Nhậu nhẹt ba miền
Dân viết lách thường hay tụ bạ nhậu nhẹt, phần vì ham vui, rời khỏi bàn làm việc, sau khi một mình chống chọi với “pháp trường trắng”, đa phần đều vì muốn tìm kiếm bạn bè giải stress; phần vì nhu cầu tìm kiếm thông tin, nhặt nhạnh tư liệu sống quanh bàn nhậu. Đôi khi nghe lỏm được nhiều ý tưởng cực hay, nhiều đề tài hấp dẫn bạn bè nói ra. Bây giờ nhậu nhẹt ba miến na ná nhau, ngày xưa khác nhau lắm. Sài Gòn sôi động, đời sống chảy xiết, dân nhậu Sài Gòn, là nói cánh viết lách, sáng dậy sớm hẹn nhau đi ăn sáng cà phê nói chuyện công việc, rồi cắm cổ làm việc cho đến chiều tối xong việc mới nhậu nhét tới số, có khi kéo dài tới khuya.
Nhậu nhẹt ra nhậu nhẹt, mọi người quẳng hết việc, hát hò chọc quê chơi vui, đúng là dân nhâu chuyên nghiệp. Anh nào gọi đi nhậu anh đó trả tiền, luật bất thành văn từ xưa đến nay. Không như dân Bắc cứ gọi nhau đi, nhậu xong ai có tiền thi trả, thành thử đến giờ thanh toán cứ nhìn nhau nói cười nhàn nhạt, nhiều anh cứ đúng giờ đó thì nhìn đồng hồ đứng dậy, nói mình có việc phải về sớm, bí quá thì nhảy đại vào toilet, hi hi.
Sài Gòn mỗi trận nhậu thường chia thành ba hiệp, hiệp một bia hơi, uống mồi chừng dăm bẩy vại là kéo nhau đi karaoke, hội hát bằng mồm hội hát bằng tay. Cuối cùng thì nháy nhau đi massage, kẻ massage sấp người massage ngửa. Sau đó thì biệt tăm, có khi nửa năm chẳng gặp nhau.
Sài Gòn lắm việc, bạn bè từ xa đến, sơ thì mời nhau cà phê ăn sáng, thân thì nhậu một trận tơi bời rồi lặn mất tiêu, ít ai mờt bạn về nhà. Nhiều người mới vào Sài Gòn hay bị sốc. Đã quen thói ở miền Trung miền Bắc, hễ có bạn tới là đánh đu với bạn suốt ngày, nay thấy bạn lặn mất tiêu suốt kỳ mình ở chơi, đến ngày về gọi điện chào cũng chỉ nói đi mạnh giỏi nghen, cũng chẳng thầy tiễn tiếc gì thì ngạc nhiên lắm, đôi khi tủi thân, bức mình nữa.
Ngược lại gần Sài Gòn lần đầu ra Bắc cũng hay bị sốc. Sáng mấy anh quen gọi đi nhậu, chiều cũng mấy anh đó đón đi, ngày mai ngày kia vẫn mấy anh đó đến ngày ra đi cũng mấy anh đó. Nhiều người cứ băn khoan không hiểu sao người ta mất quá nhiều thời giờ vì mình, đâu biết thời đó cánh viết lách xứ Bắc chỉ có một món tiêu xài thoải mái, đó là thời gian.
Dân Hà Nội cà phê không ham, công việc cũng chẳng nhiều, ngủ dậy muộn, ăn sáng xong làm mấy chén chè mới túc tắc đến công sở. Vật vờ vào ra cho đến trưa, giờ cơm trưa cũng là giờ đàn đúm, đến chiều tối lo về với vợ. Phàm đã chui vào chuồng lập tức nội bất xuất ngoại bất nhập, cố gắng làm anh chồng ngoan cho đến sáng hôm sau. Nhậu nhẹt nhiều khi như hợp, bàn đủ chuyện trên trời dưới đất, cãi nhau ỏm tỏi.
Thi thoảng mới có cuộc nhậu chia làm ba hiệp, hiệp một nhậu say chí tử, hiệp hai mới kéo nhau đi hát hay massage. Nhưng quân số hiếp hai thường mất đi một nửa, đủ thứ lí do để bỏ cuộc, người sợ vợ, kẻ sợ quan trên nhìn xuống người ta trông vào.
Dân nhậu Hà Nội quan tâm đến cái view, thoáng đãng yên tĩnh càng tốt vì họ cần nói chuyện, cuộc nhậu nào cũng có nêu vấn đề. Cánh viết lách Hà Nội ngồi với nhau mỗi ông là một ông trời con, không việc gì không phán được, ông nào ông ấy phát ngôn tầm cỡ ủy viên Trung ương, rất ghê. Hết nhậu về ông sở lại bóp miệng vật vờ vào ra vô cùng khiêm tốn, hi hi.
Dân viết lách miền Trung thường nhậu nhẹt bất tử, bất kể giờ nào miễn có tiền. Việc vàn chẳng có ba lăm, thời gian không thành vấn đề, chỉ cần cái cớ là kéo nhau vào quán. Bạn bè ở Nam ra, ở Bắc vào là cái cớ tuyệt vời đề khai báo với vợ, có thể đi thâu đêm suốt sáng.
Miền Trung vẫn giữ được thói quen bạn bè từ xa đến không thể không mời vé nhà, làm mâm cơm đãi bạn, nhậu nhẹt ở nhà chán chê rồi mới đi ra quán. Khách khứa nhiều người chạy sô ăn cơm nhà bạn cũng đủ chết xác nhưng không thể từ chối, bữa cơm nhà như là chứng chỉ của tình thân, sự quý trọng, thiếu nó lắm người rất áy náy.
Không có khác khứa thì tu bạ quán cà phê, ngồi chán thế nào cùng có người kéo đi quán, nhậu hết cuộc này sang cuộc khác, tối vừa về nhà có người gọi lại vọt, các bà vợ chỉ nguýt lườm ít ai dám nói. Ngày nào cũng nhậu, ít ai có khả năng bao sân, thành ra có kiểu nhậu nối dài. Anh đến sau bảo kể từ đây là phần của tôi nhé, mỗi anh chịu thanh toán một khúc, cứ thế nối dài ra mãi.
Về sau cánh nhà báo có kiểu nhậu bắt Fulro, gọi người ra trả tiền hộ. Nhậu giữa chừng thì gọi ai đó, thường là các ông chủ doanh nghiệp, các quan chức trong tỉnh, mời họ ra nhậu chơi. Mấy ông này lập tức hiểu ý, vọt ra làm đôi ba chén, góp vui đôi ba câu nói giành lấy bill thanh toán cai rẹt. Không phải ai cũng thích kiểu nhậu bắt Fulro, vì nó lấy đến đao đức nghê nghiệp, nhưng tỉnh nào cũng có một anh bắt Fulro cực tài, rất đáng sợ.
Ngày nay văn hoá nhậu ba miền đã có nhiều điểm tương đồng. Dân nhậu Bắc, Trung đã chuyên nghiệp tựa dân nhậu Nam. Cánh viết lách Hà Nội không chỉ nhậu vấn đề, nếu đờn ca cùng rất phê. Cánh viết lách Sài Gòn không chỉ nhậu đàn ca mà nhậu vấn đề cũng rất nổ. Cánh viết lách miền Trung đã có nhiều việc làm hơn, anh nào cũng công tác với vài ba tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn, nhậu nhẹt đả có giờ, không còn triền miên như ngày xưa nữa. Cả ba miền bây giờ chỉ nhậu hết hiệp một là về, ít ai sa đà sang hiệp hai hiệp ba tốn tiền mất thời giờ phí sức.
Phục vụ nhà hàng ba miến củng có niêu đói khác. Miền Bắc, miền Trung học miền Nam đã thực bụng coi khách hàng là thượng đế. Nhân viên nhà hàng Hà Nội biết mềm mỏng lịch lãm nhiệt tình, đã mất đi khá nhiều các bộ mặt lạnh lùng, khinh khỉnh di chứng thời bao cấp. Nhân viên nhà hàng miền Trung cũng tiến bộ rất nhanh, không còn nhiều nhà hàng cho nhân viên ra tranh giành nhau chặn bắt khách hàng, bắt được rồi gọi gì cũng ra, dạ riết mà chẳng thấy đưa món ra, lại ra. Hỏi vì sao chưa đưa món ra, lại dạ. Nói tôi hỏi vì sao chưa đưa món ra dạ gạ cái gì, vẫn cúi đầu lễ phép dạ dạ gì, tức phát điên. Việc ấy bây giờ tuồng như đã chấm dứt. Có lẽ văn hoá dịch vụ bao cấp sắp chết thật rơi chăng? Mừng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh