Đàn ông uống rượu

05:51 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Giêng, 2007

Một điều khoái hoạt vào loại nhất trong cuộc đời có nhiều vụn vặt của những đàn ông, đó là uống rượu. Đại thi hào của người Việt là cụ Tam Nguyên Nguyễn Khuyến tuy tưng tửng đùa nhưng vẫn trân trọng ghi nhận. Một rượu một trà một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó hại ta.

Tấm ảnh trắng đen sờn cũ cuối thế kỷ XIX, chụp cụ Nguyễn đang rưng rưng cầm trong tay một chén rượu nhỏ hạt mít, được rất nhiều nhiếp ảnh gia đương đại coi là mẫu mực của thể loại ảnh chân dung. Theo truyền ngôn, một nam danh sĩ ở thời Thịnh Đường bên Trung Quốc, chết vì uống rượu quá nhiều, trong một lúc hiếm hoi tỉnh cũng đã mạnh dạn đưa ra một list “tứ đại đô ping” cho giới mày râu. Tửu, Sắc, Yên, Đổ. Nôm na đại loại là, rượu chè, trai gái, hút hít, cờ bạc. Văn hoá bình dân tái công nhận điều này bằng thuật ngữ “tứ đổ tường". Và đương nhiên, trong cái sự sập nhà không cần bão ấy, rượu chiếm ngôi vị quán quân.

Có điều kha khá lạ lùng là trong giới văn nghệ sĩ khi tới lúc mệt mỏi tận cùng của văn chương, của sân khấu, của điện ảnh thì hay buông bút lui về cầm chén. Rồi cũng không hẳn vì mưu sinh, bỗng một ngày thanh thản náo nức mở tửu quán. Việc mở quán thường hay rơi vào văn sĩ hoặc nhạc sĩ. Quán của văn nhân rượu thì ngon nhưng đồ mồi thì dở. Quán của nhạc nhân hình như ngược lại, món nhắm không tệ nhưng rượu đôi khi rất tồi (hôm rồi, nhiều người sành uống có được mời đến quán rượu của nhạc sĩ tha hương gốc NộiPhúQuang. Nhạc sĩ mớimở một tửu lầu ở giữa đoạn phố nhỏ chính lòng Thủ Đô. Không hiểu sao rượu và đồ uống đều đột ngột tuyệt ngon, có người lành và sành mồm cho rằng hôm đó là ngày khai quán).

Đàn ông mà biết uống rượu thì từ xưa đến nay cũng không có nhiều, bởi rượu là thứ đờ uống tuyệt đối khó tính. Thể chất rượu tuy tinh thuần nhưng khí độ của nó lại nồng nàn đậm. Hoặc quá chén hoặc lỡ chén đều dễ xảy ra vô số lầm lỗi,có kẻ đa tình sau khi uống thì bị mất người yêu như nhân vật Hoàng trong tiểu thuyết "Cơ hội của Chúa”. Có bậc vương giả sau khi uống thì bị mất nước. Trần Hậu Chủ một ông vua bên Tàu là người như vậy. Ông này đa tài (cái thiếu duy nhất là lài trị nước), là tác giả chưa bao giờ đạo nhạc của hai điệu khúc khét tiếng có ca từ gây sốc "Ngọc Thụ” và "Hậu Đình Hoa". Khi quân nhà Tuỳ áp sát kinh thành. Hậu Chủ vẫn bất cần cùng quần thần và mỹ nữ dâm dật bét nhè nốc rượu. Tuy nhiên, nếu phải so với HoằngQuan, vua nhà mạt Minh thì Trần Hậu Chủ chưa là cái đinh gì. Ông này chỉ hiếu tửu, khi thua trận bỏ Yên Kinh chạy loạn xuống phía Nam, buồn đờiphẫn chí liên miên uống liền tù tì 24/24. Trước khi mất vì viêm gan (một căn bệnh rất đặc trưng của đám tửu đồ, nó độc đáo độc quyền độc vị y như cứ nhắc đến quan chức là hầu hết phải nhắc đến tham nhũng), vị tửu vương này để lại một cặp câu đáng gọi là tuyệt cú. “Vạn sự hà như bôi tại thủ. Bách niên kỷ kiến nguyệt đương đầu”. Một ba ten đờ hành nghề pha rượu ở Khách sạn năm sao thời nay đã hoang mang dịch. “Mọi sự sướng nhất, tay cầm chén. Mấy khi trăng chiếu đúng đỉnh đầu”. Rượu có hại như vậy nên trong thanh quy giới luật của rất nhiều tôn giáo đều có giới tửu. Giới này phải nghiêm ngặt giữ y như giới sắc.

Thế nhưng rượu cũng như mỹ nhân, thoạtnhìn lỗi thì lớn nhưng sâu xa thì hoàn toàn trinh bạch vô tội. Rượu giống đạo lý ở chỗ không rõ hình hài. Nó thiên biến vạn hoá lộ diện vào phong thái của người uống. Nhân cách mà thanh cao thì rượu thanh cao. Tư cách mà dung tục thì rượu dung tục. Không phải ngẫu nhiên trong sự cúng kính Trời Đất hoặc tế lễ tổ tiên thì rượu là thứ bắt buộc phải dùng. Hương rượu tuy nồng nhưng không ô trọc. Chấtrượu tuy đạm nhưng không bợn đầy. Uống đủ lượng rượu không những lời hay ý đẹp lâng lâng tràn ngập mà tâm can đột ngột tiêu sái chân thành cởi mở. Đáng nhẽ chỉ đọc một đoạn thi thì bỗng phừng phừng hứng chí ngâm hết cả một trường ca dài tới 3.254 câu lục bát.

Gần đây quý bà, quý cô thường lo lắng là đàn ông Việt đang uống rượu nhiều quá, nhưng chắc chắn họ sẽ lo hơn khi tất thảy chồng của họ, người tình của họ lũ lượt rủ nhau đi uống sữa.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Văn hóa vay mượn, thiếu tự tin, nói láo, thích ăn nhậu

    10/08/2015Vương Trí NhànCả cuộc lịch sử của nước Nam là một cuộc chiến đấu vô hồi, vô hạn đối với người Tàu hoặc bằng võ lực, hoặc bằng ngoại giao, hàng ngày chỉ nơm nớp sợ bị nội thuộc lần nữa. Cái công của các tiên dân ta chống giữ cho non sông đất nước nhà, can đảm vô cùng, kiên nhẫn vô cùng, thật đáng cảm phục.
  • Nhậu nhẹt - sự bế tắc của xã hội

    21/01/2014Quán nhậu mọc ra như nấm, nhiều hơn trường học và nhà trẻ. Người người nhậu, nhà nhà nhậu, đi đâu cũng thấy. Bia rượu tràn lan khắp xã hội. Vì sao thế? Ai cũng biết hậu quả của rượu tới sức khoẻ ( xơ gan) và xã hội ( rược chè be bét, ẩu đã, tai nạn giao thông...). Thế nhưng, Vì sao người Việt ta nhậu lắm thế?
  • Nội quy... ăn nhậu

    04/03/2006Thái Yên (Hậu Giang)Ông bà ta thường nói: “Nam vô tửu như kỳ vô phong”. Vì vậy, nhậu có ảnh hưởng đến mọi tầng lớp và có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ xã hội. Để nhậu không đi chệch hướng, cần phải có nội quy cụ thể. Sau đây là một số điều quy định...
  • Nhậu nhẹt

    07/09/2005Phạm Thái ThanhĐã có bao nhiêu người thiệt mạng vì bia, rượu; bao nhiêu gia đình khốn đốn bởi ma men hành hạ... Nhậu nhẹt gia tăng đến mức báo động khẩn, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng TP nên bổ sung một giảm trong chương trình giảm ma túy, mại dâm và tội phạm, đó là giảm nhậu.