Nữ hoàng Victoria đã đội chiếc vương miện nào?

09:54 SA @ Chủ Nhật - 19 Tháng Chín, 2021

Như chúng ta đều biết, kể từ năm 1840 đến nay, từ những con tem nhỏ bé của các nước, ta thấy con người, phong cảnh, sự vật, hoa thú... mỗi ngày một ra nhiều và đa dạng. Trên con tem, các bạn có thể thấy ngoài những gì từ tự nhiên còn có những đồ vật con người làm ra, rồi đến cả những tác phẩm nghệ thuật như tranh ảnh, quốc huy, biểu tượng quốc gia, hình ảnh đồng tiền hay những bảo vật có một không hai.  (Xem hình 1, 2 minh họa cho điều này).

Hình 1. Tem thư các nước
Hình 2. Tem thư các nước

Trở lại với những con tem Anh và thuộc địa Anh những năm 1840-1900, ngoài chủ đề cuộc đời của nữ hoàng Anh Victoria, bạn sẽ kể về sự vật, cây hoa hay loại thú nào?

Tôi xếp ra một số vật phẩm tem thư và quyết định chọn chủ đề “Nữ hoàng Victoria đã đội chiếc vương miện nào? (Xem hình 3, 4)

Hình 3. Hình ảnh trên phong bì thư
Hình 4.

Trên hình 4 là năm con tem có thể nói là đầu tiên có hình vương miện nữ hoàng Anh.

  • Scott 909: Canada (năm 1982) có hình con tem Canada đầu tiên Scott 1 năm 1851. Trên con tem đó có hình chú hải ly. Vậy là bạn có thể kể về loài thú này của Canada – trả lời cho câu hỏi nêu trên. Tuy nhiên, trên con đó còn có hình chiếc vương miện (crown) của nữ hoàng Victoria.
  • Scott 15: Canada (năm 1859)cũng về thú hải ly của Canada, trên đó cũng có hình chiếc vương miện của nữ hoàng Victoria.
  • Scott 98: New South Wales (năm 1897)  khiên cờ New South Wales cùng hình vương miện của nữ hoàng Victoria.
  • Scott 85, 86: Canada (năm 1898) hình bản đồ đế quốc Anh cùng hình vương miện của nữ hoàng Victoria.

Chiếc vương miện (crown) được nói tới ở đây là chiếc vương miện hoàng gia (Imperial State Crown)trao cho người đứng đầu vương quốc Anh vào lễ đăng quang. Nó thuộc sở hữu của vương quốc. Nó được hãng Crown Jewelers Rundell, Bridge & Co, làm ra, dùng  tới 3.093 viên đá quý, trong đó bao gồm một viên hồng ngọc từ châu Phi và viên đá sapphire 104 carat có tên là St. Edward’s Sapphire,  (xem hình 5).

Hình 5

Năm 1845, trong một tai nạn xảy ra tại Lễ khai mạc Quốc hội năm 1845, chiếc vương miện Hoàng gia bị hư hỏng nặng và những viên đá quý tháo ra, đính lại vào một chiếc vương miện sau này vua George VI đăng quang năm 1936, khung vàng còn trống thì được trưng bày tại Tháp Martin, London.

Đến đây, bổ sung thêm các hình 6 –  tem (FDC Jersey kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhật nữ hoàng Victoria), hình 7 - trang tem (Sc.21 Canada năm 1864, Sc.117 UK năm 1887, Sc.8 New Brunswick năm 1860, Sc.69 Barbados năm 1892, Sc.43 Niger Coast năm 1894, Sc.58 Canada năm 1897, Souvenir sheet Guine-Bissau kỷ niệm 175 năm Penny Black); hình 8 – trang tem (Souvenir sheet + FDC UK Kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhật nữ hoàng Victoria); hình 9 – trang tem (FDC UK Victorian Britain năm 1987)

Hình 6.
Hình 7

Hình 8

Hình 9.

Qua 4 hình tem 6,7,8,9 bạn sẽ thấy 4 hình ảnh chiếc vương miện Hoàng gia qua tem đồng thời hẳn cũng nhận ra Nữ hoàng Victoria còn đội nhiều loại vương miện khác. Phần sau đây, xin dành cho các bạn đối chiếu các loại vương miện với các hình ảnh trên tem thư của tôi và các bạn.

Khi trở thành góa phụ khi hoàng tử Albert của Saxe-Coburg-Gotha chồng nữ hoàng qua đời, bà lui về ở ẩn, từ chối đội lại Vương miện của Hoàng gia. Để trở lại với công chúng, năm 1870, nữ hoàng đặt làm một chiếc vương miện thứ hai (Small Diamond Crown) vừa đáp ứng nhu cầu nghi lễ, vừa phù hợp với trang phục của góa phụ. Vương miện nhỏ do hãng Crown Jewellers, Garrard & Co. làm tháng 3 năm 1870.  Nó chỉ cao 10 cm và làm từ 1.162 viên kim cương trang trí và 138 viên kim cương nặng 132 cara lấy từ một chiếc vòng cổ. Cuộc họp Quốc hội ngày 9/2/1871 nữ hoàng đã lần đầu tiên sử dụng vương miện này. Do vương miện thuộc về sở hữu cá nhân nên nữ hoàng và theo di chúc bà để lại Crown Jewels sau khi mất. Ngày nay, nó cũng được bảo quản trong nhà Ngọc tại Tháp London. (Xem hình 10)

Hình 10.


Ngoài 2 chiếc vương miện kể trên, bộ sưu tập vương miện nhỏ (Coronet, Diadem, Tiara) thuộc sở hữu cá nhân của nữ hoàng Victoria còn nhiều chiếc khác.

Chiếc thứ 4 đáng được nhắc đến với các bạn chơi tem thư là chiếc vương miện kim cương và sapphire (Sapphire and diamond coronet). Năm 1840, nó được hoàng tử Albert thiết kế và được thợ kim hoàn Joseph Kitching làm ra và trở thành quà tặng đám cưới nữ hoàng Victoria. Nữ hoàng rất hay sử dụng chiếc coronet này và nhiều bức tranh, ảnh, tem thư (bao gồm cả con tem đầu tiên của thế giới Black Penny) đều thấy bà dùng nó. (Xem hình 11)

Hình 11

Hình những con tem Anh và thuộc địa cổ nữ hoàng Victoria đội vương miện này  

Chiếc thứ 5 là chiếc George IV State Diadem(Còn gọi là Diamond Diadem) được nữ hoàng dùng ngay trong lễ rước đăng quang, xuất hiện nhiều trong các ảnh chân dung. Chiếc vương miện này do các thợ kim hoàn Crown Rundle and Bridge làm ra. Nó gồm 1333 viên kim cương nặng hơn 320 carat trong đó có một viên kim cương màu vàng nặng 4 carat.. (Xem hình 12)

Hình 12.  

Con tem Canada kỷ niệm lễ kim cương - 60 năm lên ngôi của nữ hoàng Victoria - con tem duy nhất cùng có hình chiếc Diamond Diadem và chiếc Small Diamond Crown.

Con tem Canada năm 1897 2 cents kỷ niệm lễ kim cương - 60 năm lên ngôi của nữ hoàng Victoria 

Chiếc thứ 6 là chiếc Queen Vicroria’s Emerald Tiara. -  vương miện ngọc lục bảo(xem hình 13). Nó được Hoàng tử Albert thiết kế dành cho nữ hoàng Victoria. Victoria đã đeo cho lễ rửa tội của Hoàng tử Alfred và xuất hiện trong các bức tranh vẽ của Franz Xavier Winterhalter vào năm 1846 và 1859.

Chiếc thứ 7 là chiếc Kokoshnik Tiara  (xem hình 14). Chiếc này sau được nữ hoàng tặng lại cho cháu gái – công chúa Louise. Chiếc vương miện này đáng chú ý bởi các lát kim cương xếp từng hàng bằng vàng và vàng trắng, lấy cảm hứng từ kiểu mũi đội của triều đình Romanov ở Nga.

Chiếc thứ 8 là chiếc The Fife Tiara có lẽ nữ hoàng chưa đội, nên tôi xin giới thiệu để các bạn tham khảo. Fife Tiara được đeo bởi chủ nhân đầu tiên - Louise (cháu gái Victoria). Năm 1888, nó được bá tước Fife thuê nhà thiết kế Oscar Massin thiết kế và thuê các thợ kim hoàn làm ra để tặng cho cháu gái nữ hoàng. Đến năm 1889, Louise cưới Fife lúc đó đã được phong là công tước.


Chiếc thứ 9 là The Oriental Circlet như trong ảnh (xem hình 15).

Hình 15.


Xem lại số tem thư ở các hình 6, 7, 8, 9 các bạn sẽ thấy một số tem nữ hoàng Victoria không đội vương miện và một số tem nữ hoàng đội vòng hoa hồng Tudor  - quốc hoa của nước Anh, loài hoa mà bà ưa thích.  

Đó là giai đoạn nữ hoàng chưa đăng quang. Được biết nữ hoàng trong hôn lễ đã chọn mặc áo trắng sa tanh trang trí bằng những bông hoa cam (Mexican Orange Blossom). Bà không đeo kim cương trên đầu mà chỉ đội một vòng hoa cam đơn giản.  Trong thời gian từ 1839 đến 1846, để thể hiện tình yêu với nữ hoàng, hoàng tử Albert đã tặng bà các trang sức gồm trâm cài bằng vàng, đôi hoa tai và vòng đội đầu bện bằng hoa cam (nhân ngày kỷ niệm tròn năm ngày cưới), Nhật ký của nữ hoàng Victoria đã viết “đó là một vòng hoa đáng yêu và ý nghĩa thân thương từ Albert”. (xem hình 16) 

Hình 16

Hy vọng bài viết này đã trả lời giúp bạn câu hỏi: Nữ hoàng Victoria đã đội chiếc vương miện nào?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Con tem thư đắt nhất thế giới

    22/02/2021Minh BùiCâu chuyện huyền thoại về con tem Magenta một cent bắt đầu ở British Guiana - thuộc địa của Anh quốc từ năm 1796 và trở thành quốc gia độc lập Guyana năm 1966...
  • Vẻ đẹp người phụ nữ trong những bức họa ở phòng tranh nổi tiếng ở Moskva

    31/03/2020Duy TrinhPhòng tranh Tretyakov nổi tiếng ở thủ đô Moskva có lịch sử từ năm 1856, khi thương gia Pavel Mikhailovich Tretyakov mua tác phẩm của các nghệ sĩ Nga để lập bộ sưu tập và sau này phát triển thành bảo tàng nghệ thuật quốc gia của nước Nga...
  • Đi tìm định nghĩa về đẹp

    03/07/2016Huy Lâm...với cả đàn ông lẫn phụ nữ, người giàu cũng như người nghèo, sang hay hèn, sắc đẹp, nói cho cùng, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống. Có nhiều người trời cho đẹp rồi lại còn muốn đẹp hơn nữa. Thế nên, lòng ham muốn được có sắc đẹp thì không giới hạn và không bao giờ là đủ...
  • 5 điều mà tác phẩm Alice lạc vào xứ sở thần tiên đã phát hiện về bộ não

    02/03/2015David RobsonLewis Carroll là khá khiêm tốn về kiệt tác của ông."Nhân vật nữ chính bỏ ra một giờ dưới lòng đất, và gặp các loài chim khác nhau, con thú,... (không có các bà tiên), được phú cho khả năng nói chuyện”, ông viết trong Punch. "Toàn bộ điều đó là một giấc mơ, nhưng mà tôi không muốn tiết lộ cho đến cuối cùng."...
  • Phụ nữ - cá tính?

    20/10/2014Hoàng Tùng - Vũ Minh - Hoài AnhVẻ đẹp cá tính gây ấn tượng mạnh cần phải đi kèm một thành công nhất định. Sắc đẹp để được ghi nhớ và chinh phục được mọi trái tim phải được hội tụ đầy đủ những phẩm chất cao quý. Khi ấy, sắc đẹp sẽ vĩnh cửu.
  • “Anonymous” – Chỉ ý tưởng là bất tử

    17/09/2013Hà Thủy NguyênTác giả thật sự của những vở kịch và những bài thơ ký tên W. Shakespeare hay Anonymous là Edward de Vere, bá tước xứ Oxford. Bá tước là một người uyên bác, đam mê thi ca và kịch nghệ. Ông là người ảnh hưởng đến một cuộc nổi dậy của các bá tước chống lại gia tộc Cecil đang nắm quyền lực chi phối nữ hoàng lúc bấy giờ, nhưng họ đã thất bại. Edward de Vere từ một người giàu có và quyền lực cuối đời chết trong cô đơn, tuyệt vọng, nhưng hơn ai hết, ông biết rằng ngôn từ của ông có quyền lực hơn bất cứ vị thế chính trị hay sức mạnh quân sự nào...
  • Vương miện mùa thu

    06/12/2010Thực ra mà nói, trong con mắt của tôi, mùa thu nước Nga không chỉ nhuộm vàng lá, mà bao phủ xung quanh còn biết bao nhiêu gam chuyển đều hệt như bảng tổng phổ của các họa sĩ theo trường phái cổ điển.
  • xem toàn bộ