Nịnh thần chẳng thể nào thành trung thần được!

12:51 CH @ Thứ Năm - 06 Tháng Sáu, 2019

Nịnh thuộc hành vi ứng xử, trong ngữ cảnh mà chúng ta đang đề cập là lời nói, cử chỉ với một đối tượng nhất định nào đó. Nội hàm của nó là tâng bốc, khen, ca ngợi,... một cách quá đáng.


Hình minh họa

Trong văn hóa truyền thống của dân tộc, hành vi nịnh chưa bao giờ được coi là tốt. Điều đó thể hiện qua những từ ngữ chỉ hành vi này như nịnh hót, nịnh bợ, nịnh nọt... với các trợ từ như xun xoe, khúm núm...

Và, cái hành vi nịnh là chướng tai, gai mắt những người chung quanh vì sự lộ liễu, trắng trợn thì bị gọi là “nịnh thối”, “nịnh đểu”. Nếu đối tượng được nịnh là vua, người nịnh là quan thì là nịnh thần, nó hình thành nên cả một đội ngũ (bọn nịnh thần) và đối lập hoàn toàn với một cách xử sự khác, được ca ngợi là trung thần.

Gần đây hơn, khi Pháp đô hộ nước ta thì xuất hiện và tồn tại đến tận hôm nay là hành vi “nịnh đầm”. Đối tượng được nịnh không thể khác là phụ nữ và người nịnh mặc định là đàn ông. Cũng na ná với hành vi ga-lăng, song chất hào hoa và đàn ông trong ga-lăng khác xa với kiểu nịnh đầm rẻ tiền bị phê phán. Một sắc thái khác của nịnh mà được coi là không xấu nhưng cũng không được cổ vũ là “nịnh vợ”.

Hành vi này cũng khá phổ biến và trở thành phương châm ứng xử của một số ông chồng, đến nỗi họ đổi mới cả một câu thành ngữ: “Đàn ông sợ vợ thì sang/ Thằng nào không sợ tan hoang cửa nhà”(?!). Trong ngôn ngữ đương thời, xuất hiện một từ mới chỉ sự nịnh hót, tâng bốc là “nâng bi”.

Một cụm từ được cho là mới, xuất hiện trong thời gian gần đây là “nịnh không trong sáng”. Thực ra, đã là “nịnh” thì nội hàm của nó đã không trong sáng rồi, kể cả “nịnh vợ”, bởi cái nịnh này cũng nhằm đến lợi ích cá nhân của ông chồng, chí ít là được để yên thân, sau đó mới là yên ấm cửa nhà (nếu bạn không đồng ý với nhận định này thì hãy dẫn ra một ví dụ về hành vi “nịnh trong sáng” đi!). Ở đây đã đề cập đến động cơ của hành vi nịnh, người nịnh phải có một lý do nào đó thì họ với nịnh chứ, tự nhiên vô cớ nịnh để làm gì.

Tất nhiên có những người có thói quen nịnh và họ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để nịnh, những người này được gọi bằng cái tên không hay lắm là “bọn nịnh bợ”, “lũ nâng bi”. Dù sao, hành vi nịnh cũng thể hiện nhân cách của con người đó, lũ nịnh thần rất gần với gian thần và chẳng thể nào trở thành trung thần được.

Mới đây, có ý kiến phải luật hóa, điều chỉnh hành vi “nịnh không trong sáng” (tức là cấm). Điều này phản ảnh một thực trạng ứng xử trong các cơ quan nhà nước của chúng ta là hành vi nịnh khá phổ biến và nó ảnh hưởng đến công việc chung. Tuy nhiên, “nịnh” thuộc phạm trù đạo đức, nhân cách con người, khó định tính, định lượng và khó kiểm soát. Đưa vào luật hoàn toàn có thể được nhưng khả thi thì không. Có thể chỉ nên quy định trong các quy tắc ứng xử ở cơ quan, bắt đầu từ những đối tượng được nịnh, ví dụ: “Lãnh đạo không được để nhân viên tỏ thái độ xun xoe, nịnh bợ đối với mình”.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhàn đàm về nịnh

    26/12/2019Trần Trung Hải. Các kiểu nịnh xưa nay rất đa dạng, nhưng đều có chung một bản sắc, đó là tự hạ mình ca tụng, khen ngợi bề trên một cách quá mức để tranh thủ cảm tình, cầu lợi cho bản thân.
  • Thói nịnh nọt

    07/01/2019Linh LinhNgôn ngữ tiếng Việt có rất nhiều từ nịnh có thể dùng làm cả danh từ,động từ và tính từ, nhưng định nghĩa chung nhất của từ nịnh là: Khen quá đáng hoặc khen không đúng, chỉ cốt để làm đẹp lòng (thường nhằm mục đích cầu lợi). Các kiểu nịnh cũng khá rôm rả: ninh bợ (tự hạ mình, nịnh một cách hèn hạ để cầu lợi), ninh hót (nịnh nọt và ton hót chuyện), nịnh nọt (nịnh bằng cách luồn cúi hèn hạ), nịnh đầm (chỉ nịnh phụ nữ để lấy lòng), nịnh thần (chỉ chung những kẻ dưới gian nịnh)... cho đến nịnh thối!
  • Những kẻ nịnh hót tiến rất nhanh, nhưng có thể rơi xuống hố bất cứ lúc nào

    06/01/2019Thói nịnh hót, bợ đỡ đã có từ ngàn xưa, lắm chuyện cười ra nước mắt. Ấy thế mà ngày nay, nhiều người vẫn cứ giữ cái thói xấu này để trèo lên người khác...
  • Chiều nịnh nhau và chiều nịnh chính mình

    20/09/2016Vương Trí NhànNhìn vào báo chí, người ta thấy ngay những tin tức xuôi chiều nghe đến đâu mát lòng mát ruột đến đấy. Những câu chuyện thô tục khơi mào cho những tiếng cười rẻ tiền. Những cuộc đố vui đánh vào tâm lý ăn may của công chúng. Tỷ lệ những trang báo loại này quá lớn, tất cả cốt làm xì hơi bớt nỗi bức xúc dồn tụ trong lòng người, mà cũng để dân làm báo khỏi cất công vất vả lặn lội đi viết về những vấn đề nhức nhối của đời sống, nhọc nhằn mà lại nguy hiểm...
  • Bài thơ “nịnh vợ” nổi tiếng của TS Lê Thống Nhất

    08/03/2016Nhà thơ Bùi Hoàng Tám tuyển chọn và bìnhThơ anh thông minh, dí dỏm, hài hước đặc biệt là trong lĩnh vực “nịnh vợ… sợ con”. Anh cho biết 16 năm nay (từ 2000), sau khi viết bài thơ “Hai tư giờ thôi nhé”, tháng ba nào anh cũng viết một bài thơ vì có ngày Phụ nữ Việt Nam và ngày sinh nhật cô con gái rượu (14/3)...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ưa nịnh, chê bai, thiếu óc khoa học

    13/08/2015Vương Trí NhànNgười mình xưa nay vẫn chưa quen chịu người ta phê bình. Ai làm được quyển sách quyển vở nào, đem ra giới thiệu với công chúng thì chỉ muốn khen, chứ không muốn người ta chê...
  • Nịnh

    30/12/2008Tiến HảiCô con gái cưng Êlêônôra của Mác hỏi cha: "Ba ơi, thói xấu đáng ghét nhất của con người là gì?" Mác trả lời ngay không một chút do dự: "Thói nịnh hót"...
  • xem toàn bộ