Những kịch bản tiếp theo cho cuộc can thiệp của Nga vào Ukraine
Căng thẳng trên bán đảo Crimea của Ukraine vẫn đang tăng nhiệt khi các binh sỹ Nga đã tiến vào đây, kiểm soát khu vực này. Theo các nhà phân tích, kịch bản Nga can thiệp vào Ukraine có thể cũng giống những gì từng xảy ra tại Gruzia.
Căn cứ trên những thông tin về việc lính Nga tiến vào bán đảo Crimea, những câu chuyện về các cuộc đối đầu căng thẳng, những tuyên bố chóng vánh và cả thời hạn chót cho việc đầu hàng, cuộc khủng hoảng tại Crimea dường như đang ngày càng tiến tới gần một cuộc chiến toàn diện.
Các binh sỹ Nga được cho là đã kiểm soát các địa điểm nhạy cảm tại Crimea
Cho đến tối qua (3/3), vẫn chưa có thông tin nào cho thấy đạn bị được bắn đi, nhưng trong lịch sử các cuộc chiến tranh, sự kiềm chế trong quá khứ là một điềm báo tồi tệ cho những hành động trong tương lai.
“Chiến tranh không bao giờ diễn ra một cách hoàn toàn không được dự liệu trước, và nó cũng không thể lan truyền ngay lập tức”, nhà lý thuyết quân sự nổi tiếng Cal von Clausewitz từng viết trong một tác phẩm ở thế kỷ 19. “Vậy nhưng… ngay khi những sự chuẩn bị cho một cuộc chiến bắt đầu, thế giới của hiện thực đã làm chủ thế giới của những suy nghĩ mơ hồ”.
Sự thật hiện đang xám xịt. Có một điều rõ ràng đó là người Nga đang nhìn cuộc khủng hoảng một cách khác đi so với phần còn lại của thế giới. “Những gì báo giới đang phát đi tại Nga là: đây là hành động bảo vệ người Nga và cộng đồng nói tiếng Nga”, Olga Oliker, nhà phân tích chính sách quốc tế cấp cao của tập đoàn Rand Corporation nói.
“Đây là hành động nhằm đem lại ổn định cho một quốc gia đang trong hỗn loạn. Nó diễn ra ở một đất nước có một Tổng thống được bầu cử hợp pháp bị một nhóm côn đồ phế truất”.
Trong bối cảnh đó, các binh sỹ Nga đã tiến vào Crimea và hiện không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp sau. “Nếu Nga tính kiểm soát một phần của Ukraine, Crimea sẽ là nơi dễ hơn so với khu vực đông Ukraine”, Oliker nói tiếp. Bán đảo này vốn là nơi khép kín và có vị trí thiết yếu về chiến lược, cộng đồng dân cư ở đây đại đa số cũng theo tư tưởng thân Nga, khiến Crimea có thể dễ dàng trở thành nơi có thể gác lại các hoạt động quân sự để thúc đẩy những lợi ích chính trị.
Nhưng Mátxcơva cũng có thể muốn tiến xa hơn vào Ukraine. “Nếu Nga thực sự muốn tiến sâu hơn vào nước này - vào miền Trung và Tây Ukraine - quốc gia này sẽ phải đối mặt với một cuộc can thiệp rất nhanh chóng”, Oliker nói. “Cùng với thời gian, một cuộc chiếm đóng phía Đông Ukraine cũng có thể trở nên xấu xí".
Theo những thông tin ban đầu, thật khó để xác định chi tiết thành phần lực lượng Nga đang đồn trú tại Crimea. Khi các binh sỹ lần đầu xuất hiện, phong tỏa các tuyến đường và kiểm soát các sân bay then chốt, họ mặc đồng phục nhưng không gắn phù hiệu. Dù vậy tất cả đều được trang bị đầy đủ và hành động nhanh chóng tại khắp bán đảo này.
Crimea có vị trí quan trọng chiến lược trong khu vực
Trong tuyên bố ngày 3/3, đại sứ Ukraine tại Liên hợp quốc khẳng định 16.000 lính Nga đang ở Crimea. Trước đó, hồi cuối tuần, Nga đã thực hiện các cuộc tập trận quân sự gần biên giới Ukraine với sự tham gia của 150.000 binh sỹ. Theo truyền thông Nga, cuộc tập trận huy động 90 máy bay, 120 trực thăng, 880 xe tăng cùng 80 tàu chiến. Các đơn vị pháo cơ giới và lính dù tinh nhuệ cũng thực hiện các bài diễn tập.
Nếu Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraine, binh sỹ của họ hầu như chắc chắn sẽ tiến hành bao vây các điểm đóng quân của lính Ukraine và yêu cầu đối phương hạ vũ khí. Sau đó sẽ có 2 viễn cảnh có thể xảy ra.
Đầu tiên một trong hai bên sẽ nổ súng, khơi mào cho một cuộc chiến tranh toàn diện. Theo các nhân chứng từng theo dõi cuộc chiến của Nga tại Georgia năm 2008, quân đội Georgia đã hành động trước, nhưng binh sỹ Nga được cho là đã khiêu khích.
Điều tương tự cũng có thể lặp lại tại Ukraine, nhưng binh sỹ Nga sẽ di chuyển tới các thành phố, thị trấn gồm nhiều người thân Nga gần biên giới. Việc tiến hành không kích hay nã pháo có lẽ khó diễn ra, trừ khi lính Nga gặp phải sự kháng cự quyết liệt. Nhưng cho dù có thể làm chủ các khu vực phía Đông Ukraine có tư tưởng thân Nga, diễn biến này vẫn sẽ đẩy căng thẳng lên một cấp độ mới.
“Nếu Tổng thống Nga Putin tìm cách tiến tới các thành phố và thị trấn dọc biên giới phía Đông Ukraine, vốn có nhiều người Nga sinh sống, thì chúng ta về bản chất đã bước vào một cuộc khủng hoảng hoàn tòan mới”, Thomas Nichols, giáo sư an ninh quốc gia tại đại học chiến tranh hải quân, tại Mỹ khẳng định.
Bước đi tiếp theo của Nga sẽ tùy thuộc vào các mục tiêu chính trị rộng lớn hơn của Tổng thống Putin là gì. Nếu dự định hiện diện tại Crimea lâu dài, Putin sẽ thủ thế, hoặc đưa các lực lượng của mình đi đủ xa để tạo ra một vùng đệm đủ rộng cho bán đảo này. Nhưng nếu Putin muốn khẳng định vị thế của Nga tại Ukraine, ông chủ điện Kremlin có thể đưa quân sâu hơn vào đây.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân