Sự giàu có được tạo ra từ đâu?

What creates wealth?, Geroge Gilder, Prager University
04:03 CH @ Chủ Nhật - 27 Tháng Năm, 2018

Để tôi mở đầu bằng một câu hỏi nghe rất đơn giản: Thành phần quan trọng nhấttrong việc tạo ra sự thịnh vượng và sự tăng trưởng kinh tế là gì?Hầu như ai cũng sẽ trả lời: Tiền. Hay có thật nhiều tài nguyên thiên nhiên. Nhưng câu trả lời lại thật sự là… tri thức.

Thật dễ để chứng minh. Sự khác biệt giữa chúng ta và người tiền sử là gì? Sự khác biệt duy nhất chính là chúng ta biết được nhiều hơn. Về mặt sinh học, chúng ta là như nhau: Các tế bào thần kinh trong não bộ là như nhau. Thế giới vật chất cũng như nhau. Nhưng cuộc sống của chúng ta rõ ràng là tốt hơn nhiều. Tại sao? Là do tri thức.

Bạn không cần trở về thời kỳ tiền sử để chứng minh quan điểm này. Bạn có thể trở về 50 năm trước. Kiến thức mới, như sự khám phá ra penicillin, hoặc những thuật toán mới đã dẫn đến những công cụ tìm kiếm tốt hơn, luôn luôn đến như một sự ngạc nhiên. Chúng ta gọi những điều ngạc nhiên này là sự đột phá bởi vì chúng không thể được đoán định trước. Những sản phẩm mới được đưa ra dường như không biết từ đâu, đột nhiên, chúng ta có đèn điện! một chiếc xe hơi hay một chiếc Iphone.

Dĩ nhiên, những sản phẩm này không phải tự nhiên mà có, chúng là sự tổng hợp của những kiến thức đã được tích lũy dẫn đến những phát minh này, những ngạc nhiên này. Vậy thì, theo định nghĩa, những sáng kiến mới không thể được lên kế hoạch; nó bao hàm sự biến vị. Những người tạo ra roi ngựa đã không có một tương lai tươi sáng khi Henry Ford giới thiệu mẫu xe Model T đầu tiên và nó luôn luôn nhắm tới tương lai.

Những phát minh – kiến thức mới — không chỉ dẫn đến những sản phẩm mới mà còn những công ty mới và cả những nền công nghiệp mới. Phát minh tạo ra của cải, của cái cuối cùng lại được phân phối xuyên suốt toàn nền kinh tế.

Đây là cách nó hoạt động. Nhiều tự do hơn, nhiều tri thức hơn, nhiều phát minh hơn. Và nhiều phát minh hơn dẫn đến kinh tế tăng trưởng năng động hơn. Ít tự do, ít tri thức, ít phát minh…kinh tế tăng trưởng ít hơn. Vì vậy, nếu tự do kích thích kiến thức và sáng tạo, dẫn đến tăng trưởng kinh tế tại sao mọi người và chính phủ không ôm hôn nó? Để hiểu được điều đó chúng ta phải trở lại với những gì tôi đã nói rằng đổi mới luôn mang yếu tố bất ngờ, không thể đoán trước. Sự bất khả đoán định này làm cho nhiều người khó chịu. Mục tiêu của họ là loại bỏ bất ngờ. Người ta tìm thấy điều này trong tất cả các cái nhìn không tưởng từ chủ nghĩa cộng sản tới chủ nghĩa xã hội cho tới niềm tin rằng ngân hàng có thể bảo vệ mình tránh khỏi một cuộc khủng hoảng thế chấp nhà đất thảm khốc thông qua các gói bảo hiểm phức tạp.

Ở Châu Âu với hệ thống phúc lợi đang sụp đổ của nó và càng rõ ràng hơn ở Mỹ. Chúng ta đang thấy rõ nhu cầu muốn loại bỏ sự “ngạc nhiên” bằng sự mở rộng vai trò của chính phủ, những bộ đoàn lớn hơn nhiều luật lệ hơn, nhiều quy chế hơn. Sau mỗi cơn khủng hoảng mới, dù thật hay tưởng tượng, đều mang đến nhiều bộ luật mới.

Enron, một tập đoàn tham nhũng đã sụp đổ năm 2011. Một năm sau, Bộ luật Sarbanes-Oxley được thông qua, bổ sung thêm hàng nghìn trang mới các quy định vào bộ luật liên bang. Và năm 2011 thêm 2300 trang nữa trong bộ luật Dodd Frank được soạn ra để phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Và từ đó đến nay đã được bổ sung thêm hơn 8000 trang. Hầu hết những quy chế mới này đơn giản là chỉ ngăn cản tự do vì thế ngăn cản luôn cả sự phát triển và sự phân bố của kiến thức. Chúng chuyển hướng năng lượng và tài nguyên của giới doanh nhân khỏi sự cách tân để hướng tới sự phục tùng. Chúng tạo nên sự mơ hồ về tương lai.

Và chúng dựng lên rào cản hội nhập cho những doanh nhân mới. Trớ trêu thay, những người được nhiều lợi ích nhất từ những điều lệ này lại là những tập đoàn lớn cùng với đội ngũ luật sư, kế toán và những người vân động hành lang của họ. Họ là những người duy nhất có đủ tài nguyên để gỡ rối sự lộn xộn và sống sót trong nó.

Nhưng sự xa rời tự do này có thể bị đảo ngược một cách nhanh chóng thậm chí chỉ trong một vài năm, thực tế là vậy. Có không ít những ví dụ gần đây: nước Mỹ dưới thời Reagan, Chile trong những năm 1970, Đông Âu sau sự sụp đổ của Chủ nghĩa cộng sản, New Zealand và Israel trong những năm 1980, Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm 1990, Canada trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Bởi vì đó là một nền kinh tế của ý thức, tương lai có thể thay đổi với tốc độ nhanh như ý thức có thể thay đổi.

Mỗi khi chính quyền rút đi, tri thức được mở mang và sự thịnh vượng cũng sẽ đi theo sau. Cơ hội cho sự phát triển năng động tồn tại không chỉ ở mỗi nước Mỹ, mà còn ở tất cả mọi nơi trên thế giới chỉ nếu như chúng ta có đủ can đảm và đủ tự do để nắm lấy nó.

Tôi là Geroge Gilder, từ Prager University

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự giàu có mang lại bất hạnh

    19/12/2018Maria AtasanovCó lẽ tất cả chúng ta đều mơ một ngày nào đó sẽ trở nên giàu có, trừ những người sinh ra trong những gia đình khá giả...
  • “Người giàu có xu hướng thiếu đạo đức”?

    26/06/2017Đoan TrangTheo một kết quả nghiên cứu được công bố gần đây của các nhà nghiên cứu ĐH California và ĐH Toronto, thì những cá nhân ở tầng lớp thượng lưu - những người có nhiều tiền nhất, có thu nhập cao nhất, học vấn tốt nhất và công việc danh tiếng nhất - lại có xu hướng thể hiện hành vi thiếu đạo đức hơn. (VietNamNet, ngày 1-3)
  • Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có

    21/10/2016Nguyễn Tất ThịnhGiàu có trong sự nghèo khó của người khác, trong sự lụi bại của xã hội thì cái sự giàu có đó rất không yên ổn...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Tham lam là tột bậc của sự bần cùng, ban tặng là sự giàu có chân thực nhất

    30/04/2016Hoàng Long biên soạnTrước kia có một người bị mất phương hướng trên sa mạc mênh mông, anh ta vừa đói vừa khát, cận kề đến cái chết. Nhưng anh vẫn cố lê bước chân nặng nhọc, từng bước từng bước tiến về phía trước, cuối cùng anh phát hiện thấy một căn nhà mục nát. Căn nhà này không còn có ai ở, gió thổi nắng chiếu làm cho nó dường như lung lay sắp đổ...
  • Sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia

    02/03/2016Charles WheelanChúng ta có thể lạc quan về sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, vì xét trên lý thuyết, các nước nghèo có thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia giàu khi vay mượn các tiến bộ của họ. Khi một công nghệ được phát minh, nó có thể được san sẻ với các nước nghèo với chi phí gần như bằng không. Do đó, người dân Ghana không cần phát minh ra máy tính cá nhân mới được hưởng lợi từ sự ra đời của nó, họ chỉ cần biết cách sử dụng nó mà thôi.
  • Sự khác biệt mới làm giàu có tâm hồn

    16/10/2015Hà Anh (thực hiện)“Người đọc có tìm những “khác biệt” để đọc hay còn có những yếu tố khác nữa? Người kinh doanh có quan tâm đến giá trị tinh thần khi lựa chọn “kinh doanh” tác phẩm văn học? Điều gì tạo nên giá trị của tác phẩm văn học Việt Nam?”- đó là những nội dung nhỏ trong buổi trao đổi giữa phóng viên báo điện tử Tổ Quốc với nhà văn Ngô Tự Lập, một nhà văn tiếp xúc nhiều với văn học nước ngoài...
  • Đừng bác bỏ sự giàu có của mình

    29/06/2007TS Vương Quân HoàngXưa giờ chuyện người giàu ở Việt Nam nói ra khó khăn vô cùng. Hình như ít ai muốn nói. Chuyện cũng lạ là vào năm 2006, khi bỗng báo giới có người muốn thử nghiệm chút khả năng cộng và nhân, phát hiện ra một số “nhà giàu chứng khoán", thì nhiều âm thanh la ó nổi lên...
  • Giàu có, phải cần Hạnh phúc

    27/02/2007Nguyễn Lan AnhVới tâm trạng lạc quan hiện nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất. Liệu chúng ta có giữ mãi được cảm giác ấy không? Gần đây, Chính phủ Anh đã đặt ra một mục tiêu mới không phải là phát triển kinh tế, mà là hạnh phúc của công chúng. Hóa ra, những quốc gia giàu nhất châu Âu (Anh, Pháp, Đức) lại là những quốc gia kém hạnh phúc nhất.
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • xem toàn bộ