Nguồn gốc chữ Tết

09:48 SA @ Thứ Sáu - 26 Tháng Hai, 2021

"Thanh minh trong tiết tháng ba" (Truyện Kiều)

Đã từ lâu lắm, từ khi dân Việt bị Tàu đô hộ 1.000 năm, ta cho rằng chữ Tết do chữ Tiết (節) gợi ý hình ảnh vật gì chia ra từng đoạn, từng thời kỳ. Và các năm tuổi (thập can, thập nhị chi) cũng do lịch Tàu mà ra.

Ảnh hưởng Tàu chỉ trong vòng 1.000 năm đó thôi. Thật ra lễ Tết đã có ít nhất 6.000 năm trước, từ khi dân Đông Nam Á biết trồng lúa nước, biết lợi dụng mùa mưa đến đều đều mỗi năm theo gió mùa (mousons) để cày cấy gieo hạt. Cả một vùng Nam Á rộng lớn trải dài từ Ấn Độ qua Lưỡng Quảng của dân Bách Việt xưa đến vùng Đông Nam Á lục địa trở thành một vùng canh nông trồng lúa: Một vùng độc nhất của gió mùa và mùa mưa, của con trâu nước và lúa gạo mà tài liệu khoa học của đại học Hawaii đã phát hiện ở Thái Lan. Đó là hạt lúa Oriza sativa của 6.000 năm trước.

Chữ Tết là do biến âm của chữ Teej, tên một ngày lễ lớn ở Ấn Độ hiện nay vẫn còn cử hành. Lễ này không phải để ăn mừng đầu năm mới, mà để ăn mừng mùa mưa đến, cái mùa quan trọng nhất cho nhà nông Ấn Độ và tất cả các dân tộc Đông Nam Á trồng lúa (trong đó có Việt Nam). Gió mùa và mùa mưa tùy thuộc vào đất trời. Trời không mưa gây hạn hán hay mưa nhiều quá tàn phá hàng trăm ngàn ruộng đồng, cuốn trôi hàng ngàn con người và gia súc. Sự sống còn của nhà nông Đông Nam Á và Ấn Độ tùy thuộc vào ân huệ của mùa mưa cho nên cơn mưa đầu mùa là một hứa hẹn cho đời sống mới được mọi nông dân chờ đợi khắc khoải và hân hoan đón mừng bằng một ngày lễ lớn. Đó là Tết với ý nghĩa ăn mừng mùa mưa đến.

Mưa và lúa là hai tiếng thiêng liêng luôn hiện diện trong mọi lĩnh vực sinh hoạt xã hội nông nghiệp như phong tục tập quán, ca dao tục ngữ, tôn giáo và huyền thoại.

Lễ lớn này được cử hành trong mấy ngày đầu của cơn mưa đầu mùa vào khoảng tháng tư (Dương lịch) đúng vào mùa xuân. Đây là mùa nghỉ ngơi, vui chơi, ca hát. Ban ngày người ta hát trong quân, nhảy múa, đánh đu, hát đối đáp nam nữ.

Ban đêm tổ chức các lễ kín gọi là hèm trong đó trai gái tự do ân ái... tất cả là để đánh thức Đất Trời vạn vật tham gia vào sự sinh sôi nảy nở (fécondité, Fruchtbarkeit) của con người và vạn vật.


Thổ công, mặc quân phục được trang bị vũ khí khắp người để xua đuổi tà ma ra khỏi nhà. Nhân dân cũng dán cả ảnh ông ở hai bên cánh cửa vào ngày Tết.
Nguồn: Nhìn lại một thế kỷ nghiên cứu Khoa học, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội 1900-2000.

Sự sinh sôi nảy nở được các dân tộc Ấn Độ và các dân tộc chịu ảnh hưởng Ấn Độ như Khmer, Chăm... tôn làm thần và lấy cái Yoni (cơ quan sinh dục nữ) làm biểu tượng, được thể hiện trong điều khắc, kiến trúc Ấn Độ, Khmer, Chăm, đặc biệt trong các đền thờ hay tháp Chăm.

Các dân tộc Thái, Khmer, Chăm, Lào chịu ảnh hưởng Ấn Độ cũng ăn tết vào ngày 13 đến 15 tháng Tư (theo lịch xưa Ấn Độ) và cũng trúng vào đầu mùa mưa bên Ấn Độ, chứ không phải vào đầu tháng Giêng (Âm lịch) như Việt Nam ta theo lịch Tàu. Chữ Tết không phải là chữ của người Tàu. Họ gọi Tết là hoành tán hoặc huyên hán (nguyên đán). Năm mới họ gọi là xing-nến (tân niên), không hề biết đến chữ Tết hay Tiết để chỉ ngày đó vì chữ Tết không phải là chữ của họ.

Bàn thờ ông Công ông Táo không chỉ thờ một vị thần mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để cả danh hiệu của ba vị thần này. Mỗi vị thần trông coi một công việc riêng biệt. Thổ công trông coi việc bếp núc, Thổ địa trông coi việc trong nhà, Thổ kỳ trông nom việc chợ búa cho phụ nữ hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Tiếng Việt Nam thuộc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatique) như tiếng Phạn (Sanscrit) của Ấn Độ, Lào, Thái, Campuchia.

Cổ tự Kharosthi của Ấn Độ (thế kỷ VTCN) là chữ phóng theo tiếng Semitic của các dân tộc cổ ở Syrie, Ba Tư, Mésopotamie (Lưỡng Hà, cái nôi của văn minh Trung Đông và châu Âu). Tiếng Phạn của dân Ấn-Aryen trong các kinh Veda là ngôn ngữ gần gũi với thổ ngữ Ba Tư dùng trong thánh kinh Avesta của Ba Tư.

Vào thế kỷ thứ IX TCN, giới thương nhân ẤnDravidien đã mang từ Tây Á (Trung Đông) một thứ chữ viết thuộc ngữ hệ Semitic tựa như chữ viết Phenician mà hồi ấy người Ấn gọi là “chữ của Brahma”. Từ thứ chữ trên, sau này người Ấn tạo ra mẫu tự Ấn.

Như thế tiếng Việt vốn thuộc ngữ hệ Nam Á, qua tiếng An-Dravidien có bà con gần gũi với chữ Semitic và Phenician của Trung Đông vốn là cái gốc của tiếng Indo-Germain (ngôn ngữ Ấn-Âu) phổ biến toàn Châu Âu (Đức, Anh, Hà Lan...). Ngày nay 42% dân số thế giới nói ít nhất một ngôn ngữ Ấn-Âu như tiếng mẹ đẻ.

Qua đây, chúng ta hiểu được tại sao nhà ngôn ngữ học người Pháp - Đại tướng Frey sau nhiều năm đi khảo sát các ngôn ngữ trên thế giới, đã soạn ra tác phẩm được thế giới quan tâm, đó là cuốn l’Annamite, mère des langues (Tiếng An Nam, mẹ các thứ tiếng) đã khẳng định rằng: Tiếng Việt là một trong những tiếng cổ xưa nhất của loài người có thể nói là “tiếng nói thôi nôi của nhân loại”.

Chúng ta phải tự hào với tiếng nước ta và hát to lên với nhạc sĩ Phạm Duy:

“Tôi yêu tiếng nước tôi 
Từ khi mới ra đời, người ơi...”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Truyền thông đã định hướng 9 truyền thống của văn hóa Tết Nguyên Đán dẫn đến chủ nghĩa tiêu dùng, hài rẻ tiền và tâm thức nguyên thủy tại Việt Nam

    14/02/2021Hà Thủy NguyênVăn hóa Tết Nguyên Đán được định vị bằng một loạt những hình ảnh: bánh chưng, sum vầy, mâm cúng, lì xì, lời chúc, quà Tết, màu đỏ, cầu may, chơi hoa. Hết năm nay qua năm khác, người dân lặp đi lặp lại những thói quen và tự gọi đó là “truyền thống cha ông để lại”...
  • Nguồn gốc Tết Việt Nam

    22/01/2020Viên NhưVà đến nay, giới sử học chưa lý giải cặn kẽ nguồn gốc cái Tết của người Việt ra sao. Hôm nay, nhân dịp ngày đầu năm mới Mậu Tuất 2018, chungta.com xin gửi tới các bạn một bài viết khá đầy đủ trả lời câu hỏi này của thầy Viên Như tại Đà Lạt gửi tới!
  • Tết cũ Hà Nội, còn gì hôm nay?

    22/01/2014Hoàng Hồng MinhCái Tết của mới mấy chục năm về trước, vừa mới hôm qua đây, đã như vô cùng xa lạ với cái Tết hôm nay... Con người mình đã đổi thay? Cảm xúc của mình đã đổi thay? Bản thân cái Tết đã đổi thay? Hay là tất cả mấy cái đó?
  • Cần khôi phục truyền thống tịnh hành của dân tộc

    19/02/2021Bài, ảnh: Trần Thiện TùngQua quá trình dịch và chú giải một số sách kinh điển triết học thế giới, tôi đã thấy có nhu cầu phải làm cho những tư tưởng quá phức tạp và trừu tượng đến gần với độc giả hơn. Cần góp phần làm cho triết học trở nên rành mạch, vì lâu nay triết học bị mang tiếng là “làm cho khó hiểu những điều dễ hiểu”...
  • Có phải sau cả trăm năm người Việt đang thay đổi theo hướng tệ hơn?!

    12/02/2021Phạm Việt Hưng, Vương Trí Nhàn viết lời giới thiệuCần đặt sự vận động của con người và xã hội Việt trong khung cảnh sự vận động của  thế giới hiện đại và quay về tìm hiểu thêm quá khứ thì mới có thể có cách lý giải sâu sắc hơn...
  • Mở lòng để “thấy” hạnh phúc hiện hữu trong bữa cơm ngày Tết

    12/02/2021Bích NgọcBạn có bao giờ nghe bạn bè xung quanh bất giác thở dài khi Tết cận kề? Hay những lời than thở “Tết nay thật chán, chẳng có gì vui”? Là Tết đang thay đổi, hay do chúng ta thay đổi?
  • Phát minh vĩ đại nhất của các nền văn hóa là lễ Tết

    22/01/2020Nguyễn Tất ThịnhTôi cho rằng trong số những phong phú đó thì Lễ Tết được xem là ‘phát minh vĩ đại nhất’ của mỗi nền văn hoá cộng đồng...
  • Phải chăng các nhà sử học còn nợ đất nước một câu hỏi lớn về cội nguồn Tết?

    13/02/2018TS Trần Bắc Hải (từ Úc)Bài viết này không cổ vũ việc bỏ Tết âm lịch, mà ủng hộ việc tìm hiểu cội nguồn, giữ được hoặc khôi khục được bản thể đã mất của mình trong khi hội nhập với thế giới...
  • Tết Đoan Ngọ và những thắc mắc thường gặp của người Việt

    29/05/2017Vũ PhượngTheo quan niệm xưa, trong hệ tiêu hóa của con người thường có sâu bọ (giun, sán ký sinh) gây hại cho sức khỏe. Tuy vậy, chỉ có ngày mùng 5.5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) là chúng ngoi lên nên đây là dịp thuận lợi để trừ khử...
  • Nghĩ về ý nghĩa của Tết cổ truyền

    18/01/2017Huỳnh Kim BửuTrước Tết, nhà nào cũng lo việc sửa sang nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên để đón ông bà về ăn Tết. Cả làng lo cho đình làng đón Tết. Đường vào trình làng được dãy cỏ, mới sáng 30 Tết, sân đình đã thấy phất phơ những cờ vuông, cờ nheo trong gió. Đình thêm vẻ trang nghiêm.
  • Nghệ thuật ăn Tết

    08/02/2016Thạch LamNgày Tết, đối với nhiều người, chỉ có thú vị khi nào nghĩ lại - Người ta thường hay cùng nhau nhắc tới những Tết năm ngoái, năm xưa với một vẻ mến tiếc âu yếm, lẫn với đôi chút ngậm ngùi. Nhất những Tết ngày còn nhỏ…
  • xem toàn bộ