Kinh doanh sách ở Việt Nam

03:51 CH @ Thứ Hai - 05 Tháng Năm, 2003

Dịch vụ giao hàng tận nhà hiện cũng đuợc các cơ sở kinh doanh văn hoá phẩm, tin học... áp dụng. Ông Sơn, chủ nhà sách Chánh Trí cho biết đang có kế hoạch hình thành nhóm nhân viên giao sách tận nhà. "Điều này rất cần thiết, vì có không ít nguời già, thầy giáo về huu, thậm chí cả nhà khoa học đang nghiên cứu đề tài, có nhu cầu đọc sách, tra cứu tài liệu mới mà không thể đến các quầy sách lùng tìm đuợc"


Ngày nay, hàng năm có tới hơn một triệu đầu sách và ấn phẩm định kì mới được xuất bản, và con số này càng ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển của Internet, các nguồn thông tin số cũng trở nên rất nhiều và đa dạng. Các ấn phẩm định kì mới xuất bản thường đi kèm với một phiên bản điện tử trên Internet, và tồn tại cả các tạp chí chỉ có phiên bản điện tử - điển hình là tạp chí Byte rất nổi tiếng trong CNTT, nay chỉ còn bản điện tử tại http://www.byte.com/. Các tác phẩm sách điện tử được bán cùng với sách truyền thống trên các Website kinh doanh sách như http://www.amazon.com/, http://www.bn.com/, ... Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như vậy, việc ứng dụng CNTT trong quản lí thư viện trở nên một xu hướng tất yếu cho các thư viện Việt Nam.


Gần đây, nhà xuất bản điện tử Rosetta chuẩn bị đưa ra một dịch vụ mới áp dụng trong việc kinh doanh sách trực tuyến. Đó là người đọc sẽ được xem qua cuốn sách muốn mua trong một khoảng thời gian nhất định sau đó mới trả tiền mua hàng.

Nhà xuất bản điện tử Rosetta đang chuẩn bị đưa ra cuốn sách kinh điển "And Then There Were None" của Agatha Christie dưới một phương thức mới, lần đầu tiên được áp dụng. Đó là việc người đọc chỉ phải trả 1 USD để đọc cuốn sách trong vòng 10 tiếng đồng hồ trước khi cuốn sách tự biến mất. Công ty cho biết rằng "10 tiếng đồng hồ là quá dư để đọc các cuốn sách". Và khi hết hạn, người đọc có thể mua ấn phẩm điện tử hiện thời của cuốn sách đó với giá 5 USD. Họ không thể in cuốn sách đó ra được nên không lo ngại việc bị mất bản quyền.

Và trong tương lai, công ty có kế hoạch sẽ đưa ra các dịch vụ miễn phí, cung cấp từng phần các cuốn sách, thiết lập quan hệ đối tác với các công ty khác để kết hợp cả hai loại sách giấy và sách điện tử. Từ đó, người đọc có thể có được phiên bản điện tử của cuốn sách trong khi chờ đợi bản in chính của cuốn sách thông qua thư điện tử.


Hoạt động xuất bản luôn được xã hội quan tâm, là một trong những hoạt động hàng đầu của đời sống xã hội. Không có sách thì không thể có phong trào cách mạng. Hiện nay, nhu cầu đọc ngày càng tăng lên, không phải như có ý kiến cho rằng tin học và các phương tiện nghe nhìn phát triển thì nhu cầu đọc giảm đi. Những năm qua, hệ thống xuất bản-in và phát hành ngày càng phát triển.ít có ngành công nghiệp nào được như ngành công nghiệp sách, sản phẩm xuất bản năm sau luôn cao hơn năm trước cả về số lượng, doanh thu, lợi tức. Cửa hàng sách mở ra khá nhiều, tư nhân làm sách cũng rất nhộn nhịp. Điều đó nói lên sức sống và sự trưởng thành về chính trị của xã hội ta hiện nay. Đó là dấu hiệu tích cực. Trước đây, tôi làm việc với các nhà xuất bản chỉ mơ ước làm sao có được 6000 tít sách một năm thì chúng ta đã đứng vào hàng các nước đảm bảo đủ sách cho nhu cầu đọc. Giờ chúng ta có 14.000 tít sách. Như vậy chứng tỏ hệ thống xuất bản của chúng ta đi khá nhanh. Trước đây có người mơ ước sách viết ra được in.

Phải nói rằng ngành xuất bản đóng góp rất lớn cho lượng tri thức của xã hội. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho đời sống văn hoá tinh thần của xã hội chúng ta.

Ngày xưa, nhà nước bỏ tiền ra in lại kho tàng tri thức của nhân loại và bán cho dân với giá rất rẻ, nhưng mỗi năm cũng vài ngàn tít sách là cùng. Lúc đó cố gắng bằng mọi cách lo sách cho dân mà cũng không lo nổi. Bây giờ ta đi vào cơ chế mới, đòi hỏi mỗi nhà xuất bản phải tự chịu trách nhiệm lấy việc ra sách. Ra sách như thế nào vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị, vừa giữ vững tên tuổi của nhà xuất bản mà vẫn sống được. Từ đó đòi hỏi phải xây dựng thị trường như thế nào để đưa sách ra thị trường. Thị trường nhà nước chưa đủ, ta huy động thêm tư nhân phát hành sách. Như vậy con đường đi đã rõ dần ra. Các nhà xuất bản không chỉ trụ được mà đồng thời còn xuất hiện thêm nhiều nhà xuất bản mới. Đến nay, các lĩnh vực thuộc nhu cầu đọc của xã hội đã được đáp ứng.

Bây giờ, phương tiện nghe nhìn quá nhiều, công chúng có phần bị phân tán. Hoạt động sách vở phải đi vào công chúng, phải tuyên truyền, vận động người đọc sách. Gần đây có một số nơi đã làm trang website giới thiệu sách như tư nhân ở đường Nguyễn Thị Minh Khai lên intơnét tự giới thiệu nhà sách của họ; Tiền Phong (VDC) giới thiệu sách và bán sách tại nhà cho những ai đặt mua; tờVăn hoá thể thaogiới thiệu khá thường xuyên 10 cuốn sách bán chạy nhất trong tuần qua, 10 ngày qua. Từ đó, công chúng biết được những cuốn sách đang được quan tâm là sách gì. Những cách tiếp cận công chúng như vậy là đáng hoan nghênh. Những người viết sách cũng phải suy nghĩ. Rồi những cuộc tiếp xúc với tác giả, tác phẩm. Đài phát thanh, đài truyền hình của chúng ta đã có những chương trình để công chúng tiếp xúc với sách vở. Từng nhà xuất bản phải có bộ phận tuyên truyền về sách. Đây là phương pháp mới của tất cả các nhà xuất bản, kinh doanh sách trên thế giới. Có như vậy mới hy vọng bán được nhiều sách. Đó cũng là cách để nâng nhuận bút cho tác giả.


Hội sách TPHCM lần 2 khai mạc hôm nay (26-3) tại hội trường TPHCM số 111 Bà Huyện Thanh Quan và kết thúc vào ngày 31-3, với 193 gian hàng, hơn 100.000 đầu sách.

Phóng viên: Ông có thể cho biết loại sách nào được giới trẻ hiện nay yêu thích?

- Ông Lê Hoàng: Bộ sách hai cuốn Thép đã tôi thế đấy đã phát hành 5.000 bộ. Cuốn Quà tặng cuộc sống, Điều kỳ diệu của trái tim đã in 10.000 bản. Cuốn Những tấm lòng cao cả đã bán hết 3.000 bản... Qua đó, chúng tôi thấy giới trẻ thích đọc loại sách đề cao trách nhiệm bản thân đối với đất nước, lòng nhân ái, hướng đến chân thiện mỹ và NXB Trẻ đã đáp ứng kịp thời. Các nhà doanh nghiệp cũng nắm bắt được xu hướng này, vừa qua Công ty Sữa Foremost đã đặt NXB Trẻ in lại 6 mẩu chuyện trong cuốn Quà tặng cuộc sống với số lượng 3.700.000 bản để tặng khách hàng. Như vậy giới trẻ hiện nay không hẳn là những người thực dụng. Bởi khi các bạn trẻ không tìm mua sách “học làm giàu”, mà tìm mua những sách giúp các bạn hoàn thiện nhân cách theo các phẩm chất: yêu nước, hiếu thảo, trung thực, hiếu học, thương người...

Còn hiệu quả tủ sách Doanh nhân trẻ của NXB Trẻ?
- Chúng tôi đã phát hành 11 tựa sách, bán được 20.000 bản và đang tái bản. Loại sách này không đưa ra những lý thuyết, mà đưa ra những tình huống để giải quyết nên được bạn trẻ ủng hộ.

Khách hàng đến hội sách sẽ được lợi gì?
- Thứ nhất, thế giới sách là một thế giới tinh thần, khách hàng sẽ thỏa mãn nhu cầu tinh thần qua các loại sách nghiên cứu, nghiệp vụ, thú vui chơi (cờ tướng, nuôi chim, cá, trồng cây cảnh...). Thứ hai, với 100.000 đầu sách họ có thể so sánh để lựa chọn sách vừa ý. Thứ ba, với kỹ thuật in hiện đại, họ sẽ thấy sách Việt Nam về hình thức không thua sách ngoại. Sau cùng, họ được mua sách với giá rẻ (giảm 10%).


Lần đầu tiên đặt mua một vài cuốn sách trên mạng Internet cách đây vài tháng từ nhà bán sách khổng lồ Amazon.com đã giúp cho tôi hiểu được sự tiện lợi của việc mua bán hàng hóa trên mạng.

Chỉ cần vào địa chỉ amazon.com chọn thư mục của loại sách mà mình ưa thích thì Amazon.com sẽ cho biết giá, hình ảnh của cuốn sách cũng như giới thiệu những lời bình luận của nhiều người đọc về tựa đề sách đang lựa chọn. Khi quyết định mua thì chỉ cần chọn và bấm vào phần "mua" của cuốn sách, sau đó cung cấp cho nhà bán sách số thẻ tín dụng Visa hoặc Master Card cũng như địa chỉ giao hàng, e-mail và chọn lựa phương pháp giao hàng đường hàng không, đường bộ hay đường tàu thủy, tổng số tiền sẽ được tính ngay trên trang web. Đường hàng không thì nhanh nhất có thể giao trong một tuần nhưng khá mắc, còn đường thủy hay đường bộ thì phải chờ cả tháng trời cho vài cuốn sách. Lần đầu tiên mua sách thì phải ra bưu cục để lãnh nhưng lần thứ hai thì sách được gửi đến tận nhà, và hàng hóa được gói ghém rất kỹ càng, gọn ghẽ. Nhìn chung Internet đã thật sự mở ra một cơ hội mua hàng mới mà trước đây khó có thể thực hiện được do quá tốn kém về tiền bạc hoặc công sức.

Thương mại điện tử tại Việt Nam
Hình ảnh của một siêu thị ảo trên Internet hiện nay tại Việt Nam vẫn còn là một bài toán nan giải cho các nhà kinh doanh muốn giới thiệu và bán hàng hóa của mình trên Internet.


Thời gian gần đây trên địa bàn TPHCM nổi lên tình trạng in và phát hành sách lậu đến mức đáng báo động với các dạng: ăn cắp bản quyền, "luộc", in nối bản, nhân bản loại chưa được phép phổ biến rộng rãi. Một số nhà sách, cửa hàng sách đã công khai truyền bá các loại sách, ấn phẩm lậu.


Một con số ước lượng của những người trong ngành khiến ta phải suy nghĩ: khoảng 80% (có người cho là 90%) đầu sách xuất bản hiện nay (trừ một số NXB đặc thù như: Chính trị Quốc gia, Quân Đội, Công An, Trẻ...) thực chất do tư nhân thiết kế, in ấn và phát hành.ở tp HCM có khoảng 100 người làm “liên kết xuất bản”, trong đó khoảng một nửa được coi là chuyên nghiệp với 50-100 đầu sách đã ra. Khoảng 20 “đại gia” có hẳn một đội ngũ khai thác bản thảo, dịch thuật, biên tập, có nhà sách lớn “tổng phát hành”, thậm chí có nhà in (tất nhiên cũng là “liên kết”), tức là có ưu thế khép kín từ A đến Z mà không NXB nào dám mơ!


Theo ông Phạm Minh Thuận, Phó GĐ Cty Fahasa thành phố Hồ Chí Minh, hiện tượng đáng chú ý là hiện nay mảng sách văn học đang có nhu cầu lớn. Nhất là loại sách văn học trong nước. Bên cạnh loại sách bán chạy nhất hiện nay là sách công cụ, sách trang bị kiến thức, sách thiếu nhi và sách văn học chiếm vị trí thứ nhì. Vấn đề đặt ra là các tác phẩm văn học có đáp ứng nhu cầu bạn đọc hay không, có đứng vững trên thị trường hay không. Loại sách có dấu ấn trên thị trường phát hành từ 5 đến 7 ngàn cuốn là chuyện thường. Điều này có nghĩa là chính bản thân tác phẩm quyết định lượng độc giả chứ không phải do bạn đọc ngày càng ít quan tâm đến sách văn học như một số người nhận định.


Theo đánh giá của một số nhà chuyên môn trong lĩnh vực xuất bản sách, khoảng 70% số lượng sách tiêu thụ trên thị trường do tư nhân bỏ vốn ra in và phát hành; và giá bán của nhiều loại sách hiện cao hơn nhiều so với nội dung và giá thành của nó.

Thị trường thuộc về các nhà liên doanh

Hiện ở Hà Nội có khoảng 10 nhà liên doanh lớn. Mỗi nhà liên doanh thường phát hành khoảng vài nghìn loại sách của các NXB khác nhau.

Bà Phạm Thị Mão, một nhà liên doanh sách lớn ở Hà Nội cho biết, mỗi năm bà xuất bản gần 200 đầu sách với các NXB khác nhau. Bên cạnh việc khai thác bản thảo mới (những sách mới chưa phát hành bao giờ), các nhà liên doanh còn tìm sách nước ngoài rồi thuê dịch và in ấn phát hành.

Theo bà Mão thì để thành công, các nhà liên doanh phải năng động, luôn thay đổi phương thức và tư duy. Phải luôn đứng về phía khách hàng để nghiên cứu tâm lý xem bạn đọc thích sách gì... để đáp ứng, như vậy sách mới bán chạy.


Gần đây, giới nghiên cứu nước ngoài thường phân định lịch sử văn hoá thành ba giai đoạn:
1. một xã hội ngôn từ truyền miệng (đã xa xưa, vì chưa có kỹ thuật nên cũng chưa nhiều tiến bộ),
2. tiếp đó là một xã hội đọc sách (nhờ ngành in ấn, đã bước lên con đường văn minh, tự do),
3. rồi tới một xã hội thông tin điện tử (bắt đầu hình thành vài chục năm cuối thế kỷ 20).

Nhìn lại lịch sử, người ta thấy ở Hy Lạp cổ đại, đầu tiên đọc là cao giọng cất tiếng bằng lời, rành rọt từng chữ từng vần trước thính giả, trước khi đi đến đọc ngầm, im lặng, tức là mang tính chất cá nhân. Bước thay đổi này không những có ý nghĩa về mặt phương pháp thu nhận kiến thức mà còn phản ánh sự chia tách về ý thức xã hội giữa "chung" và "riêng", giữa "cộng đồng" và "cá nhân".

Còn về quan hệ giữa đọc và viết, lịch sử cũng ghi nhận một thời định giá trái ngược giữa hiểu biết được phát biểu bằng lời nói với hiểu biết được trình bày dựa vào một bản viết. Trong vấn đề này, hai triết gia lớn nhất của Hy Lạp cổ đại là Platon và Aristote đã có ý kiến khác nhau. Platon thì coi trọng ưu thế của tri thức không ghi ký tự, ông cho rằng viết sẽ gây ra sự lười biếng về tinh thần, sự sút kém về trí nhớ. Hơn nữa, người đọc ở vào địa vị kẻ dưới, lệ thuộc vào bản viết đang đọc. Quan hệ giữa người đọc và người viết là quan hệ giữa trò và thầy. Cho nên có một câu dè bỉu mà Platon đã gán cho Aristote: "Đó là một tên chỉ biết đọc sách viết"! Như vậy điều mà ngày nay ta tôn vinh đã có một thời bị coi là điều đáng khinh rẻ.

Đó là vì bước khởi đầu của triết học Hy Lạp cổ đại đã lấy biện luận là chính, dựa vào lời nói hoặc ký tự mà các triết gia phê phán hay tranh cãi với những nhân vật tiền bối hoặc đương thời. Rõ nhất là ở di sản của Platon, mọi luận điểm của ông đều mang tính đối thoại.

Việc đọc từ xưa đã bao hàm tính mục đích đa dạng và cụ thể, gắn liền với địa vị xã hội, nghề nghiệp cũng như chế độ chính trị và tôn giáo. Suốt thời Trung đại đen tối, người ta buộc phải tuân phục sách Thánh hiền "từng câu chữ", đọc Thánh Kinh và các tác phẩm của Aristote ít ai dám đi chệch một ly. Chỉ đến Spinoza (1632-1677) mới bắt đầu có sự giải phóng cho người đọc. Trong Tiểu luận về các uy quyền tôn giáo và chính trị (1670), Spinoza viết: "Mỗi người phải có thể giữ lấy quyền tự do phán xét và quyền diễn đạt niềm tin của mình". Nhờ đó, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc đọc dần dần được mở rộng ra trên tinh thần bình đẳng và dân chủ.

Tóm lại, từ nói đến đọc, từ đọc đến viết, các mối quan hệ này đều không đơn giản, không gian tư duy của người đọc cũng không ngừng biến đổi, có lúc bị thu hẹp, có lúc năng động phát triển.

Công nghiệp và thị trường sách hiện nay

Việc đọc trở thành phổ biến không những phụ thuộc vào điều kiện xã hội, mà còn do tác động của kỹ thuật in ấn. Xuất bản sách là một hình thức lâu đời của văn hoá, nhưng mãi đến nửa đầu thế kỷ 19 mới có công nghiệp sách thật sự. Và đến 1880, sau khi cuốn Ben Hur của Lew Wallace được bán đến con số 1 triệu bản ở Mỹ, cũng mới mở ra một thị trường sách thật sự.

Đọc sách trước kia là một công việc xã hội (thường đọc chung cho những người ít chữ nghe), cũng từng bước trở thành một hành động tiêu dùng cá nhân hoặc gia đình. Một mặt, tỷ lệ dân số biết chữ và đi học tăng lên trong xã hội, mặt khác giá thành và giá bán sách giảm đi, nhất là khi xuất hiện những tủ sách bình dân, những loại sách bỏ túi, những mạng lưới tiêu thụ và quảng cáo sách rộng khắp. Bên cạnh các sách phổ thông, còn có nhiều loại sách chọn lọc, xuất bản đặc biệt hoặc nghiên cứu chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của giới tinh hoa cũng như của đông đảo quần chúng. Mua sách, đọc sách, bình sách, lập tủ sách riêng đã từng là lối sống thời thượng của nhiều người. Nhiều nhà xuất bản giàu lên, những ông trùm kinh doanh xuất bản ra đời chi phối thị trường sách... Kỹ thuật in ấn ngày càng hiện đại, hoàn thiện, trước kia chuẩn bị cho một cuốn sách ra đời phải mất vài tháng, nay với máy tính điện tử, có trường hợp chỉ mất vài giờ sách đã đến tay người đọc.

Có lúc thịnh thì có lúc suy, gần đây ở nhiều nước phương Tây, sách bắt đầu lâm vào khủng hoảng. Mười năm về trước, ở Pháp mỗi năm chừng 3 chục nghìn đầu sách chào đời với lượng phát hành trung bình là 15 nghìn bản. Mấy năm nay, mỗi năm xuất bản vượt lên trên 40 nghìn đầu sách, nhưng lượng phát hành rớt xuống dưới 9 nghìn bản. Doanh thu về sách giảm từ 3-5% so với năm trước.

Giáo sư Lucien Sfez, Trường Đại học Paris I (Pháp), trên báo Le Monde diplomatique 12/99 đã kết luận: "Quá nhiều thông tin giết chết thông tin! Điều đó đúng cả với sách. Các cửa hàng sách tràn ngập những tác phẩm không đều nhau về giá trị. Làm sao chọn lựa? Sách chết không phải vì thiếu mà vì thừa. Càng nhiều tác giả và tác phẩm, lượng sách phát hành càng giảm. Và giá sách càng cao, càng ít độc giả".

Đối thủ mới của sách

Ngoài những nguyên nhân về phía chủ quan việc làm sách, tình hình trên còn do sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều loại hình thông tin đại chúng khác từ phát thanh, truyền hình, báo chí, đến máy vi tính với đĩa CD-ROM đủ chứa nội dung cả một thư viện lớn và nhất là với mạng internet toàn cầu.

Có nhiều kênh, nhiều phương tiện để người ta lựa chọn, không chỉ có sách. Khi một nước như Mỹ gần 40% dân số có máy tính (Đức 25%, Anh 23%...), dĩ nhiên người ta ngồi trước máy làm việc, học tập, tra cứu nhiều thời gian. Cuộc sống công nghiệp hiện đại đầy tốc độ cũng ít cho phép con người có điều kiện thư thả đọc sách và nghiền ngẫm.

Trong kỷ nguyên thông tin điện tử, có thể thời hoàng kim của sách không còn nữa, nhưng sách vẫn tồn tại. Các nhà kỹ thuật đã không ít lần dự báo một chiều. Những năm 60, họ cho rằng truyền hình sẽ làm đảo lộn trật tự thế giới; những năm 70 là điện thoại ghi hình; những năm 80 là ghi âm và video; rồi những năm 90 là internet. Nhưng thực tế đã trả lời khác. Các loại hình đã không hoàn toàn loại bỏ nhau, mà trong nhiều trường hợp còn đồng thời tồn tại, bổ sung cho nhau.

Mặt khác, internet, đối thủ hùng mạnh nhất của sách, cũng không phải là không có nhược điểm. Internet thông tin nhanh nhưng truyền cảm ít, hay nói cho đúng là không kịp truyền cảm để thấm thật sâu, dù kèm theo hình ảnh và đồ thị. Đọc trên máy tính dễ mệt mỏi, khó kéo dài, lại phải tập trung theo dõi nên ức chế hoạt động tư duy hoặc việc "thả hồn bay bổng" khi cần thiết. Nhược điểm lớn nhất của internet là thông tin thường ngắn gọn, cô đặc, bị chia cắt thành nhiều khúc, nhiều mảnh, cả về mặt không gian và thời gian. Trong khi đó, sách có thể đem lại tính hệ thống, tính chuyên sâu, sự yên tĩnh suy tư sáng tạo, sách văn học nghệ thuật còn giúp vào việc bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn. Một cuốn sách hay là sự trò chuyện với chính mình, để hiểu mình, hiểu người, giải toả các sức ép xã hội đối với con người. Nghĩa là sách vẫn có lý do để tồn tại.

Người đọc hiện đại

Số phận tương lai của sách còn do chính người đọc quyết định. Sách còn người đọc thì sách vẫn sống.

Ngày nay, trong thực tế, người ta ít đọc sách hơn đọc báo, và thường đọc nhanh, đọc lướt, tạo ra một nguy cơ biết rộng, biết nhiều chi tiết vụn vặt mà lại dễ thiếu một hệ thống tư duy, một cách nhìn độc lập. Tri thức lượm lặt hổ lốn làm què quặt tri thức, mà thông tin chưa hẳn đã là tri thức.

Người đọc hiện đại có những yêu cầu nhất định. Quỹ thời gian ít, cần tạo ra thói quen đọc nhanh, đọc có lựa chọn trọng tâm và mục đích, trong cả những hoàn cảnh động như trên tàu xe, máy bay, ngoài bãi biển. Đọc mà có phê phán, không nô lệ sách, kiểm tra các tư liệu và luận chứng, phát huy đầu óc nghiên cứu và tưởng tượng, đối chiếu với cuộc sống mà nâng cao mình lên. Không phải ngẫu nhiên mà phương Tây nêu ra khái niệm "người đọc tự mình diễn giải", bởi vì họ cho rằng tất cả đều có thể bình luận, không sẵn có chân lý tuyệt đối, chưa nói đến các cuốn sách ngày nay thường đánh lẫn nhau về mặt tư tưởng.

Mỗi người đều biết đến câu hỏi quen thuộc: "Nếu bạn sống trên một đảo hoang, bạn sẽ mang theo cuốn sách nào?" Ngày nay, câu hỏi ấy có thể giản đơn hơn: "Nếu bạn ra một hòn đảo hoang, bạn sẽ đem theo vật gì?" Người ta có thể sẽ trả lời "một máy tính xách tay, một điện thoại di động". Có thể có cả sách, nhưng cuốn sách nào đây trong rừng sách là cả một vấn đề.


Sách tái bản giảm giá từ 30%-40%

Tràng Tiền là một trung tâm sách lớn của Hà Nội. Tới đây, ngoài các nhà sách, bạn đọc sẽ được chứng kiến thị trường sách tự do hoạt động như thế nào? Đó là hậu quả của sự quản lý thiếu tính chặt chẽ đẩy tới việc in nối bản sách.
Trong các ngõ ở phố Tràng Tiền cũng như ở nhiều tuyến phố khác, đặc biệt là gần những nơi tập trung trường học, sách được bày bán công khai trên vỉa hè với nhiều chủng loại phong phú đa dạng. Điều đáng quan tâm tại đây là mỗi cuốn sách được giảm giá từ 30%-40% theo giá bìa. Như vậy, chỉ có vài bước chân mà mua sách trong hiệu phải trả theo đúng giá bìa, còn ngoài chợ đen giảm gần một nửa. Do giá rẻ, thị trường sách ngoài luồng xem ra “làm ăn” phát đạt hơn các nhà sách lớn. Đương nhiên những ai mua đúng giá bìa thì phải chịu thiệt thòi.

...

Đối với đội ngũ trí thức thì sách vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu được, dù thông tin trên truyền hình, mạng Internet có cập nhật tới đâu. Đọc để trau dồi kiến thức, đọc để nghiền ngẫm, chiêm nghiệm những con chữ khiến người ta nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn về một vấn đề.

Quay trở lại với thị trường sách đang trôi nổi hiện nay. Đã qua rồi một thời thiếu sách, hiếm sách. Độc giả nay có thể tìm bất cứ cuốn sách nào trong các hiệu sách, hay nói cách khác là bạn đọc giờ lại bội thực vì sách. Nhưng phải làm gì để có một giá cả ổn định, hợp lý cho số lượng độc giả tìm đến sách ngày càng nhiều, bởi lẽ số người đi mua sách giá rẻ mới chỉ là số ít, còn phần đông bạn đọc vẫn phải mua sách với giá bìa. Thành thử độc giả đều mơ ước ngày càng xuất hiện nhiều những hiệu sách vỉa hè để khi có một cuốn sách hay, họ còn đủ tiền mua.


Chính nhờ trí nhớ tuyệt vời ấy mà khách hàng đến với ông không chỉ tìm sách mà họ coi ông như một người thầy. Với ông lợi ích kinh tế chỉ là phần quan tâm rất nhỏ. Niềm vui lớn nhất của ông là giúp khách hàng tìm được sách họ cần.

Tri thức, bản thân nó là vô giá, điều quan trọng là người bán phải có tâm và người mua phải biết giá trị của sách. Với kho sách đồ sộ của mình, ông Cảnh đã và đang làm một công việc hết sức âm thầm nhưng vô cùng đáng quí. Ông đã cứu hàng vạn cuốn sách từ những đống phế liệu để góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu những công trình cho đất nước.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết ở các hiệu sách cũ có rất nhiều cuốn sách quí có giá trị lịch sử, văn hóa cao, mà hiện nay không có điều kiện tái bản. Những cuốn sách này đã thu hút được nhiều độc giả đến với cửa hàng sách cũ. Giá cả sách cũ lại rất rẻ, phù hợp với đại đa số người mua nên các cửa hàng sách cũ lúc nào cũng đông khách. Chỉ cần 10.000đ vào cửa hàng sách cũ bạn có thể mua được sách mà mình cần. Trong khi đó, muốn mua sách mới phải cần đến số tiền lớn hơn rất nhiều lần.

Cung cách phục vụ ở các cửa hàng sách cũ rất thoải mái. Sách được bày theo từng chủ đề, người mua có thể tìm dễ dàng không phải mất nhiều thời gian. Về hình thức, sách cũ không thể đẹp như sách mới, nhưng điều đó không quan trọng đối với người mua, vì khi mua sách cũ, người mua chủ yếu là tìm kiến thức cần thiết cho mình, miễn là sách không rách quá, không mất trang và giấy không quá xấu. Điều mà người mua quan tâm nhất chính là mua được sách hay mà giá rẻ.

Còn về phía người bán, vì sách là một loại hàng hóa đặc biệt nên đòi hỏi người bán sách phải có một trình độ nhận thức nhất định, phải yêu thích sách thì mới giới thiệu và định hướng được cho khách hàng. Bên cạnh đó, người bán sách cũng cần có mối quan hệ rộng rãi trong xã hội để có thể thu thập được nhiều nguồn sách quí, vì khi có nhiều sách quí thì mới có nhiều khách hàng. Do những yêu cầu đòi hỏi như vậy, nên ngoài mục đích kinh doanh, người bán sách cần phải có cái tâm thì mới duy trì được nghề này.


Vị chuyên gia trên dự đoán: Có nhiều nhân tố sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường sách điện tử. Bên cạnh việc đã có hàng triệu người tiêu dùng đang mua sách trên mạng, sự tiện lợi của các cuốn sách sử dụng công cụ Internet sẽ luôn luôn có sẵn cho người đọc. Ông nói: "Không có cuốn sách giấy nào sẽ được in ra nữa".

Có thêm các cuốn sách hay mà trước đó không được phổ biến hoặc không dễ dàng tìm được có nghĩa là sẽ có nhiều nội dung hơn để lựa chọn, ngoài ra sẽ hấp dẫn cả những người không phải là độc giả.

...

IDC cho biết, cả Amazon.com lẫn BarnesandNoble.com đã có những thoả thuận thuận lợi cho thị trường sách điện tử và in ấn theo yêu cầu. Theo chuyên gia của IDC, in ấn theo yêu cầu sẽ phát triển nhanh hơn sách điện tử trong ngắn hạn, nhưng sẽ không lớn bằng trong dài hạn.

"Sẽ có những bước tăng trưởng lúc đầu, vì có một đống các ấn bản chưa in mà các tác giả muốn in. In-theo-yêu-cầu (Print-on-Demand) gần giống như album lúc đầu của các nhạc sĩ. Chúng ta sẽ thấy in-theo-yêu-cầu đem lại 200 triệu USD đến năm 2004. Tuy nhiên trong vài năm tới, chũng ta sẽ thậm chí không còn nghĩ về lĩnh vực này như một thị trường riêng biệt tách khỏi thị trường sách điện tử nữa", nhà nghiên cứu của IDC cho biết.


* PV:Xin Cục trưởng cho biết vài nét cơ bản của bản dự thảo Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản In Phát hành sách đến năm 2010 đang trình Bộ VH-TT phê duyệt.

- TS Nguyễn Đình Nhã:Bản quy hoạch này được thực hiện với những bước đi cụ thể (trước mắt từ nay đến năm 2005) nhằm đạt tới những mục tiêu hết sức cụ thể. Đó là, tạo bước phát triển mới của toàn ngành về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ cũng như nguồn nhân lực và cơ chế hoạt động, huy động mọi nguồn lực của xã hội để phát triển; duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15-20% về số bản sách, từ 8-10% về số đầu sách, 10-15% về trang in. Đến năm 2005 đạt 4 bản sách/người/năm vào năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010 đưa ngành Xuất bản õ€“ In õ€“ Phát hành sách Việt Nam vươn lên hàng trung bình khá của Châu Á.

...

* Chỉ tiêu đạt 4 bản sách một người vào năm 2005 là hết sức lớn! Làm thế nào để thực hiện được, thưa Cục trưởng?

- Quả là vậy. Hiện nay, dân số nước ta khoảng 77 triệu, tổng số bản sách xuất bản năm 2001 là 190,940 triệu bản, đạt mức bình quân 2,5 bản sách/người. Dự báo vào năm 2005 dân số nước ta khoảng 85 triệu. Để đạt được chỉ tiêu 4 bản sách/người, cần duy trì mức tăng trưởng bình quân là 20%, tức là mỗi năm phải tăng bình quân 38 triệu bản để đến năm 2005 đạt 340 triệu bản sách xuất bản.


Sách dịch chưa vào đúng tuyến của thị trường thế giới

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về thị trường sách dịch hiện nay của Việt Nam.

Ông Phùng Văn Tuyển: Trong những năm qua, mảng sách dịch nhìn chung tương đối êm ả. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thẳng ra là sách dịch của Việt Nam chưa đi vào đúng tuyến của thị trường sách dịch thế giới, chủ yếu dịch những sách đã được tái bản (thậm chí đã tái bản nhiều lần). Điều này cũng dễ hiểu thôi vì Việt Nam chưa tham gia công ước Gèneve (nội dung công ước này là tác giả thuộc bất kỳ quốc gia nào tham gia công ước được bảo hộ quyền tác giả trên tất cả các quốc gia tham gia công ước) nên quyền tác giả của người nước ngoài chưa được bảo hộ ở Việt Nam. Vì vậy, chỉ khi tái bản, họ mới bán bản quyền cho Việt Nam. Hiện nay Việt Nam mới ký hai hiệp ước song phương về quyền tác giả với Mỹ và Thụy sĩ. Song khách quan mà đánh giá thì một số lĩnh vực như y học, tin học... dù chưa bám sát nhưng đã tiếp cận được với thế giới.

* Vấn đề kiểm soát về nội dung, chất lượng sách dịch hiện nay như thế nào thưa ông?

- Sách dịch trên thị trường hiện nay có tới 60% là sách của Nga - Pháp - Anh - Mỹ, trong đó mảng sách văn học được tái bản (trong nước) là khá nhiều. Đặc thù của sách tái bản là đã qua thẩm định rồi nên vấn đề thẩm định nội dung không đặt ra nữa.

Nhà nước chỉ quy định những loại sách về lịch sử, chính trị, địa lý, văn học khi dịch phải qua thẩm định nội dung. Việc này do các nhà xuất bản họ làm. Những sách này, các nhà xuất bản phải thành lập hội đồng thẩm định. Khi nào hội đồng này chấp nhận thì gửi đề nghị tới Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép dịch và xuất bản.

Hầu như tất cả những sách dịch đã qua hội đồng thẩm định đều được chấp nhận. Chúng tôi chủ yếu chỉ kiểm tra xem nhà xuất bản đề nghị được dịch và xuất bản cuốn sách ấy có vênh với chức năng nhiệm vụ không (ví dụ như Nhà xuất bản Nông nghiệp đề nghị xuất bản sách văn học là vênh với chức năng, nhiệm vụ).

Sách dịch là một nguồn thông tin và cũng là một nhu cầu thông tin của bạn đọc. Theo đánh giá của chúng tôi, một quốc gia có hơn 50% sách dịch là chuyện bình thường. ở Việt Nam, hiện nay có 44 nhà xuất bản thì cả 44 nhà xuất bản đều có sách dịch.

* Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng một cuốn sách nguyên bản nhưng được nhiều dịch giả trong nước dịch theo nhiều cách khác nhau?

- Trên thực tế, một cuốn sách (chủ yếu là sách văn học) có nhiều bản dịch khác nhau. Có bản dịch khá dày (chi tiết) nhưng cũng có bản dịch ngắn gọn (lược dịch). Dư luận hiện nay vẫn không đồng tình và cho rằng như thế là không được, là "đánh lừa" độc giả. Theo chúng tôi, một cuốn sách có nhiều bản dịch là chuyện bình thường vì mỗi người dịch tiếp cận theo mỗi hướng và qua quá trình dịch, họ còn thể hiện sự sáng tạo trong đó. Và như vậy, bạn đọc cũng được tiếp cận tác phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau.

* Sách dịch của chúng ta hiện nay có bị in lậu không thưa ông?

- In lậu sách là tình trạng chung, trong đó có cả sách dịch. Cứ cuốn sách nào bán chạy là bị in lậu ngay lập tức. Cũng như in sang băng đĩa lậu, sách lậu cũng được in theo quy trình công nghệ hiện đại và không khác gì sách thật. Có thể nói, in lậu sách là căn bệnh kinh niên rất khó chữa. Mặc dù Bộ Văn hóa - Thông tin rất kiên quyết trong vấn đề này nhưng chỉ riêng ngành văn hóa - thông tin thì không thể chống được. Có lẽ cần coi in sách lậu là làm hàng giả và đưa vào Luật Hình sự thì mới có thể lập lại trật tự. Hiện nay mới chỉ ở mức xử phạt hành chính cao nhất là 50 triệu. Mức phạt này đối với các đầu nậu sách lậu vẫn còn quá nhẹ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: