"Điều hòa nhiệt độ" gia đình

08:21 CH @ Thứ Hai - 13 Tháng Ba, 2006

Là đàn ông, bạn không những phải thành đạt ngoài xã hội mà còn phải học cách cai trị "vương quốc" nho nhỏ của bạn nữa. Vương quốc mà trong đó chỉ có hai người cai trị và hai nô lệ. Thế giới ấy có bình yên hay không cũng có 50% trách nhiệm thuộc về bạn.

Nếu gặp những tình huống "nước sôi lửa bỏng", hãy kịp nhớ những điều sau:

- Không tiếp tục tranh cãi khi thấy có biểu hiệu sắp xảy ra xung đột, tốt nhất nên dùng một cách khéo léo làm dịu không khí. Chẳng hạn bằng câu: "Em nói cũng có lý, để anh suy nghĩ thêm và chúng ta sẽ bàn lại chuyện này vào một lần khác, được không?".

- Khi hai vợ chồng đang tranh luận, đừng dại dột buông những câu đại loại như: "Em chẳng hiểu gì mà cứ nói lung tung", hoặc "Anh chưa thấy ai ấu trĩ như em" nếu bạn không muốn trong nhà nổi lên một cơn bão.

- Đừng vì những bực bội cỏn con mà làm cho không khí nặng nề. Điểm xuyết những câu đùa nhẹ nhàng cũng là một điều rất nên làm nhưng đặc biệt tránh kiểu đùa đại loại như "Khi giận trông em giống... một con sư tử" hoặc gọi vợ bằng những tên không thuộc loại mỹ từ.

Dẫu hôm nay không phải nhân dịp gì, bạn vẫn có thể mua tặng cô ấy một món quà nho nhỏ. Nếu cô ấy hỏi lý do, hãy nói "Nhân dịp anh nhận thấy anh yêu em gấp đôi những ngày qua!". Bạn sẽ thấy hạnh phúc ánh lên trong đôi mắt của cô ấy. Tình yêu là món quà vô giá mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng tự hào và sung sướng đón nhận. Ngay cả bạn cũng đã chẳng cảm thấy hạnh phúc và sung sướng khi được vợ âu yếm, quan tâm đó sao?!

- Học cách im lặng đúng lúc. Nếu vợ bạn có lỗi, đừng vội vàng trách cứ. Hãy im lặng cho đến khi cơn giận qua đi. Khi đã bình tĩnh mới nói chuyện với cô ấy. Lúc đó đầu óc sáng suốt hơn và lời nói cũng có tác dụng hơn. Đó là chưa kể sự nóng nảy thường dẫn bạn tới vực thẳm sai lầm. Hãy tỏ ra độ lượng. Vả lại, bạn kiềm chế cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn là người tự chủ.

- Nếu quá nóng nảy mà không kìm được cơn giận, tốt nhất nên tránh mặt vợ và bỏ đi làm một việc gì đó như xem ti vi, nghe nhạc, đọc sách hoặc những việc linh tinh khác trong nhà. Trong những lúc như vậy, cũng có thể ra phố dạo lang thang một chút cho đầu óc thư thái trước khi quay về. Tuy nhiên cũng đừng la cà lâu, nếu không cơn bực tức của bạn sẽ chuyển sang "đối tác" và bạn lại phải bắt đầu từ đầu... Tắm nước lạnh cũng là một cách hạ nhiệt tâm lý nhanh chóng và hiệu quả.

- Nếu đã áp dụng cả 5 cách trên mà vẫn thất bại, bạn nên xem lại nguyên nhân gây mâu thuẫn.

Bạn đã là người chồng chu toàn, có trách nhiệm chưa? Bạn đã làm những gì đỡ đần và chia sẻ với cô ấy? Sự kém lãng mạn và thiếu chu đáo cũng là một phần gây ra chuyện bực dọc căng thẳng cho người phụ nữ. Cô ấy là một nửa thế giới và bạn là nửa còn lại. Đó là người đang chia sẻ với bạn hạnh phúc, mái ấm gia đình và còn mãi đi chung với bạn đoạn đường đời phía trước. Sao bạn không nỗ lực tạo ra niềm vui cho người bạn đường yêu dấu của mình?

Hãy sửa chữa sai lầm ấy, ngay từ hôm nay, để đem lại niềm hạnh phúc cho người bạn đang chung sống - người vẫn chờ bạn đi làm về mỗi ngày, người luôn dành sự yêu thương cho bạn từ lời nói đến hành động và vẫn mong mỏi những cử chỉ yêu thương từ bạn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Quản trị xung đột

    24/02/2006GS. Eric de KeuleneerTrong nền kinh tế thị trường, mọi tác nhân đều theo đuổi lợi ích riêng và dường như luôn có một “bàn tay vô hình” trong thị trường cạnh tranh đảm bảo mục tiêu này sẽ được chuyển thành hiệu quả tối ưu và tạo ra của cải với hàng hóa thông thường...
  • Giải quyết xung đột bằng tâm lý học quản lý

    11/02/2006Nguyễn Đình MinhThực trạng tất yếu trong các cơ quan là luôn luôn có xung đột, chúng chỉ khác nhau về quy mô tính chất. Tuy nhiên, không phải lúc nào khái niệm xung đột cũng đều được hiểu theo nghĩa xấu. Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Quản lý chi tiêu trong gia đình

    28/07/2005Nói chuyện về tiền bạc sẽ dễ dàng hơn nếu vợ chồng thỏa thuận về những vấn đề ưu tiên. Nhưng đôi khi việc thoả thuận về những vấn đề ưu tiên cũng khó khăn vì thói quen sử dụng tiền bạc đã được hình thành từ lâu mà không dễ gì thay đổi.
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ