Robot bao giờ biết tâm tư?
20 năm nữa robot sẽ có cảm xúc và ý thức
Đó là tuyên bố của Rodney Bronks, Giám đốc Viện nghiên cứu trí thông minh nhân tạo thuộc Viện MIT nổi tiếng, trong cuốn sách mới xuất bản của ông mang tên Thể xác và máy móc. Robots sẽ biến đổi chúng ta ra sao (Flesh and Machines. How robots will change us) - một cuốn sách được tờ The New York Times ngày 14/4/2002 mô tả là hết sức hấp dẫn bởi những khái niệm mới lạ về ý thức và vô thức và bởi sự liên hệ các khái niệm ấy với sự phát triển của robot trong tương lai.
Sự kiện này một lần nữa làm sống dậy câu hỏi lớn gây tranh cãi suốt mấy thập kỷ qua: “Trí thông minh nhân tạo, gọi tắt là AI (Artificial Intelligence), có thể trở thành hiện thực hay không?".
Nhiều nhà khoa học giỏi nhất trả lời “có” nhưng cũng không thiếu những nhà khoa học tài ba nhất trả lời “không". Bài viết này mong góp nhặt thêm một vài thông tin mới nhất ở cả hai phía ngõ hầu bổ sung thêm tư liệu cho việc tìm câu trả lời.
Thuyết tiến hoá robot
Robot thông minh như con người sẽ xuất hiện vào khoảng 2040 - 2050: ngay từ những năm 1950. Alan Turing, người được coi là một trong các cha đẻ của computer, đã khẳng định: “Computer có thể suy nghĩ. Một hệ thống tính toán có thể bao gồm mọi thành phần quan trọng giống như hệ thống tư duy hoặc hiểu biết của con người. Tôi tin rằng đến cuối thế kỷ này nếu có ai đó bàn đến những chiếc máy biết suy nghĩ thì cũng chẳng có gì là mâu thuẫn”.
Khi chiếc computer Deep Blue đánh cờ thắng vua cờ Gany Kasparov thì niềm tin của Turing dường như đã biến thành sự thật.
Cách đây hai năm vào thời điểm bản lề bước sang thế kỷ XXI, trong số đặc biệt với chủ đề Khoa học có thể làm gì vào năm 2050? Tạp chí Scientific American lại nêu lên câu hỏi liệu robot có thể thông minh (như con người) được không? Trong bài trả lời nhan đề sự trỗi dậy của robot, Hans Moravec, chuyên gia hàng đầu của Viện robot thuộc Đại học Camegie Meuon ở Mỹ, tiên đoán: Vào năm 2050, những “bộ óc" robot dựa trên những computer có khả năng thực hiện 100 ngàn tỷ phép tính trong một giây sẽ bắt đầu cạnh tranh với trí thông minh của con người.
Nhận định của Moravec trước hết dựa trên cơ sở công suất - khả năng tính toán của computer đã tăng lên không ngừng trong những thập kỷ qua. Trong những năm 1970 và 1980, computer dùng cho robot có khả năng thực hiện một triệu phép tính trong một giây (1 MIPS). Trong những năm 1990 là 10 MIPS, rồi 100 MIPS, và gần đây là 1.000 MIPS. Cứ sau mỗi năm trong thập kỷ 90, cùng bỏ ra một số tiền như nhau bạn sẽ mua được một computer có để công suất gấp đôi trong thập kỷ 80 bạn phải đợi 18 tháng và trước đó là hai năm. Nếu tốc độ tăng trưởng này được duy trì thì đến năm 2050 công suất sẽ đạt được cỡ 100 ngàn tỷ phép tính trong một giây, và tiên đoán của Moravec sẽ trở thành hiện thực. Mặt khác, tiên đoán của Moravec cũng dựa trên cơ sở tiến bộ vượt bậc của công nghệ điện tử, tin học và điều khiển học, bởi vì những khoa học này cho phép chế tạo ra những “cơ cấu cảm giác” giúp cho robot giao tiếp được với môi trường xung quanh và với con người.
Nao robot, trường Đại học Hertforshire (Anh)
Xuất phát từ sự tiến bộ của công nghệ kết hợp với việc mô phỏng lịch sử tiến hóa của sinh vật các nhà robot học đã vạch ra một lịch trình "tiến hoá" của robot như ở bảng bên.
Moravec nói: “Tôi tin rằng vào khoảng năm 2040 chúng ta sẽ đạt được mục tiêu nguyên thuỷ của robot và của chủ đề trung tâm của các chuyện khoa học viễn tưởng: những chiếc máy di chuyển tự do với bình độ thông minh như con người”.
Bộ phận cảm ứng là cơ sở của ý thúc Nếu Moravec chú trọng nhiều đến bộ não thì Rodney Bronks lại đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của cơ cấu cảm giác - khả năng phản ứng nhanh của robot đối với bên ngoài nhờ các máy cảm ứng. Theo Brooks, thiết kế của Deep Blue về cơ bản không khác những computer chơi có từ thập kỷ 1960, nhưng chất lượng hơn hẳn của nó được quyết định bởi khả năng phản xạ nhanh gấp bội. Trên quan điểm robotics (robot học), Brooks coi khả năng nhìn là quan trọng nhất viết chương trình để robot chơi cờ và giải những bài toán đại số dễ hơn việc làm thế nào để cho robot biết phân biệt bằng mắt một tách cà phê với một cái bàn, hoặc biết đi lại xung quanh các chướng ngại, cái mà một em bé 4 tuổi có thể làm một cách dễ dàng. Tờ The New York Times nhận xét rất thứ vị rằng Brooks còn đòi hỏi robot trong tương lai phải có phản xạ tìm được lối đi tốt nhất ngay cả trong một không gian trống rỗng, cái mà một nhà tư thiền Phật giáo phải bỏ cả cuộc đời tu luyện cũng chưa chắc hoàn thành. Đối với Brooks không có lằn ranh dứt khoát giữa ý thức và vô thức và ý thức có thể chỉ là sự tổng hợp của các phản ứng vô thức kết hợp lại với nhau mà thôi. Điều đó có nghĩa là không có sự đột biến sản sinh ra ý thức đẻ tạo nên loài người sự tiến hóa diễn ra một cách liên tục từ vi khuẩn đến tinh tinh rồi đến người ý thức của loài người là kết qủa tích tụ qua hàng tỷ năm của phản xạ vô thức từ những động vật sơ đắng nhất đến loài người thời tiền sử mà thành. Khoa học robot có thể bắt chước sự tiến hóa này để một ngày nào đó sẽ tạo ra ý thức của robot giống như con người. Đến lúc ấy, Brooks nói, robot cũng có "quyền con người” và trong tương lai không xa chúng ta sẽ sớm được chứng kiến sự xuất hiện ở mức bùng nổ các robot giống con người (humanoid robots).
Quả thật không phải đợi lâu để chứng kiến "humanoid robots". Chúng đã bắt đầu xuất hiện. Từ ngày 26/3/2002 đến 10/4/2002 vừa qua tại Nhật Bản, nước được coi là cường quốc số 1 thế giới hiện nay về chế tạo robot, đã liên tiếp diễn ra các cuộc triển lãm robot giống người trong đó lớn nhất là triển lãm Robodex 2002 tại Yoknhama ở phía Nam Tokyo. "Robodex" có nghĩa là robot cùng tồn tạii với con người.
Ngay ngày đầu tiên đã có 100.000 người vào xem, một kỷ lục hiếm có. Tại đây robot SDR-4X biểu diễn múa, hát, nói với giọng đáng yêu như giọng trẻ em. Robot ASIMO có thể đi lại không vấp váp trên mặt bằng, lội nước bì bõm, lên xuống cầu thang trong nhà. Robot SAYA có thể thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt nhờ phối hợp cử động của các điểm trên mặt Robot HRP-2P có thể nâng và di chuyển đồ vật Robot của hãng Murata MFG có the đi xe đạp. Robot PARO, một robot hộ lý được ghi vào kỷ lục Guiness vì công lao giúp việc đắc lực cácc bác sĩ trong bệnh viện, chăm sóc bệnh nhân không hề biết e sợ chuyện dơ bẩn lây nhiễm. Robot công nghiệp điều khiển máy móc công nghiệp. Robot tri thức kiểm tra máy liên lạc viễn thông (intercom). Đó là chưa kể những loại robot khác như robot khủng long, robot chó giữ nhà…
Robot bắt chước người
(Tin khoa học tháng 6/2010)
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Hertforshire (Anh) đã phát triển một robot có khả năng bắt chước cảm xúc của con người. Nao, tên con robot, có thể biểu cảm sự giận dữ, nỗi sợ hãi, hạnh phúc, lòng biết ơn...
Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ mới lập trình những kỹ năng cảm xúc của robot tương đương với đứa trẻ một tuổi. Robot được gắn rất nhiều thiết bị cảm biến cho phép nó tương tác với người thật để bắt chước theo.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn