Nhà sách làm sai sách
Có một siêu thị sách nằm trên con phố lớn và đẹp. Siêu thị cũng khá lớn: Có gian sách, gian văn hoá phẩm, lại có mấy tủ đồ chơi. Hàng hoá phong phú, nhân viên mặc áo dài đồng phục trông rất quy củ điều hòa chạy ro ro làm tan cái nóng ngày hè, làm ấm lại những ngày đông... Ngần ấy thứ đủ làm khách hàng ưa thích nơi này. Mà doanh nghiệp cũng chịu khó tìm hiểu thị trường, chịu khó đưa ra những "chiêu” phục vụ hay hay: nơi đây là một trong những cơ sở đầu tiên ở Hà Nội có dịch vụ ông già Noel mang quà (tất nhiên là mua tại siêu thị) đến tận nhà cho trẻ, rồi trông xe miễn phí cho khách có mua hàng... Công phu như thế, siêu thị dần dần có một lượng khách quen đông đảo. Mỗi năm mấy dịp, nào là Noel, nào là khai giảng, rồi Tết thiếu nhi 1/6... người ta lại đổ đến đây để mua sắm những món quà tinh thần.
Những năm trước, sự phục vụ ở siêu thị này khá ổn. Mà kể ra, ở một siêu thị sách, nơi những món hàng đều cao quý, sạch đẹp, nơi người mua đều có một trình độ nhất định thì sự phục vụ cũng không có gì là khó khăn. Thế mà gần đây thì lại có chuyện.
Chuyện xảy ra vào dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9, mùa khai trường của bọn trẻ. Chuẩn bị cho năm học mới, bọn trẻ con và các bậc phụ huynh nô nức đến siêu thị sách để sắm sanh: sách, vở, đồ dùng học tập cứ vào giỏ rồi ra bàn tính tiền kìn kìn. Là nơi kinh doanh, được thế là mỹ mãn lắm. Lẽ thường, vào lúc làm ăn cao điểm như thế bản hiệu phải ra sức mà chiều khách, lấy thêm hàng, tăng thêm thời gian phục vụ, bởi một lẽ thường tình là càng bán được nhiều hàng, lợi nhuận của họ càng cao. Nhưng ở siêu thị sách này, mọi chuyện lại ngược. Ngược ở chỗ là, cứ đến tối, khi khách hàng đến đông nườm nượp (ban ngày nhiều người còn bận đi làmmà), thì một trong hai bàn tính tiền lại...bị "treo máy". Một vài hôm đầu, khách tưởng máy tính hỏng thật nên cố gắng xếp hàng, dồn ép vào một bàn tính tiền. Cảnh tượng cứ như "thời xa vắng” của anh cu Sài, dòng người rồng rắn đợi thanh toán.
Thế rồi, máy cứ đến tối là treo, khách đến siêu thị cứ đến tối là phải xếp hàng. Dăm ngày sau, khách quen ắt đoán ra là: Máy chẳng sao, nhưng nhân viên thì ''treo". Họ tự rút bớt người làm để nghỉ sớm. Có ông khách bực quá la lên: Phục vụ kiểugì thế này!Bỏ tiền ra để rồi xếp hàngmỏi cả chân, tối nào máycõng hỏng là sao?
Tất nhiên, cứ bảo máy hỏng thì khách hàng cũng phải chịu thôi. Và cũng tất nhiên, không chịu được thì khách sẽ bỏ đi nơi khác.
Siêu thị sách thứ hai này thì “còi” hơn nhưng cũng nằm trên phố lớn. Nó không nhiều sách lắm, văn hóa phẩm cũng thường thường, thế nhưng nhân viên bảo vệ lại khá đông. Ở đây, lần đầu tiên tôi dẫn đầu với tôi thôi nhé đã nhìn thấy nữ bảo vệ mặc đồng phục rất oách. Mà họ không chỉ oách ở đồng phục đâu. Dáng điệu, lời nói của họ (cả nam lẫn nữ) đều tỏ ra là "có gang, có thép”. Trong lúc khách hàng mải mê đọc, chọn sách thì họ đi đi lại lại sau lưng khách, nhòm vào những người đã đọc lâu lâu một cách khá ác cảm. Cái nhìn của họ như xoáy một câu hỏi: "Có mua hay không mà cứ đọc "kẹ" lâu thế”? Người nào nhạy cảm, ắt phải rời đi. Có lần một chị có cái túi đeo cổ nho nhỏ không gửi mà lại xăm xăm định bước vào. Lập tức một cô bảo vệ lạnh lùng chặn chị lại bằng một câu thô bạo.
Gần đây, văn hoá kinh doanh hay được nhắc đến. Có cả một trung tâm văn hoá doanh nhân do "bố đẻ cu Sài” tức là nhà văn
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường