Nọc độc từ Khổng Tử

06:38 CH @ Thứ Tư - 22 Tháng Sáu, 2022

Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng, nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn.  

Vừa rồi, mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng: nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo: nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi, đó là sự thật), nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, ổng nói mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội.

Nếu ổng chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi: “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần”, thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.

Triết lý Nho giáo đầy rẫy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân:

* Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc khi cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang.

- Nam nhi chí tại bốn phương thế nào, khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh, để về lo vun đắp cho dòng họ gia đình?

- Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho?

Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?

* Nho giáo dạy: “thượng bất chính, hạ tất loạn”, nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì, thì đừng trách thằng ở dưới, nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung.

- Bảo: “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc), nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”.

* Dạy: “phụ bất từ thì tử bất hiếu”, nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu, thì nó là thứ đạo lý quái gở gì?

* Nho giáo dạy: “phu phụ tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách), nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi, nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách, thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau, thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?

* Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người:

- Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra, mà: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không), hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)?

- Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người, thì dạy là: “phu thê như y phục”, còn anh em tuy cùng một mẹ một cha, nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng, thì lại dạy: “huynh đệ như thủ túc”.

Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm, sĩ diện hão, ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn, bị người ngoài lợi dụng, trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mà mồm vẫn cứ leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”... !

* Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” (thậm chí cái gì từ Nho giáo viết, cũng cứ cho là sách nói, sách của ÔNG THÁNH), nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy.

Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức, trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức ( giỏi cỡ ông Nguyễn Công Trứ mà còn "lên bờ xuống ruộng" nữa là thứ "học hành 3 chữ lem nhem..."

* Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật, mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân), nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột, hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn "mưa móc" thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy, dù có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.

* Nho giáo đặt "trung quân" đứng trước "ái quốc", có nghĩa là xem việc trung thành với một cá nhân, một dòng họ hoặc một thể chế trên cả lợi ích của đất nước và dân tộc?

Thế mà gọi là đạo thánh hiền sao?

Trong tam cương, mối quan hệ "quân thần" nặng hơn "phụ tử" và "phu phụ". Logic đó là như thế nào? Kẻ cai trị mình thì coi trọng hơn cả cha mẹ vợ chồng; luân lý này là thứ luân lý gì?

Ở thế kỷ 21, mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc, thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.

Đau thật, khi Khổng Khâu ghi câu: "nữ nhi thường tình", nữ nhi chính thị tiểu nhân, để đề cao nam nhi bằng câu "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô", ông Khổng cho rằng: "nam nhi đại trượng phu", "nam nhân - quân tử", "nữ nhân ngoại tộc", nữ nhân - tiểu nhân", v.v...

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hư học hư làm, hư tài

    16/04/2014Thực đau lòng bảy đội bóng trẻ con vốn là mô hình sân chơi "trung thực, lành mạnh, hồn nhiên" được xem là gian lận, gian lận tuổi. Một vết nhơ của bóng đá trẻ nước nhà! Một cầu thủ U.15 sinh ngày 14-3-1987, học lớp 10D trung học phổ thông Nguyễn Huệ đã được gia đình, công an hộ khẩu, công chứng tỉnh làm phép "biến trâu thành nghé"...
  • Sự chuyển giao từ Nho học sang Tây học

    03/02/2020Đỗ Lai ThúyTừ khi bỏ khoa cử trên toàn cõi Việt Nam (1919) đến nay tròn 100 năm. Khoảng cách này đủ độ lùi để chúng ta nhìn nhận lại những điểm được và không/chưa được của giáo dục Nho học và giáo dục Tây học...
  • Lời dạy của Đức Khổng Tử

    02/04/2018Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lý,
    hiểu hết mới mong có nhân cách hơn người.
    Hình hài của mẹ của cha
    Trí khôn đời dạy, đói no tự mình...
  • Nho giáo, ảnh hưởng của nó

    17/03/2017Trần Đình HượuỞ nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ khi nước ta bị xâm lược và sáp nhập vào Trung Quốc, từ đời Hán (206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên), Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam. Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II sau công nguyên) đã được coi là An Nam học tổ, người mở đầu cho Nho học ở nước ta. Trong thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần nước ta. Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo giành được ưu thế so với Phật giáo, chi phối đời sống tinh thần nước ta...
  • Về số phận của Nho giáo

    02/09/2016Hồ Sĩ QuýCũng như những thập niên trước ở Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hay Hồng Kông, Nho giáo và văn hóa Nho giáo hiện vẫn giữ vai trò và vị thế của mình một cách tự nhiên trong đời sống. Chúng là sản phẩm của bản thân đời sống, được bảo tồn và duy trì lặng lẽ trong đời sống, theo những quy luật mà người ta không dễ can thiệp một cách cảm tính. Và do vậy, khi cần, chúng sẽ phát huy tác dụng theo quy luật tất nhiên của đời sống. Số phận của Nho giáo trong thế kỷ XXI, về căn bản, do đời sống xã hội quy định./.
  • Nho giáo trong lịch sử tư tưởng văn hóa Việt Nam

    07/04/2016Cao Huy ĐỉnhTừ xưa Nho giáo đã có mặt trong lịch sử Việt Nam, đã trở thành một mặt của văn hóa Việt Nam. Nhưng Nho giáo chỉ trở thành hệ ý thức phong kiến Việt Nam khi giai cấp phong kiến Việt Nam đã trưởng thành “cho nó” và chế độ phong kiến Việt Nam được xác lập rõ rệt với đầy đủ những đặc trưng cơ bản của nó. Nho học Việt Nam gắn liền thành một bộ phận hữu cơ của chế độ phong kiến Việt Nam.
  • Cáo hủ lậu văn

    02/02/2016Đông Kinh Nghĩa Thục, Ngô Vi Lâm dịchCáo hủ lậu văn là bài thơ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục nhằm mục đích đả kích lối học cũ và tư tưởng lạc hậu của các nhà Nho bảo thủ, một trở ngại cho phong trào Duy Tân hồi bấy giờ...
  • Cụ Huỳnh Thúc Kháng nói về khuyết điểm của Khổng giáo

    06/01/2015Huỳnh Thúc KhángThuyết của Khổng tử nói về chánh trị thì chú trọng về vua quan mà không nói đến dân, dân chỉ ngồi không mà nhờ người trên sắp đặt lo liệu cho mình mà thôi...
  • Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam

    06/01/2015Nguyễn Tài ThưHiện có nhiều ý kiến khác nhau về đặc trưng của Nho giáo ở Việt Nam, như vấn đề ứng dụng trong thực tế, sáng tạo trong hành động, giản đơn trong lập luận, rập khuôn, giáo điều trong tư duy, v.v.. Vậy, đặc trưng của Nho giáo Việt Nam trong lịch sử là gì và vì sao lại có đặc trưng đó? Đó là những vấn đề hiện vẫn mang tính cấp bách và cần được nghiên cứu sâu hơn.
  • Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học lịch sử

    30/10/2014GS Trịnh Văn ThảoMối quan tâm và đồng thời là thành tựu nghiên cứu chủ yếu của Giáo sư Trịnh Văn Thảo là bàn về trí thức Việt Nam từ xã hội học. Năm 2013, một trong những công trình quan trọng của ông đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam: Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954) nghiên cứu lịch sử xã hội (Nxb Thế giới & Tuvanbooks). Công trình này, theo Bruno Péquignot (Giáo sư Xã hội học Đại học Paris 3, Sorbonne), "đã mang lại một sự đóng góp quan trọn cho bước đi của xã hội học khi có tính đến bề dày lịch sử của đối tượng của nó"...
  • Hôm nay với Nho giáo

    27/10/2014Nguyễn Đình ChúKhông phải hôm nay mới nói chuyện Nho giáo. Nhưng hôm nay, nói chuyện Nho Giáo chắc hẳn là phải từ một tâm thế mới mà thời đại đã cho phép. Cái tâm thế mới đó, trước hết là tinh thần tự do tư tưởng (dĩ nhiên là tự do tư tưởng nghiêm túc, thực sự cầu thị, chứ không thể là bừa bãi, nói không suy nghĩ). Cái tâm thế mới đó cũng là niềm ước mong tha thiết tìm lại những giá trị đích thực (chứ không phải dởm) của Nho giáo, đặng có thể góp phần xây dựng cuộc sống tinh thần và xã hội Việt Nam ta trên đà tiến hóa hôm nay và mai sau, chứ hoàn toàn không nên ngừng lại ở mức sách vở, tư biện, nói chuyện suông như đã vốn có.
  • Chiêu hồn Khổng Tử!

    24/06/2014Huỳnh HoaVới hy vọng “văn hóa cổ truyền” sẽ giúp con người hướng tới những giá trị cao đẹp hơn, nhân bản hơn thay vì chỉ cắm cúi kiếm tiền và tìm mọi cơ hội để tham nhũng. Và để làm gương, ông Tập đã đi về quê hương Khổng Tử, tại đó ông đã triệu tập các học giả bàn cách nghiên cứu và vận dụng lời truyền dạy của Khổng Tử về luân lý đạo đức, điều hành xã hội và xây dựng cuộc sống đoan chính...
  • Nho giáo và sự phát triển của Việt Nam (Phần 1)

    24/06/2014Trần KhuêKhổng Tử đã từng dạy “Ôn cố tri tân”. Và chính các bậc hậu nho cũng luôn nhắc nhở điều này. Thế nhưng không hiểu các vị học giả hiện nay lại hình như quên mất cái “cổ” (cái gốc cũ) của đạo Nho, làm như đây là một học thuyết vạn năng...
  • xem toàn bộ