Ta bước đi trong trời

02:27 CH @ Thứ Năm - 08 Tháng Sáu, 2017

Trời : biểu tượng của nơi chứa đựng các Quy luật và thay đổi luán vũ, tìm thấy mọi điều mọi lý... Là Vĩ mô tuyệt đối trong đó có các 'lập trình' cơ bản, vĩnh hằng. Việc của con người là tìm ra hành động bản thân trong đó...

.

Trời đã sinh ra Ta
Sẵn tạo ra nguồn sống
Trời cho Ta còn sống
Sẽ chỉ bảo Cách hay
.
Trời reo muôn cơ May
Ta tìm trong lẽ Thuận
Trời tạo muôn kiếp Phận
Hãy chọn lấy một Phương

Trời thắp Sao soi Đường
Cố tìm ra được Lối
Trời chỉ ta nơi Tới
Nung nấu ắt Thành Công

Đất dịch núi chuyển sông
Người thay lòng đổi ý
Trên đầu ta ý chí
Đội Sứ mệnh Trời đi

Có những lúc hoài nghi
Vái Trời cao huyện nhiệm
Niềm Tin bừng sáng lên
Đưa Ta mãi vững bền

Giảng Nghĩa:

Nhiều bạn đã đọc, nhiều bạn sau này nhắn đến tôi hãy giúp giải thêm nghĩa. Trời trong bài thơ hàm ý SỰ VĨ ĐẠI TUYỆT ĐỐI VỀ VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN của TẠO HOÁ. Mỗi chúng ta là thực thể sống nhỏ nhoi trong đó, nhưng tìm thấy được đường đời của mình...

. TRỜI ĐÃ SINH RA TA
( Ta là tôi, là bạn, là một tổ chức, hay Quốc gia, từng chủ thể sống... khi được sinh ra đểu được ban tặng vốn / quỹ / năng / cơ .... ban đầu )
. SẴN TẠO RA NGUỒN SỐNG
( 'Trời sinh Voi thì đã sinh Cỏ' , sinh ra Cá thì trước đó đã sinh ta Nước, đã sinh ra Đá thì để sẵn trong đó nguyên lý phát Lửa... luôn là thế... đừng lo không có gì...)
. TRỜI CHO TA CÒN SỐNG
( có thể quá khứ sai, gặp nguy hiểm, nhưng nếu ta chưa chết nghĩa là còn có cơ hội khác sau đó, còn đi tiếp được, còn hữu sự.... )
. SẼ DÀNH BẢO CÁCH HAY
( sẽ có cách khác, hay hơn, hợp hơn cách đã từng, nhưng tiềm năng thôi, Ta phải tích cực, còn chỗ tốt trong tâm trí để chứa đựng và chứbg ngộ được )
. TRỜI REO MUÔN CƠ MAY
( rủi không tự đến, có thì cũng chỉ là một phần thôi , nếu không chả ai làm gì, đó chính là điều bình đẳng của Trời cho mọi người vận hội )
. TA TÌM TRONG LẼ THUẬN
( đừng nghịch mà nghiệt, phải nghĩ ra quy tắc hành động không xung đột với quy luật nào, được quy luạt khác ủng hộ, lúc đó May thực sự sẽ đến )
. TRỜI TẠO MUÔN KIẾP PHẬN
( bao nhiêu sinh linh , bao nhiêu cách sống và bao nhiêu những con đường mưu cầu, giống loài nào cũng có kiếp của nó, hành vi nào số phận ấy )
. HÃY CHỌN LẤY MỘT PHƯƠNG
( ta đã đi nơi này thì không thể cùng lúc đi nơi khác làm việc khác, lựa chọn cơ hội là thông minh, một 'phương' nghĩa là sự 'lên đường để đổi đời'
. TRỜI THẮP SAO SOI ĐƯỜNG
( đó là 'Thiên quang' và có Bắc Đẩu , các chòm sao để định vị, canh hướng, và 'Lẽ Trời' cần tiếp thu được, hiểu vĩ mô để đi được dài được lâu )
.
.
. QUAN SAN TÌM RA LỐI
( ai nhìn ra được 'Thiên Quang' hẳn sẽ là người Huệ Tuệ : trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa hiểu nhân gian, nhìn thứ gần thứ xa chỉ dẫn cho ta )
. TRỜI DUNG BAO NƠI TỚI
( là vô tận nên có chỗ tới cho mọi hành trình, cho mọi lựa chọn, như thày Đường Tăng : lên đường với sứ mệnh, ắt có nơi gọi là 'Thiên Trúc' )
. NUNG NẤU ẮT THÀNH CÔNG
( sự thay đổi quan trọng nhất bởi vận động chuyển hoá, Kim Đan được luyện xuyên thời gian, bằng 'Lửa Nhân Quả' tạo ra thứ Quý )
. ĐẤT DỊCH NÚI CHUYỂN SÔNG
( sự vật hiện tượng không tĩnh tại, vần vũ đến cả những thứ khổng lồ nhất cũng không thể như cũ, biến đi để những thứ mới ra đời
. NGƯỜI THAY LÒNG ĐỔI Ý
( khi trẻ đến già đời người trải qua 5 'nhịp Ngũ hành' trong chiều dài đời sống không thể phẳng lặng và bị xô đẩy bởi các hệ quán chiếu giá trị
. ĐỘI TRÊN ĐẦU CHÍ KHÍ
( đó là tinh thần chiến thắng bản thân, vượt hoàn cảnh, theo đuổi hoài bão lớn, học hỏi sự khôn trong Thiên hạ, chinh phục những thử thách )
. MANG ĐẠO TRỜI MÀ ĐI
( những giá trị phổ quát đến tuyệt đối, những quy luật muôn thuở, những huyền năng bất tận, thấu nguyên lý vạn vật từ nhỏ đến lớn )
. CÓ NHỮNG LÚC HOÀI NGHI
(con người có tư duy phê phán, nhiều khi phân vân vì hiểu biết, tầm nhìn, trải nghiệm, năng lực hữu hạn.... có thể bị nản lòng thoái sức...cảm xúc trăn trở, thì nên dừng lại một chút)
. VÁI TRỜI CAO HUYỀN NHIỆM

(khi đó hãy buông thoát đời thường, hướng Thượng, tới những sự cao cả, vĩ đại, quảng tâm, đón nhận những tinh thần , năng lượng từ những Đấng Thần Thánh)

. NIỀM TIN BỪNG SÁNG LÊN
( đây là ngọn đuốc của mình, được thắp nuôi trong tâm trí mình mà phát toả soi đường đời. Phải tin vào việc đang làm, vào tri thức, vào Nhân Quả )
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Clip và bản dịch bài thơ ‘Đợi Anh Về’

    19/05/2020Nguyễn Tất San, Nguyễn Tất ThịnhBức tranh trên cát không như bức tranh tĩnh mà là cả một câu chuyện tình cảm động trong Chiến tranh vệ quốc. Qua clip này, chúng ta cảm nhận được nhiều hơn về bài thơ Đợi Anh Về của nhà thơ Xô Viết Xi-Mô-Nốp (bản dịch của Tố Hữu, bản dịch lại của cha con tôi)...
  • Bài thơ “Tuổi Trẻ” và tướng quân Mc Arthur

    14/09/2015Đoàn Thanh LiêmVào dịp cuối năm 1956, lúc tôi còn theo học tại trường luật Saigon, thì anh bạn cùng quê là Vũ Năng Phương có gửi cho tôi một tấm thiệp Noel trong đó có ghi tòan văn bản dịch của bài thơ “Tuổi Trẻ” (Youth) của Samuel Ullman...
  • Tôi viết bài thơ Em ơi, Hà Nội phố

    24/04/2018Phan VũNgày 25-9 tại Hà Nội, Em ơi, Hà Nội phố - sau “gần nửa thế kỷ ra đời nhưng vẫn chưa trở về Hà Nội” như lời tác giả, đã được nhà thơ Phan Vũ đọc lần đầu tiên trong đêm thơ tổ chức cho riêng ông ở Thư viện Hà Nội. TTCT giới thiệu bài viết của nhà thơ về cuộc hành trình gần 50 năm của Em ơi, Hà Nội phố và trích đăng một số khổ của bài thơ...
  • Những bài thơ về lẽ sống của chúng ta

    14/01/2017Bùi Quang MinhMỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại...
  • Bài thơ Nếu của nhà thơ Rudyard Kipling

    10/05/2016Nếu (tiếng Anh If) – là bài thơ nổi tiếng nhất của Rudyard Kipling sáng tác năm 1895 và in năm 1910 trong cuốn Phần thưởng và tiên (Rewards and Fairies), gồm truyện và thơ. Bài thơ này nằm trong truyện Chiến hữu giày vuông (Brother Square-Toes). Theo kết quả thăm dò dư luận của đài BBC năm 1995, bài thơ này được coi là bài thơ tiếng Anh hay nhất mọi thời đại...
  • Bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần

    02/09/2015Trích từ tập Trần Dần - Thơ, Nhà xuất bản Đà Nẵng - Năm 2008Nhất định thắng là một trong những bài thơ dài tiểu biểu của nhà thơ Trần Dần. Nhân dịp Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành tâp thơ đẹp đẽ và đầy đặn nhất từ trước tới nay về thơ Trần Dần - "Trần Dần - Thơ", TTO xin mời bạn đọc cùng chia sẻ những câu thơ đã một thời dậy sóng...
  • Bài thơ “Thần” và đôi điều hiệu đính

    23/05/2014Nguyễn Đình MinhBài thơ “Thần” (Nam quốc sơn hà) được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam và tác giả là Lý Thường Kiệt. Đây cũng là tác phẩm được biên tập trong sách giáo khoa, THCS và THPT (Cấp 2 và cấp 3), nhiều thế hệ học sinh đã học và làm bài luận. Nhưng trải qua nhiều năm tháng những cái sai, cái lệch của nó vẫn chưa được điều chỉnh kịp thời để trả lại nó nguyên vẹn những ý nghĩa lịch sử và văn học...
  • Bài thơ từ tên 63 ca khúc của Trịnh Công Sơn gây xôn xao

    03/04/2014Lê Thống NhấtNhân kỷ niệm 13 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, TS Lê Thống Nhất đã sáng tác một bài thơ tưởng nhớ đến vị nhạc sĩ tài hoa từ tên 63 ca khúc của ông. ..
  • Từ một bài thơ suy nghĩ về sự khác biệt và thống nhất

    15/05/2009Nguyễn Văn DânTừ bài thơ “Khúc ca Đông- Tây”của R.Kipling, tác giả trình bày suy nghĩ của mình về sự thống nhất và khác biệt giữa Đông và Tây, rộng ra là sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá. Với giả thiết rằng sự khác biệt Đông- Tây nằm ẩn sâu trong truyền thống văn hoá, văn minh Đông - Tây, tác giả đi tìm nguyên nhân của sự khác biệt đó. Cuối cùng, tác giả khẳng định rằng, thống nhất trong đa dạng chính là nguyên tắc để đi đến một sự phát triển hoà bình, ổn định và bền vững cho nhân loại.
  • Bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư

    18/09/2006Với Tiếng thu, Lưu Trọng Lư viết thu thanh và đã dọn cho mình một chỗ ngồi khá độc đáo trên văn đàn của những thi sĩ mùa thu...
  • Cảm xúc trước một bài thơ hay

    25/05/2006Trương Văn HàTôi thuộc lớp người thuộc chưa nhiều thơ tình, nhưng với thi phẩm "Dòng sông một bờ” thì tôi đã đọc thuộc, thuộc từ lâu lắm rồi, từ cái thuở tôi biết yêu thơ và biết yêu em...
  • xem toàn bộ