Nhớ ông yêu sách "Khai Trí"
Ngoài hoạt động chính là tiệm sách lớn, nhà sách Khai Trí, ông Nguyễn Hùng Trương còn sưu tầm nhiều sách báo ngoại ngữ cũng như các bản thảo bằng tiếng Việt của các soạn giả nổi tiếng như Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Ngu Í...
Ông tên là Nguyễn Văn Trương (bút hiệu Nguyễn Hùng Trương) nhưng mọi người vẫn quen gọi ông là ông Khai Trí, sinh năm 1926 tại Thủ Đức.
Ông "Khai Trí" Nguyễn Hùng Trương
.
Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài Gòn học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần. Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lã cho đỡ đói.
.
.
Sau 1975, ông Khai Trí vẫn di chuyển bằng xe đạp như khi trước mở nhà sách - Ảnh tư liệu
.
Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đã gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem ký gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó còn không, nếu còn thì đem tới tiếp vì sách gửi trước đã bán hết rồi. Từ đó ông nảy ra ý định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quý hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả nghìn cuốn.
.
Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là 60-62 Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài Gòn). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo...
Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó thì quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu.
Nhà sách Khai Trí trước 1975
.
Nhà sách Khai Trí còn phụ trách cả việc xuất bản sách với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú.
Một thú chơi đặc biệt của ông Trương nữa là sưu tầm sách báo (chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ Le Monde, ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 30/4/1975). Ông còn cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương ra Tuần báo Thiếu Nhi, bảo trợ cho "tập san Sử Địa" của giáo sư Nguyễn Nhã và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị. Sau năm 1975, rất tiếc là kho sách 60 tấn của ông hầu như đã bị tiêu hủy.
.
Bìa ba số báo Thiếu Nhi. Ông Khai Trí còn là chủ nhiệm tờ Thiếu Nhi, tờ báo giáo dục lớn nhất và thành công nhất tại miền Nam trước năm 1975; Tiền lời cuả nhà sách Khai Trí khi bán các mặt sách khác đã được đem qua để bù lỗ cho tờ Thiếu Nhi này. Trang bìa và trang cuối cuả tờ Thiếu Nhi lúc nào cũng được trình bày rất công phu, dùng kỹ thuật in offset, một kĩ thuật tiến bộ (và cũng đắt tiền) nhất thời bấy giờ.
Ông mất hồi 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3 năm 2005, tức ngày mồng 2 tháng 2 năm Ất Dậu, thọ 80 tuổi sau hai tuần nằm bệnh viện.
Con cháu ông kể lại những ngày cuối cùng trong bệnh viện, trong cơn hôn mê, ông cứ tìm sách. Hỏi tìm cuốn sách này rồi lại hỏi tìm cuốn sách kia, chỉ đến khi đặt được bàn tay mình trên cuốn sách, ông mới yên tâm nhắm mắt. Ông tìm sách như tìm một hơi ấm. “Biết rằng ngày mai tôi mất, hôm nay tôi vẫn còn phải học, biết đâu chút nữa, chiều nay hoặc tối nay, việc học có thể giúp ích phần nào cho tôi và cho những người xung quanh tôi”, một lần, hơn 20 năm trước, ông đã viết như vậy. Bởi với ông, làm sách, biên soạn sách hay đọc sách không chỉ là một cách kinh doanh, đó còn là một cách để học. Năm 1952, từ khi mở nhà sách Khai Trí ở Sài Gòn, ông cũng đã sống đúng như vậy. Có lẽ ông chỉ không biết ngay cả lúc sự sống đã sắp rời xa ông, cái ông muốn níu kéo vẫn lại là những cuốn sách mà ông đã yêu quí trong cả cuộc đời mình. Có ai đó đã từng hát “nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghita”. Nhưng với riêng ông, không chắc ông Khai Trí đã muốn điều đó. Ông sẽ không muốn mang sách theo mình, ông chỉ muốn những cuốn sách được ở lại, giúp người, giúp đời…
,
Tác phẩm
- Bộ dân luật
- Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng
- Bộ luật hình sự tố tụng
- ...
Trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đã tuyển chọn và biên soạn khoảng 15 cuốn sách:
- Từ điển lời hay ý đẹp
- Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc
- Quê em mến yêu
- Làm con nên nhớ
- Chánh tả cho người miền Nam
- Huế mến yêu
- Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam
- Danh ngôn hạnh phúc
- Danh ngôn tình bạn
- Danh ngôn tình yêu
- Gương thành công
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn