Phát minh vĩ đại nhất của các nền văn hóa là lễ Tết

09:47 CH @ Thứ Tư - 22 Tháng Giêng, 2020
Bất cứ cộng động người nào, dù sống ở đâu cũng hình thành nên văn hoá. Nghĩa là những nhóm người có cùng những tập tính phong hoá trong lối suy nghĩ, cư xử, hành vi mang tính chung, trải qua nhiều đời được duy trì thành truyền thống, nhiều nơi mạnh đến mức khó thay đổi theo thời gian gọi là bản sắc, chi phối những nền nếp còn lại của cộng đồng lớn , thậm chí anh hưởng đến cộng đồng khác nhỏ hơn.
.
Văn hoá cộng đồng chứa đựng nhiều nét, nhiều nội dung nhưng bản sắc riêng có thể làm những cộng đồng khác biệt nhau cả nhiều trăm năm.
.
.
.
Tôi cho rằng trong số những phong phú đó thì Lễ Tết được xem là ‘phát minh vĩ đại nhất’ của mỗi nền văn hoá cộng đồng, bởi 5 điều sau :
.
1. Lễ Tết là khoảng giao thoa chuyển mùa của chu kỳ thời gian thiên nhiên cùng chu trình thời vụ lao động mới của cộng đồng, với niềm tin và kỳ vọng sắp tới sẽ hanh thông, sum xuê hơn mọi bề. Tinh thần chính là ‘xanh tươi về sức sống và nảy lộc cho tương lai
2. Lễ Tết là khi cả cộng đồng nghỉ ngơi tự tưởng thưởng cho mình với những thành quả tốt lành nhất, mới đẹp nhất vừa thu hoạch, và tích luỹ được trong khoảng thời gian dài trước đó. Giành nhiều hưởng thụ hơn cho văn hoá tinh thần : giao lưu với nhau, hoà cùng thiên nhiên
3. Lễ Tết là khi các gia đình không chỉ sum vầy vui vẻ các thế hệ, mà cùng hoà chung vào không khí hội tụ xa gần, hoan hỉ của cả cộng đồng với tinh thần ‘ôn cố tri tân’ , củng cố truyền thống, học hỏi những tấm gương hay của ‘làng nước’ , các hoạt động văn hoá muôn vẻ được phô diễn
4. Lễ Tết là dịp tri ân tiền nhân, cảm tạ những người đã phù giúp mình, động viên mọi người nỗ lực hơn, quảng đại, khích lệ hùn hạp cho những ai tiêu biểu từ trẻ đến già thêm sinh năng kiên trì với những dự định đang và sẽ : tốt hơn, cao hơn, xa hơn, mạnh hơn, công thành danh toại
5. Lễ Tết là khi con người suy tâm về tín ngưỡng, từ lòng tin đến đức tin, hướng tới những đấng cao cả, thành niệm với những hình tượng siêu việt như hằng có trong thời-không luân vũ , cùng nghiệm lành muôn nhân quả của sự sống , hướng tới cách sống thiện phước.
Cũng đã từng có những ý kiến khác nhau về nên bỏ hay không Tết Âm Lịch?! Tôi cho rằng đó là dịp Lễ Tết lớn nhất, bao trùm nhất, quan trọng nhất không chỉ là vài cộng đồng nhỏ từ xưa cùng tập tính văn hoá. Nay đã hội tụ được cả những cộng đồng dân tộc, chủng tộc khác nhau, thậm chí ở thời-không khác, khi đã cùng hoà nhập với nhau bởi làm ăn chung nhau, cùng bầu không khí tôn trọng, hân hoan của hàng trăm triệu người . Bởi vậy cần giữ và làm cho Lễ Tết càng đậm đà, sâu sắc thêm 5 điều trên.
.
Không có Lễ Tết , con người dường như cảm thấy cuộc sống là triền miên lam làm khổ ải, không còn biết hưởng thụ theo nghĩa con người Văn Hoá - Xã hội. Kinh nghiệm chỉ là thứ sơ cứng , bị nghèo nàn đi mà không chuyển thành giá trị có tính di sản. Sự giao tiếp của con người sẽ tiến dần theo cách của những cái máy. Hệ ứng xử của con người sẽ mất đi quy chiếu về Tốt Lành Vị Lai, chỉ thuần logic của kinh tế. Không còn Lễ Tết thì người già quên được kính trọng, trẻ con quên được khởi tôn. Thiên nhiên chỉ mang ý nghĩa vật lý.
.
.
Tôi đã có câu thế này:
. Xởi lởi Trời cởi VẬN cho
. So đo Trời co MỆNH lại
Lễ Tết là dịp mỗi người xởi lởi với cộng đồng, với đời, nghiệm phát lại sứ Mệnh của mình để vượng trong Thiên Địa Nhân.
.
Lễ Tết là thứ văn hoá vĩ đại nhất của mỗi cộng đồng người bởi Thiên Địa Nhân rộng lớn hội tụ trong thân tâm trí tín thần của mỗi con người thành viên.
.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tết Ông Táo: Truyền thuyết và nghi lễ

    28/01/2019Nguyễn Xuân Diện sưu tầmỞ Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau...
  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Hồn Tết vơi đi

    02/02/2019Đào Vân ViệtLại sắp Tết rồi! Nhớ những lúc giao thừa. Hình như năm nào bà cũng đi ra đi vào, rồi phàn nàn với con cháu rằng thế này thì bỏ hết tết à! Năm nào cũng vậy, sau khi sắp xong mâm cỗ giao thừa là con cháu tản đi hết...
  • Vui như Tết

    15/02/2018Tết được nghỉ ngơi, có thời gian đi thăm bạn bè, họ hàng mà lại bảo không sướng, lại còn sợ. Cái sướng cái khổ là tự mình mà ra cả, chứ cái Tết nó làm gì mà phải sợ nó...
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.