẳn hoi,
Không quên việc nghĩa, chẳng dời lẽ nhân...
.
Trùng Hoa dễ gặp mấy lần!
Biết ta giữa đám bụi trần nào ai!
Cớ sao! Ai biết được trời:
Vua hiền, tôi giỏi, đồng thời mấy khi!
Vua Thang, vua Vũ xa ghê!
Cách đời hồ dễ say mê được nào!
Giận thân, tủi phận nghĩ sao?
Tự cường hãy nén chí cao từ rày...
Một lòng, oan khổ khôn lay,
Làm gương để lại sau này soi chung...
Lần đường tìm đến bên sông,
Tà tà bóng ác, mịt mùng trời Tây...
Khuây lo, hết tủi từ đây!
Cuộc đời hẹn đến hôm nay là cùng...
.
Vừa rằng:
Cuồn cuộn Ngoan, Tươngchừ, chia dòng Mịch La,
Lạc chừng tới đâychừ, trời chiều, đường xa...
Ngậm tình, ôm hậnchừ, ai biết cho ta?
Bá Lạc đã khuấtchừ, ngựa hay chết già!
Mệnh Trời phú chochừ, sống, thác là số!
Rộng lòng, vững chíchừ, ta đâu có sợ...
Buồn tủi, đau thươngchừ, hoài công than thở!
Lòng người như thếchừ, nói chi được nữa!
Cõi đời nhơ đụcchừ, ai hiểu ta đâu?
Biết cần phải chếtchừ, lữa lần chi lâu!
Nhắn người quân tửchừ, nghìn đời về sau:
Cùng loài người chúng tachừ, họa là thương nhau!
(Hoài Sa*), Khuất Nguyên, Nhượng Tống dịch)
*)Bọc cát (để gieo mình xuống sông cho xác khỏi nổi lên)

Truyền thuyết kể rằng, sau khi Khuất Nguyên mất, bách tính nước Sở vô cùng đau buồn, lũ lượt kéo đến bên sông Mịch la điếu Khuất Nguyên. Ngư phủ chèo thuyền trên sông tìm vớt thi thể của ông. Có một người vì Khuất Nguyên đã dùng cơm nắm, trứng gà chuẩn bị trước, quăng xuống sông, hi vọng giao long ăn no không làm hại đến thi thể Khuất Nguyên. Mọi người nhìn thấy cũng bắt chước theo. Lại có một vị thầy thuốc lấy một vò rượu Hùng hoàng rót xuống sông, nói rằng để cho giao long thuỷ thú say, tránh làm hại đại phu Khuất Nguyên. Về sau vì sợ cơm nắm bị giao long ăn, mọi người lại nghĩ ra cách dùng lá gói lại, bên ngoài cột dây tơ màu, sau phát triển thành bánh ú.

Hàng năm vào ngày mồng 5 tháng 5, có đua thuyền rồng, ăn bánh ú, uống rượu Hùng hoàng, lấy đó để kỉ niệm thi nhân yêu nước Khuất Nguyên.

2- Kỉ niệm Ngũ Tử Tư伍子胥

Thuyết thứ 2 lưu truyền rất rộng vùng Giang Triết, kỉ niệm Ngũ Tử Tư伍子胥 thời Xuân Thu (năm 770 đến năm 476 trước công nguyên). Ngũ Tử Tư tên là Viên 员, người nước Sở, cha và anh đều bị Sở Bình Vương 楚平王 sát hại. Về sau Ngũ Tử Tư chạy đến nước Ngô giúp Ngô phạt Sở, 5 lần đánh Sở và đã vào được kinh đô nước Sở là Dĩnh 郢. Lúc bấy giờ Sở Bình Vương đã mất, Tử Tư quật mộ đánh 300 roi để báo thù cho cha và anh. Sau khi Ngô vương Hạp Lư 阖庐 qua đời, con là Phù Sai 夫差kế vị, quân Ngô sĩ khí đang hăng, bách chiến bách thắng, nước Việt đại bại. Việt vương Câu Tiễn 勾践 xin hoà, Phù Sai chấp nhận. Tử Tư kiến nghị, nên triệt để tiêu diệt nước Việt, Phù Sai không nghe. Quan Thái tể nước Ngô nhận hối lộ của nước Việt, gièm pha hại Ngũ Tử Tư, Phù Sai tin theo, ban cho Tử Tư thanh bảo kiếm để tự sát. Tử Tư vốn là một trung thần, xem cái chết nhẹ như lông hồng, trước khi chết, nói với người nhà rằng:
Sau khi ta chết, móc mắt ta treo lên cửa đông của kinh đô nước Ngô để ta nhìn thấy quân nước Việt vào thành diệt Ngô.

Nói xong rút kiếm tự vẫn. Phù Sai nghe nói cả giận, vào ngày mồng 5 tháng 5 lệnh đem thi thể Ngũ Tử Tư bó vào tấm da quăng xuống sông. Nhân đó, tương truyền tết Đoan Ngọ cũng là ngày kỉ niệm Ngũ Tử Tư.
Ngũ Tử Tư, tên thật là Ngũ Viên, tự Tử Tư là tướng quốc nước Ngô thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Mất năm 484 tr. CN, Giang Tô, Trung Quốc
3- Kỉ niệm hiếu nữ Tào Nga曹娥

Thuyết thứ 3 là để kỉ niệm hiếu nữ Tào Nga曹娥. Tào Nga người Thượng Ngu上虞 thời Đông Hán, cha bị chết chìm, mấy ngày liền không thấy xác. Năm đó Tào Nga mới 14 tuổi, cả ngày đêm gào khóc bên sông. Qua 17 ngày, vào ngày mồng 5 tháng 5, Tào Nga nhảy xuống sông, năm ngày sau ôm xác cha nổi lên. Câu chuyện này tương truyền là thần thoại, chuyện truyền đến huyện, phủ. Quan trên sai Độ Thượng 度尚 lập miếu thờ, sai đệ tử của ông là Hàm Đan Thuần 邯郸淳 làm văn tế ca tụng.
Mộ của hiếu nữ Tào Nga tại Thiệu Hưng 绍兴 Triết Giang 浙江 hiện nay. Bia Tào Nga tương truyền do Vương Nghĩa 王义 đời Tấn viết. Để kỉ niệm hiếu nữ Tào Nga, người đời sau lập miếu Tào Nga tại nơi Tào Nga nhảy xuống sông. Trấn mà Tào Nga cư trú đổi tên là trấn Tào Nga, nơi Tào Nga chết theo cha định danh là sông Tào Nga.

.
4- Bắt nguồn từ việc thờ totem của dân tộc Việt cổ.

Một số lượng lớn văn vật được phát hiện gần đây cùng với công tác nghiên cứu khảo cổ đã chứng thực: khu vực rộng lớn vùng trung và hạ du Trường giang vào thời đại đồ đá mới, có di tồn loại hình văn hoá đồ gốm với hoa văn đặc trưng hình kỉ hà. Tộc thuộc của những di tồn này, theo các chuyên gia đoán định đó là bộ tộc sùng bái totem rồng, sử gọi là Bách Việt tộc 百越族. Hoa văn trang sức trên đồ gốm phát hiện được cùng truyền thuyết lịch sử cho thấy, họ có tập tục cắt tóc xăm mình, cư trú vùng sông nước, tự sánh mình là con cháu của rồng. Công cụ sản xuất của họ, số lượng lớn vẫn là đồ đá, cũng có xẻng, đục nhỏ bằng đồng. Đỉnh có hoa văn dùng để nấu thức ăn được xem là đồ dùng sinh hoạt là loại đặc hữu của họ, là một trong những tiêu chí của tộc quần. Mãi đến thời Tần Hán vẫn còn có người Bách Việt, tết Đoan Ngọ chính là tiết nhật mà họ sáng lập ra để tế tổ. Trong sự phát triển của lịch sử hàng ngàn năm, đại bộ phận người Bách Việt đã dung hợp với Hán tộc, bộ phận còn lại phân tán thành nhiều dân tộc thiểu số ở phương nam, nhân đó, tết Đoan Ngọ đã thành tiết nhật của dân tộc Trung Hoa.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 20/6/2015
Tết Đoan Ngọ năm Ất Mùi
Nguồn:Chuonghung
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn gốc lễ Vu Lan và nghi thức Bông hồng cài áo

    11/08/2019Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, tức khoảng trung tuần tháng Tám dương lịch là ngày lễ Vu Lan trở về. Vào ngày này các chùa Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ...
  • Lễ Vu Lan, chữ "hiếu" không nằm ở mâm cao, cỗ đầy

    21/08/2018Theo giáo lý Phật giáo, Vu Lan là lễ thường niên để tưởng nhớ, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất. Nhiều người đã thể hiện sự "hiếu thảo" của mình bằng cách mua nhà lầu, xe hơi, tiền vàng âm phủ để đốt "gửi" cho những người đã chết. Có những gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm lễ vật, bày cỗ to, cỗ nhỏ, để cầu cúng và hy vọng "người âm" sẽ được hưởng…
  • Lễ Vu lan: Lễ nghĩa sính… vật chất

    05/09/2017Nguyễn Phương AnhKhi cuộc sống vật chất của những người đang sống ngày càng no đủ, sự quan tâm đến người quá cố ngày lễ Vu Lan vì thế cũng tràn đầy… vật chất...
  • Tết Đoan Ngọ và những thắc mắc thường gặp của người Việt

    29/05/2017Vũ PhượngTheo quan niệm xưa, trong hệ tiêu hóa của con người thường có sâu bọ (giun, sán ký sinh) gây hại cho sức khỏe. Tuy vậy, chỉ có ngày mùng 5.5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) là chúng ngoi lên nên đây là dịp thuận lợi để trừ khử...
  • Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

    21/01/2017G.SLê Văn LanNgày xuân con én đưa thoi. Chỉ có 6 chữ thơ Xuân thôi mà thấy đủ sự vần vũ chuyển động của đất trời và lòng người. Có sự nhịp nhàng vui vẻ của con thoi và tiếng thoi. Cả những thoăn thoắt sinh động của cánh én trên lồng lộng mây trời… Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “ còn gì là xuân”?
  • Nghĩ về ý nghĩa của Tết cổ truyền

    18/01/2017Huỳnh Kim BửuTrước Tết, nhà nào cũng lo việc sửa sang nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên để đón ông bà về ăn Tết. Cả làng lo cho đình làng đón Tết. Đường vào trình làng được dãy cỏ, mới sáng 30 Tết, sân đình đã thấy phất phơ những cờ vuông, cờ nheo trong gió. Đình thêm vẻ trang nghiêm.
  • Vu Lan Huế, thấp thoáng trở về...

    13/08/2011Thái Kim LanHuế tưng bừng nơi từng gốc cây cổ thụ với các buổi cúng cơm cho vong nhân khuất mặt, những buổi cúng thị thực ngoài trời cho cả thiên thần quỉ vật. Vu Lan là một ngày lễ thánh thiện nhân ái nhất trong năm với tấm lòng tự nguyện từ bi hỉ xả cho muôn loài....
  • xem toàn bộ