Tầm nhìn và hiện thực
1. Cách đây 30 năm, thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng về mở rộng thủ đô Hà Nội lên Xuân Mai, theo tầm nhìn quy hoạch xây dựng 10 năm, 20 năm thời bấy giờ, bước đầu thì tuyến đường của Thành phố từ Ngã Tư Sở qua Hà Đông đến Ba La (đường 6) được mở rộng. Hai bên đường sẽ xây dựng những khu công trình đồng bộ với chức năng khác nhau như các cơ quan, trường học, nhà ở…
Trong gần 20 năm, diện tích của nội thành tăng gấp 4,5 lần. Năm 1991, Hà Nội chỉ có 4 quận nội thành với diện tích hơn 40km2 song hiện nay thành phố đã có 9 quận nội thành với tổng diện tích khoảng hơn 178 km2. Trong toàn bộ quá trình đó, diện tích toàn thành phố vẫn không thay đổi. Theo tờ trình, Bộ Xây dựng đề xuất việc mở rộng không gian Thủ đô Hà Nội theo hướng: ranh giới Thủ đô Hà Nội mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Khu vực này hiện có tổng diện tích tự nhiên trên 13.000 km2, bằng 87% vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, số dân hơn 12 triệu người. |
Người viết bài này và KTS Trịnh Đức Tuấn – tác giả chủ trì đồ án rất phấn khởi, liền viết bài, giới thiệu cả bản quy hoạch không gian để công bố cho nhân dân Thủ đô biết mà mừng, chuẩn bị tinh thần mà đón nhận một tuyến đường mới của Thủ đô (xem báo Hà Nội mới số 3420, ngày Chủ nhật 11/2/1979).
Sau này, tuyến đường được thực hiện từng bước, nhưng điều kỳ lạ là xây lên bất cứ một công trình kiến trúc nào cũng sai với quy hoạch được duyệt, cũng “xấu một cách dã man” (theo cách nói của các KTS). Hai chúng tôi như kẻ nói dối, xây càng nhiều thì tuổi chúng tôi càng cao, tuổi cao mà mang tiếng nói ngoa thì ngượng với bà con lắm!
Ngót nghét 30 năm trôi qua, chúng tôi đã bước sang tuổi “cổ lai hy”. Ngẫm lại, không sao hiểu nổi một tuyến đường chỉ dài có vài cây số, đã có quy hoạch chi tiết với hình khối không gian hẳn hoi mà mãi sao không thực hiện được? Sau này mở mang thêm nhiều tuyến đường như Nguyễn Văn Cừ, Trần Duy Hưng, Phạm Văn Đồng… cũng chắp vá lộn xộn, không sao đẹp được.
Một tuyến đường có thể gây ấn tượng nhiều nhất đối với du khách từ sân bay Quốc tế Nội Bài vào trung tâm Thủ đô cũng bỏ ngỏ, chưa thấy quy hoạch ra sao. Du khách đi vào Thủ đô chỉ thấy đồng ruộng và trâu bò với những lều quán nhếch nhác tiêu điều. Việc nhỏ làm tốt, việc lớn mới thành. Bây giờ, Thủ đô còn nhỏ mà chính quyền, ngành xây dựng còn để buột khỏi tầm tay không biết bao nhiêu cái tầm nhìn gần, không biết với tầm nhìn xa 30 năm, 50 năm thì sẽ ra sao?
2. Hà Nội sẽ trở thành đô thị khổng lồ, diện tích lớn hơn ba lần hiện nay (3200 km2), liệt vào Top 20 đô thị lớn nhất thế giới, kể ra cũng đáng tự hào. Niềm vui chợt đến nhưng rồi cũng chợt đi, cứ nghĩ đến cung cách xây dựng của ta hiện nay mà lo.
Hiện nay, Hà Nội nhỏ nhoi mà từ trung tâm đến ngoại ô không sao quản lý được, các cấp chính quyền bó tay đổ lỗi cho nhau, KTS trưởng bao năm làm vì, không giải quyết nổi “dàn nhạc” nên đành giải thể. Rốt cuộc là Hà Nội lọt vào Top 10 loại đô thị xây dựng lộn xộn nhất thế giới.
Lẵng hoa của Thủ đô – Hồ Gươm xinh xinh bé nhỏ mà có đến hàng chục công trình đang tìm cách ngoi lên lấn át không gian để biến nơi đây thành cái ao nhà.
Một cái Gò Rùa vài chục mét vuông cũng không biết làm sao cho đẹp. Đầu tháng 5 này du khách hướng ống kính ghi hình Tháp Rùa, song phải vội hạ máy xuống bởi lổn nhổn những hộp đèn đen chùi chũi phá hỏng cảnh quan, báo chí có nói đến nhưng không ai quan tâm (xem bài “Nhìn xuống chân Tháp Rùa” TT&VH Cuối tuần, số 17 ngày 23/11/2007).
Liệu Trung tâm Thủ đô chuyển lên Hồ Tây rộng gấp nhiều lần Hồ Gươm thì sẽ quản lý xây dựng sao đây? Liệu 20 năm sau Hồ Tây có biến thành cái ao làng?
Hà Nội dẫu có mời KTS tài năng hàng đầu thế giới thiết kế quy hoạch đô thị, song với cung cách quản lý lạc hậu, không đổi mới, tầm nhìn hạn hẹp như hiện nay thì dẫu quy hoạch có tốt cũng không hiện thực, có rộng cũng không sâu được. Không chừng vẫn như trục đường 6 cách đây 30 năm, lại lan tỏa thêm diện tích đô thị nhếch nhác để đời sau gánh chịu hậu quả.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng