Sự khốn nạn của ‘văn hóa’ rượu chè ở Việt Nam

05:38 CH @ Thứ Năm - 22 Tháng Hai, 2018

Không muốn uống thêm nữa thì sẽ bị phán là “ô thằng này đ*o nhiệt tình” “không uống ly này là coi thường nhau nhé” “nể nhau thì uống hết chén này đi” blah blah…

Tôi vừa biết một chàng trai trẻ tuổi, tương lai đang sáng lạn, được đánh giá cao, đang là người có tiền đồ trong tay qua đời. Chàng mới cưới, nàng đang bầu sắp đến ngày vỡ ổ… Cuộc sống tươi đẹp như thế…

Lý do cũng chẳng có gì:

Cuối năm anh em chiến hữu liên hoan, chàng quá chén, lúc về tai nạn, trên đường đưa vào viện thì anh ấy đã qua đời…

Các chiến hữu anh ấy đến chia buồn, không dám nhìn vào mặt người goá phụ trẻ tuổi…

Người mất đã mất rồi, chỉ có người sống ở lại dằn vặt, đau khổ mà thôi. Vợ mất chồng, con chưa kịp nhìn mặt cha…

Phải nói là đôi khi tôi phát sợ văn hoá uống rượu của người Việt “Rượu bất khả ép, ép bất khả từ, mà từ từ sẽ phải hết”

Nhiều lúc vui vẻ, cao hứng khi gặp bạn bè, tôi cũng không ngại gì vài ly rượu.

Nhưng

Đến khi tôi cảm thấy đủ rồi, không muốn uống thêm nữa thì sẽ là những tràng đại bác “ô thằng này đ*o nhiệt tình” “Không uống ly này là coi thường nhau nhé” “Nể nhau thì uống hết chén này đi” blah blah…

Tôi rất nản khi nghe những câu nói như vậy. Tình bạn hay tình gì với nhau cũng không hơn thua bởi chén rượu. Người khác đã cảm thấy không uống được nữa, hà cớ gì phải ép bằng được, và thấy thế mới đủ niềm vui???

Tôi thì chỉ cần uống đến tầm – tức là phê đủ để vui, đủ để vẫn có thể ngồi nói với nhau dăm ba câu chuyện cuối năm hay ôn lại chuyện hồi cởi truồng tắm mưa, đi vặt trộm xoài nhà hàng xóm… thế là đủ vui rồi.

Uống với nhau vài chén để vui chứ đâu phải uống với nhau để chết!

Đầu năm chia sẻ vài dòng suy nghĩ miên man …

Vui có chừng, dừng đúng lúc để có niềm vui trọn vẹn nhé tất cả anh em, bạn bè.

Nguồn:Redsvn
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

    26/03/2018Ngựa HoangĐó là hai câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay nói khác hơn là câu chuyện về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh...
  • Uống rượu

    25/12/2016Nguyễn Tất ThịnhKhát sao lại khát thế này?
    Quên đi cơn tỉnh một ngày say sưa!
  • Nhậu nhẹt ba miền

    25/02/2016Nguyễn Quang LậpDân viết lách thường hay tụ bạ nhậu nhẹt, phần vì ham vui, rời khỏi bàn làm việc, sau khi một mình chống chọi với “pháp trường trắng”, đa phần đều vì muốn tìm kiếm bạn bè giải stress; phần vì nhu cầu tìm kiếm thông tin, nhặt nhạnh tư liệu sống quanh bàn nhậu.
  • “Nhậu” nhiều, đọc ít và sự lên ngôi của văn hóa rẻ tiền

    28/01/2016Ths. Trương Khắc TràUống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hóa giải trí rẻ tiền...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Văn hóa vay mượn, thiếu tự tin, nói láo, thích ăn nhậu

    10/08/2015Vương Trí NhànCả cuộc lịch sử của nước Nam là một cuộc chiến đấu vô hồi, vô hạn đối với người Tàu hoặc bằng võ lực, hoặc bằng ngoại giao, hàng ngày chỉ nơm nớp sợ bị nội thuộc lần nữa. Cái công của các tiên dân ta chống giữ cho non sông đất nước nhà, can đảm vô cùng, kiên nhẫn vô cùng, thật đáng cảm phục.
  • Vì sao người Việt uống 3 tỷ lít bia trong 1 năm?

    11/03/2014Tuấn KhanhViệt Nam là một trong những nước uống bia rượu nhiều nhất thế giới với mức tiêu thụ 3 tỷ lít bia 1 năm. Câu hỏi đặt ra khiến nhiều người quan tâm là nguyên nhân tại sao người Việt lại tiêu thụ lượng bia rượu khổng lồ như trên?
  • Nhậu nhẹt - sự bế tắc của xã hội

    21/01/2014Quán nhậu mọc ra như nấm, nhiều hơn trường học và nhà trẻ. Người người nhậu, nhà nhà nhậu, đi đâu cũng thấy. Bia rượu tràn lan khắp xã hội. Vì sao thế? Ai cũng biết hậu quả của rượu tới sức khoẻ ( xơ gan) và xã hội ( rược chè be bét, ẩu đã, tai nạn giao thông...). Thế nhưng, Vì sao người Việt ta nhậu lắm thế?
  • Nhậu - căn bệnh nan y?

    20/06/2011Nguyễn Văn MỹTBKTSG ngày 28-4-2011 có bài viết “Nhậu: từ tập quán văn hóa đến tệ nạn” đề cập tình trạng nhậu nhẹt hiện đã trở thành tệ nạn phổ biến trong xã hội. Tuần này, chúng tôi tiếp tục đăng tải ý kiến bạn đọc nói tiếp vấn đề đang được quan tâm này...
  • Rượu bố vợ và tết

    04/02/2010Lê Tiến ĐạtKỳ lạ cho đám đàn ông là lỡ có mở mồm hỏi nhau xem mua quà gì đi Tết bố vợ y như rằng nghìn ông như một phán chả cần nghĩ: Rượu!( Nhẹ nhàng hơn thì cũng là “Bia”)
  • Đàn ông uống rượu

    12/01/2007Nguyễn Việt HàMột điều khoái hoạt vào loại nhất trong cuộc đời có nhiều vụn vặt của những đàn ông, đó là uống rượu. Đại thi hào của người Việt là cụ Tam Nguyên Nguyễn Khuyến tuy tưng tửng đùa nhưng vẫn trân trọng ghi nhận. Một rượu, một trà, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó hại ta...
  • Nội quy... ăn nhậu

    04/03/2006Thái Yên (Hậu Giang)Ông bà ta thường nói: “Nam vô tửu như kỳ vô phong”. Vì vậy, nhậu có ảnh hưởng đến mọi tầng lớp và có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ xã hội. Để nhậu không đi chệch hướng, cần phải có nội quy cụ thể. Sau đây là một số điều quy định...
  • Nhậu nhẹt

    07/09/2005Phạm Thái ThanhĐã có bao nhiêu người thiệt mạng vì bia, rượu; bao nhiêu gia đình khốn đốn bởi ma men hành hạ... Nhậu nhẹt gia tăng đến mức báo động khẩn, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng TP nên bổ sung một giảm trong chương trình giảm ma túy, mại dâm và tội phạm, đó là giảm nhậu.
  • xem toàn bộ