Hãy biết tiếp cận và sử dụng tri thức!

11:02 SA @ Chủ Nhật - 19 Tháng Mười Một, 2017
Cuộc sống này có những định kiến, thói quen được tạo ra bởi những con người không thông minh lắm, nhiều khi nghịch lý lại do những người rất thông minh gây nên, thậm chí lại được bảo vệ bởi những người có chức quyền! Chỉ có những người khai phóng, nỗ lực làm ra những giá trị mới sẽ vượt qua nó , tạo nên sự phát triển chung của xã hội! Giới Doanh nhân thuộc về giới như vậy!
.
Hôm nay chúng ta giành những lời kính chúc và trân trọng nhất gửi đến các quý thày cô của mình: những kiến trúc sư của tri thức, những bó đuốc Đan cô của tinh thần, những biển chỉ đường của sự nghiệp, những người chia sẻ ý nghĩa :
"Ở đời lấy muối làm ngon. Lấy nước làm sạch. Lấy trí khôn làm giàu!"
.
.
Sự tiến hoá về trình độ lao động của con người thể hiện ở 5 bậc thang từ thấp đến cao :
  • Làm theo kinh nghiệm
  • Kĩ năng sử dụng công cụ
  • Năng lực quản trị Tổ chức
  • Thiết lập văn minh
  • Khai phát tư tưởng
Trong đó các Doanh nhân thực hành phương pháp của 3 tầng quản trị :
  • MANAGEMENT : với hệ thống thông minh và hiệu quả
  • ADMINISTRATION : với hệ thống chuyên nghiệp và văn minh
  • GOVERNANCE : với hệ thống xã hội hoá và hội nhập
.
Chúng ta tự hỏi:
  • Quản trị thế nào khi hệ thống có rất nhiều thứ bất định bất lường bất trắc?
  • Đi đến tương lai thế nào khi mỗi ngày làm việc chỉ để giải quyết hậu quả xấu
  • Hội nhập thế nào khi bị suy yếu năng lực, lợi thế ngay trên sân nhà?
  • Lãnh đạo thế nào khi để con người quay lưng, rời bỏ những quy tắc?
  • Giàu có thế nào khi không thể thực sở hữu và chia sẻ được những giá trị tốt đẹp?

Phát biểu của thầy Nguyễn Tất Thịnh, hiệu trưởng trường Doanh nhân PTI tại Lễ tôn vinh sự học
.
Nên các Bạn là Doanh nhân thời đại mới thì :
Về tầm vóc
  • Nhận định được thời thế, xác định được sự thật, thẩm định được con người, thiết định được các tiêu chuẩn, quy định được luật chơi đẹp

Về kiến tạo
  • Xây dựng cơ chế của Tổ Chức Mục Tiêu, vận hành dòng Tiền gia tăng Tài Sản, điều khiển được các quá trình, tương tác tích cực với xã hội, quản trị được thay đổi,
Về phẩm chất
  • Bản lĩnh của người thuyền trưởng, ý chí của người thực thi mục tiêu, sáng suốt của người ra quyết định, nhân văn của con người xã hội, dũng cảm của người thay đổi.
.
Tri thức mà chúng ta cùng chia sẻ để các bạn mạnh hơn, xa hơn, cao hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Bởi vậy hãy biết tiếp cận và sử dụng tri thức:
  • Học cách Tổng kết / khái quát / quy nạp các sự vật hiện tượng để ứng dụng
  • Nắm vững các quy luật và biết tạo ra các quy tắc hành động
  • Phát triển bản thân để là trung tâm giải pháp quyết định nhất
  • Dụng ngay & luôn những điều đúng đắn, từ việc nhỏ, mỗi ngày
  • Bí kíp không có ! Know-how nằm trong quâ trình lao động bền bỉ đam mê và sáng tạo
Để truyền tải và chia sẻ tri thức, chúng tôi , những giảng viên, nhận thức rằng;
  • Lời nói không chính trựckhông thể mang được đạo lý
  • Phong cách không chính chuẩnkhông thể đảm được cương vị
  • Làm việc không chính quykhông thể dụng được khoa học
  • Kiến thức không chính họckhông thể đến được tư tưởng
  • Con đường không chính nghĩakhông mang được sứ mệnh
Vì thế giảng viên phải: chính danh, có tác phẩm, làm tư vấn, và có tư cách xã hội tốt.
.
Trong cuộc sống lao động của chúng ra Có 5 điều thuộc về Đạo:
  • Thiện : khiến người ta thông thái nhất -> sáng đến Thiên Đức
  • Thuận : khiến giải pháp hữu hiệu nhất -> chạm đến Thiên Năng
  • Thực : khiến xác định được vấn đề bản chất nhất -> sở hữu Thiên Pháp
  • Thành : khiến ta được mọi người ủng hộ nhất -> đón nhận Thiên Phù
  • Thấu : khiến thực hiện mọi việc chuẩn chỉnh nhất -> đạt được Thiên Phẩm
THIÊN được hiểu là điều cao nhất mà con người tiếp cận nên nhận được từ đấng Toàn Năng để làm nên điều lớn nhất, kỳ diệu nhất có thể....
.
Cuối cùng:

Ý nghĩa cuộc sống của mỗi người chúng ta là cộng dần mỗi ngày có bao nhiêu những giá trị trong ( lao động + tinh thần + quan hê + thụ hưởng + niềm sống ). Nên hãy hết mình từng phút giây trong những gì bạn đang thế để đừng phải nuối tiếc, ân hận...
..
Hôm nay đến đây trong lễ tôn vinh Sự Học chúng ta hiểu hơn : giá trị của học tập là cơ bản nhất, lâu bền nhất, sang trọng nhất....làm nên Trí Khôn xứng đáng nhất trong cuộc sống lao động tiến hoá của tất cả chúng ta!
Clip bài phát biểu:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự học ngày nay: Ít "bậc thầy" đúng nghĩa?

    12/11/2019Lại Nguyên ÂnGiữa tháng 1, nhà văn Lại Nguyên Ân gửi tới VietNamNet bài viết đưa ra "một cách lý giải về sự học và tình thầy trò ngày nay, cho rằng, khi mà học tập là một phần việc mà mỗi người phải theo đuổi suốt đời, khả năng “làm thầy” thiên hạ bao giờ cũng rất hạn hẹp...
  • Vơi dần “bằng chứng” về sự học thời xưa

    01/12/2018Hà HiềnDi tích Nho học được đánh giá là một bộ phận quan trọng của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, chứa đựng nhiều giá trị vật thể, phi vật thể sâu sắc, là một trong những bằng chứng về sự học của người Việt suốt hàng trăm năm lịch sử. Tiếc rằng, rất nhiều di tích, di vật, hiện vật quý giá đã bị mai một hoặc mất đi...
  • Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức và Trí thức

    01/05/2018Nguyễn Tất ThịnhNgày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ (trong Sống Mòn của Nam Cao) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…
  • Bàn thêm về sự học

    18/01/2017Học là chuyện đương nhiên, là khát khao, mong ước của cuộc sống con người. Có nhiều câu châm ngôn tục ngữ răn dạy, nhắc nhở con người về sự học.
  • Sự học đề cao thực nghiệp

    10/11/2015Bùi Văn Nam SơnThực học và Công dân toàn cầu là hai khái niệm không còn mới đối với thế giới, nhưng ở Việt Nam hiện nay lại trở nên “nóng bỏng” vì ngày càng có nhiều trăn trở về câu hỏi: học để làm gì?
  • Thanh niên đối với sự học

    29/07/2015Ứng Hòe Nguyễn Văn TốChúng tôi đăng lại bài viết này của cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố [1889 - 1947), nguyên Hội trưởngHội Trí tri, Hội truyền bá quốc ngữ trước năm1945; Bộ trưởng cứu tế xã hội trong Chính phủ Cách mạng lâm thời 1945; Đại biểu Quố hội, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Quốc vụ khanh trong Chính phủ liên hiệp Việt nam lâm thời (1946) bởi những quan tâm, cách nhìn, cách luận về sự học của các vị tiền bối xem ra vẫn có ích với bây giờ ...
  • Tâm giao về sự học và Sự nghiệp lao động

    17/11/2014Nguyễn Tất ThịnhChúng ta hãy hình dung điều gì xảy ra nếu một đứa trẻ không được đi học? Lớn lên trở thành ai ? Có thể là một Doanh nhân? một Vị Tướng hay một Chính khách được không? Cũng như vậy đặt câu hỏi ngược lại rằng nếu một Doanh nhân, vị Tướng, hay Chính khách nếu không được học sẽ thực thi chức phận của mình như thế nào, chưa nói đến là tài giỏi?
  • Sự học & đại học

    18/09/2013Tô Vĩnh Hà (ĐH Khoa học Huế)Liệu Cổng trường Đại học có nhất thiết phải là Con đường Duy nhất? Đây là một câu hỏi không phải là quá khó để trả lời, nếu xét theo cách duy lý của cuộc đời, nhưng là câu hỏi cực khó với thân phận của con người.
  • Sự học lấy bằng

    17/06/2009TS. Phạm Duy NghĩaNgười làm quan ở nước ta, xưa thì được tuyển mộ qua đường khoa cử (giỏi thơ ca và thuộc sách thánh hiền thì được đỗ đạt, làm quan), nay về cơ bản phải kinh qua ba kênh đào tạo chính: đào tạo về chuyên môn, đào tạo về chính trị và đào tạo về quản lý nhà nước...
  • xem toàn bộ