Quan hệ Việt-Mỹ: Một lần và Mãi mãi

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan
08:39 CH @ Chủ Nhật - 28 Tháng Năm, 2017

Lần đầu tiên với quan hệ Hoa Kỳ—Việt Nam, một Tổng thống Mỹ ngay trong năm đầu tiên tại nhiệm sẽ đặt chân lên giải đất hình chữ S. Điều đặc biệt nữa là ông và nhiều vị nguyên thủ khác sẽ tới thành phố biển miền Trung, nơi có huyện đảo Hoàng Sa, nằm không xa các điểm nóng trên Biển Đông. Liệu đây có phải là chỉ dấu để dự báo 2017 là năm sôi động hơn trong quan hệ Việt - Mỹ; là năm có nhiều ý nghĩa đối với việc khai triển các cam kết của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á nói riêng và châu Á -Thái Bình Dương nói chung?

Hướng đến “cây số” 42 trên “đi l Hòa Gii” (Ước gì rồi sẽ có một đại lộ hay một tượng đài mang tên như vậy!) không thể không nhắc tới câu chuyện do bỉnh bút Nayan Chanda kể lại[1]. Ngày 30/4/1975 ti Sài Gòn, khi “bên thắng cuộc” cắm lá cờ Mặt Trận lên tiền sảnh các cơ quan đại diện nước ngoài, thì riêng trước khu vực Đại sứ quán Hoa Kỳ lừng lững như một pháo đài kiên cố vẫn không hề có sắc cờ nào từ lực lượng quân quản tung bay. Được hỏi về nguyên nhân ngoại lệ ấy, một quan chức ở Hà Nội quả quyết với Nayan rằng: “Người M s sm quay tr li!”. Tầm nhìn “sm quay tr li” ấy hóa ra kéo dài những 20 năm—mất gần cả một thế hệ. Ấy là ngày 5/8/1995, khi Ngoại trưởng Warren Christopher cắm quốc kỳ nước mình lên Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Lịch sử phải chờ thêm 5 năm nữa, tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen mới trở thành quan chức đầu tiên trong chính quyền Mỹ đặt chân tới mảnh đất Việt Nam. Cho đến thời điểm tôi ngồi gõ bài này, mọi sự chú ý của giới quan sát đều đổ dồn về chuyến thăm mười ngày tại bốn nước châu Á của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence từ 15-25/4 và chuyến thăm Mỹ của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh từ 20—21/4.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama tại cuộc họp báo chung tại Hà Nội ngày 23/5/2016. Ảnh: TTXVN

.

Tương đng nhiu hơn

Tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ thăm Việt Nam, Philippines và sẽ tham dự cả ba Hội nghị Thượng đỉnh ở châu Á vào tháng 11 tới. Tin tốt lành này được đích thân Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố khi ông tới Trụ sở Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Jakarta của Indonesia hôm 20/4. Cùng ngày, tuyên bố này cũng được Ngoại trưởng Rex Tillerson và Cố vấn An ninh Quốc gia, Trung tướng Herbert Raymond McMaster tái khẳng tại thủ đô Washinton DC. Trong một buổi làm việc riêng với ông Phạm Bình Minh, ông H.R. McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Donald Trump chính thức mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ. Vic Tng Thng Donald Trump quyết đnh tham d Hi ngh APEC, Hi ngh thượng đnh Đông Á, Thượng đnh ASEAN và việc cử Phó Tổng Thống Mike Pence đi vòng quanh các nước Á châu là thêm chỉ dấu cho thấy Washington muốn làm yên lòng các đồng minh và đối tác trong khu vực. Các nước này lâu nay cảm thấy bất an vì những lời tuyên bố thất thường trước đây của ông Trump. Trong cuộc họp với Ngoại trưởng Minh, Ngoại trưởng Tillerson và Cố vấn McMaster tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông; bảo đảm Mỹ ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, dựa trên các tiến trình ngoại giao và pháp lý và trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Việc Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được cả “bộ tam” ngoại giao—tài chính—cố vấn an ninh quốc gia lần lượt gặp gỡ và cam kết làm việc nhiều hơn nữa về các chủ đề quan trọng đối với cả hai nước, cho thấy, quan hệ Việt—Mỹ có thể đang đứng trước những bước tiến mới. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin khẳng định ủng hộ Việt Nam tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC thành công. Cả Mỹ lẫn Việt Nam đều nhấn mạnh sự cần thiết cùng hợp tác trong việc ngăn chặn các hoạt động tài chính bất hợp pháp. Gần đây, hai bên đang thảo luận một hiệp định khung về mậu dịch song phương, vì không còn TPP. Các cuộc thảo luận nhằm vào việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại giữa hai nước, theo khuôn khổ Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA). Hoa Kỳ coi các cuộc bàn thảo này như một cơ hội để tái khẳng định cam kết của chính phủ Trump sẽ mở rộng quan hệ với khu vực châu Á—Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Hoa Kỳ đã kêu gọi Việt Nam nhanh chóng giải quyết các vấn đề tồn đọng, liên quan đến nông nghiệp và an toàn thực phẩm, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại số, dịch vụ tài chính, hải quan, hàng công nghiệp, minh bạch—quản trị tốt và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Phía Việt Nam đã cập nhật cho Hoa Kỳ kế hoạch thực hiện cải cách lao động, nhất trí tiếp tục đối thoại về những vấn đề vừa nêu và khởi động các nhóm công tác để giải quyết các vấn đề song phương khác.

Chỉ tính riêng các con số thống kê năm 2016, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ với hàng hoá hai chiều đạt 52,3 tỷ USD (Trước lúc hai nước bình thường hóa, con số này chỉ ở mức 0,5 tỷ USD). Năm 2016, Việt Nam là thị trường xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ 10 của Hoa Kỳ, đạt 2,7 tỷ USD. Thương mại dịch vụ của Hoa Kỳ với Việt Nam ước đạt 3,1 tỷ USD vào năm 2015. Hai mươi năm trước, chỉ có khoảng 60.000 du khách Mỹ tới Việt Nam mỗi năm. Ngày nay, con số này là gần nửa triệu. Hai mươi năm trước, chưa có đến 1.000 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học. Ngày nay đã có tới gần 19.000 sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ. Ông John Kerry, người đi đầu trong phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam, đã phải thốt lên tại một cuộc hội thảo ở Texas (Mỹ) ngày 22/4 năm ngoái: “Không ai có thể tưởng tượng nổi Hoa Kỳ và Việt Nam lại bắt tay cùng mười quốc gia khác để đạt được những cơ hội giao thương vô giá”[2]. Giờ đây, chắc không ai muốn nhắc lại những nhận định mang tính chụp mũ đối với các quan chức ở Bộ Ngoại giao một thời từng “khai sơn phá thạch” trong quan hệ Việt Nam—Hoa Kỳ là những “quý ngài đến t M(Mr. America)? Liệu tinh thần “đối tác toàn diện”, “đối tác tin cậy” có nâng cấp lên nổi lên thành “đối tác chiến lược” trong giai đoạn tới đây?

Các yếu t bt ng?

Tiếp tục hướng đến “cây số 42”, lịch sử lặp lại cái vòng tròn định mệnh ấy. Đọc “Đa-chính tr trong chiến tranh Vit Nam” của James Burnham, chuyên gia phân tích từ Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS), tiền thân của CIA ngày nay, càng thấm thía điều này[3]. Burnham từng coi chiến tranh Việt Nam là một phần của cuộc tranh hùng để giành quyền kiểm soát Đông Nam Á và chiếm thế thượng phong tại Tây Thái Bình Dương. Trong một bài viết ngày 20/11/1964, ông nhận xét: “Cuc chiến ti Vit Nam không phi là vn đ đa phương, vn đ cc b. Đó là mt trn chiến quan trng trong cuc tranh giành châu Á, Tây Thái Bình Dương và Bin Đông”. Hơn nửa thế kỷ sau, Biển Đông lại dậy sóng. Nhưng lần này, “các vai diễn” đã thay đổi. Trung Quốc từ chỗ “chống lưng” cho Việt Nam (trong kháng chiến) cũng là để mượn đường xuống Đông Nam Á, nay vẫn kiên định mục tiêu bá quyền ấy, nhưng đã bước lên vũ đài trong một tư thế mới. Với “giấc mộng Trung Hoa”, Trung Quốc quyết vượt đại dương để “ăn thua” với Hoa Kỳ. Điều trớ trêu là Việt Nam luôn nằm trên con đường hành tiến của người Trung Quốc. Nói bang giao Việt—Mỹ là quan trọng, nhưng nó luôn quan trọng vì hàng loạt nhân tố thứ ba là nhìn nhận từ lăng kính địa—chính trị khắc nghiệt ấy.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ cùng các “bên thứ ba” như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc châu và Âu châu để đẩy mạnh hợp tác phát triển, đồng thời tăng thêm khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia trong bối cảnh phức tạp ở Biển Đông nói riêng và khu vực nói chung là lẽ bình thường. Việc chính quyền của Tổng thống Trump đang trong giai đoạn định hình chính sách mà đã có các cam kết (tương đối sớm) đối với Việt Nam và châu Á trong những ngày tháng Tư này là điều có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự điều chỉnh mang tầm chiến lược trong chính sách đối ngoại của Trump so với các tuyên bố trong cuộc vận động tranh cử. Nhưng đây mới chỉ là những điều chỉnh bước đầu của phía Mỹ, chỉ là những cơ hội có thể tranh thủ để phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển đất nước. Phần còn lại tùy thuộc rất lớn vào năng lực nắm bắt cơ hội và tận dụng mọi khả năng cả bên ngoài lẫn bên trong, tạo cho được sức bật mới ngay trong những năm trước mắt. Muốn vượt qua được những khó khăn thử thách rất lớn thời gian tới, cũng như tranh thủ tốt những cơ hội thuận lợi, chúng ta không thể không đổi mới một cách sâu sắc và triệt để các thể chế hiện hành vốn là những nhân tố không chỉ cản trở sự phát triển, mà còn là nguồn gốc sự xuống cấp trầm trọng trong mọi mặt đời sống của đất nước.

Một yếu tố bất định khác, đó là những diễn biến trên chính trường quốc tế thời gian gần đây vẫn chưa cho phép chúng ta nhận dạng được một cách rõ ràng các mối tương quan giữa các nước lớn hiện nay và trong tương lai gần. Trước đây, nhiều người cho rằng Trump sẽ hòa hoãn với Putin để nắn gân Tập Cận Bình, gây sức ép mạnh với Trung Quốc. Nhưng chỉ sau hai ngày tại Mar-a-Lago với cảnh cháu ngoại Trump hát dân ca bằng tiếng Quan Thoại cho Tập Chủ tịch và Bành phu nhân thưởng thức thì không ai biết chắc được các “mối tình tay ba” ấy rồi đây sẽ diễn ra theo chiều hướng nào. “Tuần trăng mật” giữa Philippines và Trung Quốc kết thúc sớm hơn dự kiến càng cho ta thêm những bài học đắt giá. Vì vậy, chúng ta phải nỗ lực để có thể xây dựng một chính sách đối ngoại phù hợp hơn, nhất quán hơn trong việc tranh thủ tối đa những vận hội mới để đẩy nhanh quá trình hội nhập, tăng nội lực để phát triển, giải tỏa tình thế “tứ bề thọ địch” của đất nước hiện nay.

Trong lần điện đàm đầu tiên với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Trump quan tâm đến các mối bang giao Trung—Việt. Điều này có thể cho ta cơ hội nhưng cũng có thể tác động ngược lại, tùy theo tính tự cường của ta cao hay thấp, dài hay ngắn. Trong thư gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Donald Trump bày tỏ ý muốn thúc đẩy hơn nữa bang giao Mỹ—Việt, hy vọng về các mối quan hệ song phương ngày càng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, khi ông Trump thông báo cho ông Tập Cận Bình ngay trên bàn tiệc về việc Mỹ tấn công Syria là một mũi tên nhằm nhiều đích. Lấy lý do quân đội chính phủ Syria đàn áp dân thường bằng vũ khí hóa học để thực hiện đòn trừng phạt, thì ở đấy có thể đã bao hàm cả những lời cảnh báo. Trong khi tại Việt Nam, bạo lực và phản ứng của người dân từ Tiên Lãng, Formosa chưa lắng hẳn thì những “ngòi nổ” xung đột giữa cơ quan công quyền, các nhóm lợi ích với người dân xẩy ra khá phổ biến và có nguy cơ ngày càng lan rộng. Việc cần phải làm ngay là phải tháo gấp ngòi nổ từ các “quả bom dân sự” ấy từ trong nước[4]. Bất cứ một hình ảnh gây sốc nào vào thời buổi hiện nay đều rất dễ sinh ra phản ứng dây chuyền, tạo nên những tác động rất tiêu cực, làm cho quốc tế có thể quay lưng lại với Việt Nam. Nước Mỹ thời Trump lên ngôi, như nhiều chỉ dấu đã và đang cho thấy, khác hẳn nước Mỹ thời Clinton và Obama.


Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ từ hồi tháng 4/2017 và sẽ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 31/5/2017 tại Nhà Trắng.

.

*

Lịch sử sẽ còn phải nhắc lại chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam trước khi ông ấy kết thúc 8 năm điều hành nước Mỹ. Nhắc lại không chỉ vì ông là vị Tổng thống đầu tiên sinh ra trong hòa bình, cái chính là do những lời tạm biệt “gan ruột” của ông ấy. Trước khi chia tay, Obama muốn trao cho Việt Nam một hẹn ước như khi Kim Trọng trao kỷ vật cho người tình, để làm tin, một cách đằm thắm và vượt lên trên mọi xúc cảm chính trị... Nhưng cuộc tình “Mỹ—Việt” nay mai có thành hay không, đâu chỉ phụ thuộc vào một mình Kim Trọng. Chỉ lo cho những lời “thệ hải minh sơn” ấy, vì lẽ gì đấy, rồi lại đâm ra dang dở! Cầu mong con tàu Việt—Mỹ đừng trật đường ray một lần nữa, bằng không lời chia tay của Obama dễ thành điềm báo trước vận xui[5]. Đang loay hoay để kết thúc bài viết thì một giai điệu rock quen thuộc dội về. “Forever and Once…” (Mãi mãi và Mt ln…) Ca từ thật xốn xang: “What can I do?” (Ta có thể làm gì đây?). Một câu hỏi ngơ ngác khi bị người tình phụ bạc. Giọng ca gào thét gây cảm giác “xé lòng”, cái cảm giác cháy bỏng bất cứ ai đau dù chỉ một lần trong đời cũng thật khó quên. “Hãy cố nhiều hơn nữa, hãy gác lại tất cả để tiếp tục cuộc hành trình”. Thiếu tình yêu thì đâu còn là cuộc sống, đấy chỉ là tồn tại. Vì thế, hãy giành lại tình yêu đã mất, dù đã phải trả giá quá nhiều…


Tham khảo:

[1] The slow rapprochement: http://americanreviewmag.com/stories/The-slow-rapprochement

[2]http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160429/quan-he-viet-my-bai-hoc-cho-ca-the-gioi/1092388.html

[3] “The Geopolitics of the Vietnam War” xem tại: http://thediplomat.com/2015/02/the-geopolitics-of-the-vietnam-war/

[4]http://danviet.vn/phap-luat/chu-tich-chung-da-nhan-duoc-tam-thu-cua-nguoi-dan-dong-tam-763849.html

[5]http://baovannghe.com.vn/bang-giao-viet-my-cua-tin-con-mot-chut-nay-376.html?vip=bvn

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cảm nhận về sự vụ pháp lý với sắc lệnh hạn chế nhập cư của Donald Trump

    12/02/2017Nguyễn Tất ThịnhNhững thông tin rất nhiều, bao nhiêu bình luận của các hãng truyền thông, các phản ứng khác nhau xung quanh sắc lệnh ' Hạn chế nhập cư trong vòng 90 ngày..' của TT D.Trump trong 10 ngày đầu tiên ở cương vị đứng đầu Hành pháp Mĩ... Mọi người đã theo dõi và cũng có những ý nghĩ .... Tôi viết đôi điều cảm nhận của mình
  • Toàn văn diễn văn nhậm chức của Tổng thống Donald Trump

    21/01/2017Lễ nhậm chức chính thức của Tổng thống Donald Trump đã diễn ra vào lúc 0 giờ ngày 21/1/2017 theo giờ Việt Nam, tức 10 giờ sáng ngày 20/1 theo giờ Washington, Hoa Kỳ....
  • Đối thoại giả tưởng giữa hai tổng thống mới và cũ của nước Mỹ

    19/01/2017Nguyễn Tất ThịnhNửa đêm qua nước Mĩ chuyển giao thành công cho nhiệm kỳ Tổng Thống mới! Tôi theo dõi, có cảm hứng viết bài ' đối thoại' này, chỉ là cách tôi cảm nhận và phản ánh khẩu khí, tâm trạng, ý khí của Tổng Thống cũ và mới. Ngoài ra cũng muốn mô tả văn hoá chính khách đẳng cấp...
  • Nước Mỹ thời ông Trump và ứng xử của Việt Nam qua góc nhìn của ông Bùi Quang Vinh

    14/01/2017Kim YếnNguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đã có những phân tích về cục diện thế giới sau khi Donald Trump làm tổng thống và tác động của điều này đến kinh tế Việt Nam...
  • Bàn về hiện tượng Donald Trump

    05/01/2017Nguyễn Trần BạtChúng tôi muốn trao đổi với ông về hiện tượng Donald Trump. Với những khẩu hiệu, tuyên bố của ông ấy thì dư luận thế giới và cả nước Mỹ hiện nay đang bối rối và bàn luận rất nhiều...
  • Ý thức và trách nhiệm ở xã hội Mỹ

    12/11/2016Mèo ConCó ý thức thì sẽ có trách nhiệm, mà trách nhiệm thì có liên quan đến pháp luật. Tôi muốn chia sẻ với quý độc giả về ý thức và trách nhiệm ở một góc cạnh liên quan tới những sinh hoạt hằng ngày của một người sống bình thường trên nước Mỹ...
  • Từ quốc khánh Mỹ nghĩ về sức mạnh Việt Nam

    04/07/2016Hiệu Minh (từ Mỹ)Hòa bình đã qua mấy thập kỷ. Đã lúc nào chúng ta tự hỏi, sức mạnh năm xưa có còn không? Và giá trị thời đại của Việt Nam bây giờ là gì trong thế giới toàn cầu hóa này? Sức mạnh đoàn kết ấy ở đâu. Mấy chục năm qua, có ai dám đặt lên vai trọng trách quốc gia cho tuổi trẻ như Cụ Hồ đã từng tin chàng trai Nguyễn Hữu Đang khi xây dựng lễ đài Ba Đình.
  • Vì sao Obama nhắc tới Phan Châu Trinh trong bài phát biểu “chạm trái tim”?

    03/06/2016Vì sao một Tổng thống Mỹ như ông Obama lại nhắc tới Phan Châu Trinh chứ không phải một nhà Duy Tân nào khác và điều đó gợi mở cho chúng ta điều gì trong bối cảnh hiện nay?
  • Lời nói chuyện của Tổng thống Obama cùng các bạn trẻ YSEALI

    30/05/2016Nam Hoàng dịchMột trong những điều làm tôi hứng thú nhất trong những chuyến đi ra nước ngoài là được ra khỏi những văn phòng chính phủ và có thời gian với các bạn trẻ như các bạn. Điều đó là niềm vui. Nó mang đến cho tôi sự lạc quan phi thường về tương lai...
  • Bài phát biểu tuyệt vời của Tổng thống Mỹ Obama trước sinh viên, trí thức Việt Nam

    27/05/2016Bài phát biểu của một người nước ngoài, một người Mỹ, đặc biệt là của Tổng thống Mỹ. Xin mời hãy đọc và đọc lại nhiều lần!
  • Barack Obama và giấc mơ đã… trở thành hiện thực

    22/05/2016Một số người sinh ra đã ở trong cung điện. Một số khác được định mệnh cho sung sướng ở trong lâu đài. Nhưng chỉ có vài người "sinh ra" trong trí tưởng tượng, nằm ở bên ngoài những tiền lệ của lịch sử và những niềm hy vọng. Barack Obama là một trong số đó...
  • TS Lê Đăng Doanh: Từ chiếc đồng hồ của Obama đến cá kho tộ

    22/01/2016Lê Đăng Doanh (Hương Xuân ghi)Hy vọng từ 3 chữ C. Đó là Chất lượng – Công nghệ – Chuỗi giá trị, có lẽ là thứ ta cần trong thế giới không còn “phẳng” mà “nhanh”, các ứng dụng mới sẽ thay đổi lối sống và nhịp sống của con người như hiện nay.
  • Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama

    09/11/2015Thượng nghị sỹ Barack Obama đã có diễn văn tuyên bố chiến thắng trước các ủng hộ viên vào đêm 4/11/2008...
  • xem toàn bộ