Nhờ vả
Nhà đại thi hào, kịch tác gia người Anh Shakespera có câu châm ngôn nổi tiếng không kém gì chân lý: Đừng bao giờ trở thành kẻ đi vay hay người cho mượn.
Nếu phân tích của hết nghĩa vay mượn đương nhiên là dính dáng đến nhờ vả, mà câu nói của Shakespear có thể chỉ mang giá trị triết lý sách vở đúng phong cách Châu Âu, còn người Châu Á chúng ta sống quần tụ, ưa sinh hoạt tập thể, tất nhiên sẽ nhờ vả nhau nhiều hơn, đặc biệt người Việt càng thích nhờ vả! Giảng giải kiểu gì thì nhờ vả cũng là yêu cầu người khác làm giúp cho việc gì, được hưởng sự giúp đỡ từ bên ngoài. Nhờ vả còn lụy hơn là dựa vào sự giúp đỡ, làm phiền đến người khác. Sử sách đã chép nhiều điển tích nhờ vả khá nổi tiếng bởi thực tế không chỉ đơn giản như ngôn từ, hệ quả của cái nhờ lắm khi dắt dây đến nhiều việc khác hệ trọng hơn. Những người bình thường nhờ vả nhau thì chẳng có gì đáng kể, ấn tượng nhất là khi những người trên nhờ vả lẫn nhau, người dưới nhờ vả bề trên hoặc người trên nhờ vả bậc dưới.
Thời nhà Trần, khi tể tướng Thái Sư Trần Thủ Độ đang nắm giữ quyền bính trong triều, nhiều kẻ muốn nhờ vả nhưng ngại vì ông rất coi trọng luật pháp và công bằng. Có lần triều đình xét duyệt chức vụ cấp xã, có người nhờ qua vợ ông xin ghi tên làm chức Câu đương ( Xã trưởng). Khi duyệt đến kẻ ấy, Thái sư gọi lên giảng giải rằng: Vì phu nhân xin cho chức nên không thể làm bình thường mà phải chặt ngón chân cái để phân biệt! Kẻ kia sợ quá van xin thôi, mãi ông mới tha. Đó là chuyện chưa nhờ được gì đã bị ăn vạ rồi.
Khi quân Nguyên kéo vào Thăng Long, vua Thái Tông phải lánh nạn về Thiên Mạc ( Hưng Yên), gặp Hoàng Cự Đà đem quân bỏ chạy, nhà vua hỏi quân Nguyên ở đâu? Đà lớn tiếng trả lời : Ngài cứ đi tìm những đứa ăn xoài ngày trước mà hỏi! Số là khi có người dâng vua một giỏ xoài tươi, vua chia đều cho các quan nhưng đến lượt Đà thì hết, thế là Đà cay cú bỏ mặc thuyền vua mà chạy. Đó là chuyện tức không cho nhờ vì bị ăn vả từ trước.
Vào đời Vua lê Thanh Tông, một đêm mưa gió canh hai, có người đội một mâm lụa đến gõ cửa nhà quan Tả thị lang bộ Hình Vũ Tụ để biếu trả ơn ông đã xử chiếu cố cho người này thắng kiện. Nhưng ông kiên quyết đuổi người khách ra khỏi cửa vì không chịu ô danh nhận hối lộ như những kẻ tham lam khác. Đấy là chuyện khi nhờ xong cảm tạ thì bị vả.
Đời Tây Sơn, Ngô Thời Nhiệm ra làm quan và được trọng dụng, Đặng Trần Thường là bạn học đã đến nhờ tiến cử, nhưng thấy chưa thuận tiện nên ông Nhiệm chưa giúp. Nhưng Thường lại cho rằng bạn khinh mình nên để bụng báo thù. Khi nhà Tây Sơn bại trận, Thường bắt trói Nhiệm rồi ra vế đối: Ai công hầu, ai khanh tướng? Vòng trần ai, ai dễ biết ai? Nhiệm đã đối lại một câu nổi tiếng: Thế chiến quốc, Thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế? Cuối cùng Thường vẫn đánh chết bạn. Đấy là vì nhờ không được thì vả!
Còn nhiều chuyện nữa liên quan đến hai từ này để đi đến những kết cục đa dạng khác như nhờ xong rồi thì vả, vừa nhờ vừa vả… Ngày nay, xem ra quan niệm nhờ vả phổ thông hơn, nhẹ nhàng hơn và đa dạng hơn, tuy nhiên, kết quả của việc nhờ vả và phương thức đề nghị nhờ vả là một tủ kinh nghiệm phong phú, tiếc rằng những bí mật này đã trở thành bí kíp hóa thạch.
Danh từ chung chỉ những người trên tức là cái gì cũng cao hơn, to hơn, nhiều hơn (tất nhiên so sánh về địa vị, thế lực, tiền của chứ không ai so sánh về sức khỏe). Những bậc này mà nhờ vả lẫn nhau thì mọi chuyện nhẹ như lông thỏ xuôi theo gió bay xa, chỉ cần một cú phôn, một buổi nâng lên đặt xuống, một cái bắt tay, thậm chí một cái gật đầu đưa mắt hiểu ý nhau, mọi chuyện coi như xong xuôi, bất chấp những xì xào, bởi đã chung mục đích, ngồi cùng thuyền ắt phải có đi có lại mới toại lòng nhau… Khi những người trên nhờ vả người dưới với tinh thần tháo khoán thì mọi việc cũng giản đơn hơn, vui tươi hơn. Chỉ riêng mỗi khoảng cách từ dưới lên trên đã tạo ra tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ rồi, vậy nên thật vinh hạnh khi nhận một cái bắt tay động viên, cái vỗ vai thân tình hoặc một câu khen khiến ta bỗng dưng muốn khóc, thế là bề dưới cứ automatic vận hành răm rắp, dù đổ mồ hôi, sôi nước mắt, dù chặt sắt cắt vàng cũng nỗ lực đạt kết quả bằng được, dù sao, âu cũng là một dịp thể hiện ý chí và năng lực công tác.
Có lẽ khổ sở và gian nan nhất là khi người dưới phải cậy cục nhờ vả người trên. Điều này, thường xuyên xảy ra hơn, không chỉ là tất yếu của cuộc sống. Miệng nhà quan có gang có thép, mà mọi người còn chắc tâm lý trông giỏ bỏ thóc, chọn mặt gửi vàng nữa. Định hướng đúng rồi nhưng phương pháp không hề đơn giản. Phải có những thủ tục đầu tiên, động tác hướng thượng, thái độ trăm sự trông chờ, lời nói thiết tha lặp đi lặp lại những từ cơ bản như gửi gắm, trông cậy, lạy van…tất cả những biểu hiện đó sẽ thu hút sự quan tâm, động lòng trắc ẩn bề trên. Và rồi bề dưới sẽ nhận được câu an ủi và một lời hứa trên mây hạc vàng!Sở dĩ gọi như thế vì đợi đến khi hạc thành chim sẻ trong tay còn phải mất nhiều thời gian đi lại, phải rất kiên trì chịu đựng được tài lực, vật lực và luôn ấp ủ niềm hy vọng. Vậy mà, được việc hay không còn nhờ vào số may ( như các cụ vẫn bảo: Phúc tổ bẩy mươi đời) nữa. Tất nhiên, ta cũng không nên quên đức năng thắng số, đức ở đây có thể là những tấm lòng vàng lay động cả bề trên.
Nếu bàn đến chuyện nhờ cậy, nương tựa lẫn nhau đại trà, bình dân như cơm bữa, lá lành đùm lá héo chính là những người dưới những người cùng cảnh ngộ, những người ngang mức thu nhập và địa vị xã hội nhờ vả lẫn nhau. Mỗi khi cần nhờ việc gì đó, hai bên đều hiểu đó có nghĩa là có bệnh vái tứ phương, vạn bất đắc dĩ lắm đành ngỏ lời nhờ vả những người bạn chẳng nhỉnh hơn mình là bao về vật chất, vai vế, gia thế, chỉ trông cậy vào nhân tâm thôi. Nhưng cũng chính vì cứ sàn sàn cá mè một lứa nên cũng khó giúp nhau thành công ngay được, lại phải nhờ qua mối quen biết này nọ, họ hàng gì kia, cùng khu tập thể hoặc đồng hương tỉnh, huyện súng canon bắn nửa buổi chưa tới, cứ bấu víu tất…
Được việc thì mừng hú, cái ơn ấy bao giờ trả hết? Còn hỏng việc thì của đau con xót một đồng tiền, nửa bát gạo đều là mồ hôi công sức của người lao động cả, vẫn đành chấp nhận treo thêm một chữ nhẫn trên tường!
Nhận định về nhờ vả như trên có vơ đũa cả nắm, nhưng dù nắm hay bó mà hễ muốn gắp được vẫn phải dùng một đôi và đương nhiên đũa trong tay còn có thể vênh, lệch, cong huống hồ quan hệ xã hội? Nhất là kiểu quan hệ như các văn sĩ vẫn rỉ tai nhau: Người với người sông để… nhau!
Cuộc sống bao giờ cũng có cả hay dở, tốt xấu, ước gì mọi người đều thấm ý tưởng nhà Phật rằng, cứu một người phúc đẳng hà sa, công đức to hơn xây tòa tháp bảy tầng thì chuyện nhờ vả sẽ thành việc tích phúc để đời, chẳng hay lắm sao. Trách gì câu nói của Shakespear vẫn ám ảnh hàng thế kỷ! Giá như hoa hồng không có gai, đường đời trải thảm đỏ êm đẹp thì sẽ không có ai cần vịn vào ai, nhưng, như thế, cuộc sống lại không giống một sân khấu lớn nhiều chương hồi, phông màn, vai diễn. Tóm lại, vẫn phải nhờ vả, thế là sinh chuyện nhờ thế nào, vả làm sao ai biết đâu mà lần? Nhắc nhỏm thế khác gì trò chơi: Tập tầm vông bên nào không, bên nào có! Tập tầm vó bên nào vả bên nào nhờ?.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh