Nhìn thị trường chứng khoán từ nhà đầu tư không chuyên
Rõ ràng là thị trường chứng khoán (TTCK) đang lên cơn co giật chứ không còn là sốt nóng nữa, nên Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF đã gửi cho Uỷ ban Chứng khóan Nhà nước bản đánh giá và khuyến nghị.
Còn nhớ, đã một lần vào nhũng năm 1990 - 1991, chúng ta có cảnh co giật về Quỹ tiết kiệm, lãi suất đến 15% tháng, có nơi còn cao hơn như vụ nước hoa Thanh Hương. Cuộc đổ vỡ lần đó cách đây hơn 15 năm. Có lẽ những nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp hiện nay không còn nhớ những gì đã xảy ra 15 năm trước!
Cơn co giật của thị trường chứng khoán hiện nay đã tạo nên sức hút kỳ lạ. Nhà đầu tư không chuyên huy động hết tiền của cả nhà để chơi chứng khoán, vay tiền ngân hàng, thế chấp nhà cửa để chơi chửng khoán, bán đất đai nhà cửa để chơi chứng khoán, cắt giảm các nhu cầu gọi là xa xỉ để dồn tiền chơi chứng khoán (ngừng mua ôtô, xe máy...) vì lực hấp dẫn của chứng khoán quá lớn. Quanh họ có những người trước đây nghèo nay bỗng giàu nhờ chứng khoán, mới chơi chứng khoán 2năm mà đã có thể mua nhà, mua xe ôtô, trong tay có vài tỷ. Một số người vừa là con nợ nay đã thấy có trong danh sách 100 người giàu nhất Việt
Thực tế trên đang xảy ra, không có gì ngăn nổi mặc dù chỉ số P/E là 73 của Việt Nam hiện nay là không bình thường (chỉ số giá CP trên thị trường/ thu nhập mỗi CP), trong khi các nước chỉ số này chỉ dao động từ 10 - 20.
Thử hỏi các Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu trên thị trường thực sự có được hưởng các kết quả đó hay không? Hiện nay chưa có con số đích thực đánh giá ai được hưởng lợi từ quả bóng chửng khoán này. Có lẽ chỉ nhà đầu tư mua được rẻ, bán được đắt là được lợi, còn Công ty chỉ được hưởng một phần từ việc định giá khi cổ phần hoá và giá trị thực của Công ty.
Bình thường thì khi giá CP ngang bằng giá trị thực của Công ty thì thị trường sẽ ổn định, nhưng hiện nay TTCK Việt Nam đã vượt quá giá trị thực nhưng vẫn chưa ngừng sốt vì cung không đủ cầu. Các tổng Công ty lớn của Nhà nước chưa
Như vậy cơn co giật của TTCK cũng có thể do hiện tượng này mà ra, mà sự cố này hiện nay Việt
Rõ ràng TTCK đã tạo cơ hội để công khai hoá sự giàu có một cách "hợp pháp" nhất. Từ đó việc kê khai tài sản trở lên nhẹ nhàng hơn vì có lý do chơi chứng khoán. Có trời mà biết dược trò chơi này ra sao?
Nhiều người dự báo rằng khi quả bóng chứng khoán nổ ra sẽ có một số nhà đầu tư "nhảy lầu”, điều đó có thể xảy ra nhưng ở Việt
Các rủi ro mà IMF đã cảnh báo mới là rủi ro cho ngân hàng, rủi ro cho ngoại hối, chưa đề cập đến rủi ro cho nhà đầu tư không chuyên. Nhưng thử hình dung xem đồng tiền đầu tư thực sự có đẩy sản xuất lên hay không? Hỏi có doanh nghiệp nào làm ăn tốt đến mức đạt lãi suất đến chóng mặt như vậy không? Hình như cơn sốt chứng khoán này chỉ tác động đến các nhà đầu tư chứ thực sự chưa anh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp sản xuất.
Việc buôn chứng khoán đang là mốt, rất nhiều người chỉ buôn chứng khoán mà kiếm tiền lời rất nhanh, không có một cơ quan thuế nào kiểm tra được! Chỉ cần có manh mối và điện thoại di động là có thể kiếm vài chục triệu tiền lãi trong một ngày. Mọi giao dịch đều phi tang không để lại chứng cứ nào! Thỏa thuận giá mua và giá bán, ở giữa ăn chênh lệch. Như vậy cái họ cần là thông tin mà thông tin thì vẫn không minh bạch. Sự rò rỉ thông tin và thông tin không minh bạch đã là miếng đất màu mỡ của nhũng người nắm được các mối quan hệ. Rõ là các mối quan hệ đã là một thị trường có lợi cho những ai nắm được nó trong trò chơi chứng khoán!
Cơn co giật còn kéo dài vì
Chân dung những nhà dầu tư không chuyên? Họ là ai? Có thể là bất kỳ ai, có thể là công chức, là tiểu thương, là nhà đầu tư nước ngoài, là người về hưu, là cán bộ quản lý doanh nghiệp, thậm chí là nông dân và công nhân. Mỗi người lại có cả một đội hình ăn
Liệu cơn co giật này kéo dài đến bao giờ? Bao giờ thì bóng vỡ? Liệu có ai đó nhảy lầu hay không? Đó là nhũng câu hỏi mà các nhà dầu tư chứng khoán không chuyên nên đặt ra trước khi quyết định
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường