Tại sao phải đọc những tác phẩm khoa học thời Cổ đại
- Xem thêm: * Tại sao phải đọc những tác phẩm lớn không?
Thưa tiến sĩ Adler,
Tôi có thể hiểu được vì sao ông đưa các thi sĩ, triết gia, sử gia cổ đại vào trong chương trình đọc và thảo luận những tác phẩm vĩđại, nhưng tôi không hiểu vì lý do gì chúng ta phải đọc những tác phẩm lỗi thời và sai lệch về sinh học, vật lý học, thiên văn học và y học được viết hơn hai ngàn năm trước? Chẳng phải là tốn công và tốn thời gian vô ích sao? Chẳng phải là khôn ngoan hơn nếu chúng ta đọc một bộ xử xác thực về khoa học hoặc những tri thức khoa học được truyền bá rộng rãi và đáng tin cậy hay sao?
T.M.
T.M. thân mến,
Khi chúng tôi tuyển chọn những tác phẩm vĩ đại của thời quá khứ đưa vào hệ thống sách cần đọc cho độc giả đang sống trong thời đại ngày nay, chúng tôi hiểu rõ rằng những tác phẩm kinh điển về khoa học của thời cổ đại có nhiều khuyết điểm khi được soi rọi dưới ánh sáng của tri thức hiện đại. Chúng chứa đựng những quan sát sai lạc và không đầy đủ về các sự kiện, và những giải thích về các sự kiện đó đã được thay thế bằng những lý thuyết thích đáng hơn.
Tuy nhiên, tôi chắc là bạn biết, ngay cả những khám phá và lý thuyết của các nhà khoa học mới cách đây một thế kỷ thôi, cũng đã lạc hậu rồi. Vậy chúng ta nên hay không nên đọc những tác phẩm của Darwin, Lavoisier(1)và Faraday(2) vì những bước đột phá to lớn mà họ đã đem lại cho sinh học, hóa học và vật lý học từ thời của họ?
Tôi hy vọng bạn cũng nhận ra rằng, không phải tất cả những khám phá và công thức của thời cổ đại đều sai lầm. Chẳng hạn, những mô tả về bệnh tật trong các hồ sơ bệnh án của Hippocrates(3) vẫn còn nguyên giá trị trong y học hiện đại. Định luật về sức đẩy của Archimedes(4) vẫn là nền tảng cho khoa tĩnh học. Lý thuyết lỗi thời của Ptolemy(5), cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ, vẫn có những lợi ích của nó – ví dụ, trong hải hành. Những định luật về cơ học của Newton ngày nay vẫn còn được áp dụng trong việc xây dựng cầu cống.
Mục đích chính của việc tuyển lựa những công trình khoa học quan trọng – cổ đại và hiện đại – không phải để cung cấp thông tin khoa học xác thực. Bạn hoàn toàn đúng khi cho rằng một bộ sử xác thực về khoa học có thể nhanh chóng thâu tóm những giá trị khả thủ trong những cuốn sách này. Nhưng những tài liệu khoa học quan trọng mang tới cho chúng ta một cái gì khác hơn một lịch sử khoa học có thể mang tới cho chúng ta.
Nó cho chúng ta biết một cách cụ thể và trực tiếp các nhà khoa học đã đạt đến tri thức như thế nào. Chúng ta học được phương pháp tiếp cận vấn đề của họ như đang tận mắt thấy tai nghe. Chúng ta đọc được những điều mà chính các nhà khoa học phải nói về các phát minh của họ. Chúng ta hiểu bằng cách nào họ tìm ra các giả thiết của họ, giải thích chúng và đi tới kết luận. Chúng ta nhận biết được những quan sát và thực nghiệm có ý nghĩa gì đối với các nhà khoa học, và vai trò của lý thuyết hoặc giả thuyết trong tư duy của họ.
Việc các tư tưởng khoa học thời sơ khai còn thô thiển và ngây thơ, khi so sánh với những khám phá và những lý thuyết của khoa học hiện đại, không ảnh hưởng gì tới sự hữu ích của chúng trong việc truyền đạt cho chúng ta những hiểu biết về nền tảng của khoa học và phương pháp khoa học. Đối với những người không chuyên môn, những vấn đề nền tảng này tỏ ra sáng sủa trong các tác phẩm căn bản thời sơ khai hơn là trong các tác phẩm viết sau này, vốn rắc rối phức tạp hơn.
Những cuốn sách cổ điển vĩ đại về khoa học cho chúng ta sự hiểu biết về tư duy khoa học trực tiếp từ nguồn cội và sâu rộng mà không cuốn sách nào viết về chúng có thể thay thế. Nó đòi hỏi phải tham gia năng động vào hoạt động thực sự của trí tuệ khoa học mà không cuốn sách tóm lược viết lại nào đòi hỏi được. Sở dĩ chúng ta đọc những tuyệt tác về văn chương, khoa học, triết học là để đào sâu và mở rộng trí thông minh và óc tưởng tượng của chúng ta, chứ không phải để thâu lượm thông tin cập nhật.
Những người tuyển lựa các tác phẩm này cho độc giả thời nay tin chắc rằng khoa học, cũng như triết học và văn chương, trau giồi trí tuệ con người. Bỏ quên các tác phẩm kinh điển về khoa học trong bất cứ thư mục nào đều là đối xử không công bằng với văn hóa Tây phương. Nhận định này có từ lâu trước khi xuất hiện phi thuyền Sputnik và không liên quan gì tới chiến tranh lạnh hoặc những phương thuốc đơn giản về giáo dục được đề ra nhằm gia tăng sự thành thạo kỹ thuật của chúng ta.
(1)Antoine Laurent Lavoisier(1743 – 1794): Nhà bác học danh tiếng của nướcPháp về ngành hóa học trong hậu bán thế kỷ 18. Hai công trình lớn của ông là:Méthode de Nomenclature Chimique(1789; “Phương pháp lập danh pháp hóahọc”) và Traité Elémentaire de Chimie(1789; “Yếu luận về Hóa học”). Ông bịxử tử bằng máy chém vì tham gia cách mạng 1789.
(2)Michael Faraday(1791 – 1867): nhà Vật lý và Hóa học người Anh. Ông nổitiếng vì những khám phá về cảm ứng điện từ và những định luật của hiện tượngđiện phân. Ông cũng trình bày cho thấy cảm ứng điện từ có thể được ứng dụngtrong máy phát điện và máy biến thế như thế nào.
(3)Hippocrates(460? – 377? tr. CN): Lương y danh tiếng nhất thời cổ Hy Lạp,được coi là thủy tổ của ngành y . Những công trình chính của ông gồm: KháiLuận về Thủy Thổ; Khái Luận về những triệu chứng các bệnh; Khái luậnvề sự gãy xương và trật khớp xương… Ông là tác giả của lời tuyên thệ cho sinhviên y khoa (Hippocratic Oath).
(4)Ptolemy (100? – 170): nhà Thiên văn, Toán học, Địa lý học người Hy Lạp.Thuyết Địa tâm về vũ trụ của ông thịnh hành cho đến thế kỷ 16. Tất cả nhữngtrước tác của ông được tập hợp trong cuốn Almagest(Sách Thiên văn).
(5)???
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn