Mục đích của sự trừng phạt

07:53 CH @ Thứ Hai - 27 Tháng Ba, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Toàn bộ hệ thống luật hình sự và sự trừng phạt của chúng ta đang ngày càng bị xét nét cẩn thận và được đặt thành vấn đề hơn. Không chỉ án tử hình mà cả án tù và toàn bộ hệ thống trừng phạt đều bị phê phán. Thậm chí một số người còn lý luận rằng chúng ta nên loại bỏ các nhà tù và thay thế bằng những dưỡng đường để giải quyết một cách hiệu quả những yếu tố phạm tội.

Mục đích và bản chất từ xưa đến nay của sự trừng phạt là gì? Nhắm xem chúng ta đạt được kết quả gì qua việc trừng phạt tội phạm? Liệu những chuẩn mực về lẽ phải và công lý có biện minh được cho nó không?

R.L.G.

R.L.G. thân mến,

Sự trừng phạt là một hình phạt do xã hội áp đặt lên các cá nhân vì những hành động sai phạm của họ. Nhìn theo cách này thì mục đích của sự trừng phạt là cách đền bồi cho điều sai trái đã làm – ăn miếng trả miếng, mắt trả bằng mắt, hoặc một số tiền phạt thích hợp hoặc một thời hạn trong tù cho việc phạm tội. Theo quan điểm này, công lý được thực hiện khi kẻ phạm tội chịu tổn hại – về thể xác, tiền bạc, hoặc tự do – ngang với điều sai trái họ đã làm. Bất kỳ chức năng nào khác mà sự trừng phạt có thể phục vụ, vì cá nhân hoặc xã hội, theo quan điểm này, đều không thích hợp. Kant và Hegel đều giữ quan điểm đền bồinày về việc trừng phạt.

Theo một quan điểm khác, sự trừng phạt phải cải tạo kẻ phạm tội và ngăn cản những người khác có hành động tương tự. Tại một trong những cuộc đối thọai của Plato, Protagoras(1)nói rằng thật vô lý khi cộng đồng trả đũa kẻ tội phạm vì một hành động đã qua và không thể sửa chữa được. Điều đúng đắn nên làm là hướng tới tương lai và trừng phạt một người là để ngăn hắn ta hoặc những người khác không phạm phải điều sai trái nữa.

Trong một cuộc đối thọai khác, Socratesphân biệt giữa những người có thể cứu vãn và có thể cải thiện bằng việc trừng phạt với những người không thể. Ông đề nghị án tử hình chỉ cho hạng người sau. Đối với Plato, mục đích chính của việc trừng phạt là sửa chữa, cải tạo, khôi phục lại trật tự đúng cho linh hồn của người phạm tội. Ông cho rằng án tử hình chỉ nên dành cho những tên tội phạm không thể cải tạo và như một tấm gương răn đe những người khác. Quan điểm của Plato là quan điểm trừng phạt thực dụng(vị lợi), xem nó như có tính cải tạo hoặc răn đe.

Những nhà tư tưởng như Thomas D’Aquinaskết hợp quan điểm trừng phạt đền bồi và thực dụng. Aquinas cho rằng trật tự đạo đức đòi hỏi rằng những hình phạt được áp đặt để uốn nắn những điều sai đã phạm phải. Nhưng ông tin rằng sự trừng phạt cũng phải cải tạo tội phạm và răn đe những sai trái khác sau này.

Hệ thống luật pháp của chúng ta hiện nay cố đạt được cả ba mục tiêu – đền bồi, cải tạo và răn đe. Nó cố làm cho việc trừng phạt phù hợp với cả tội ác và phạm nhân. Những người phạm tội lần đầu và những người trẻ tuổi thường nhận hình phạt nhẹ hơn những tên tội phạm thường xuyên đối với cùng những vi phạm. Chúng ta có “những trại cải tạo” cũng như “những nhà lao” (penitentiaries, bắt nguồn từ chữ penance - sự hành xác để xám hối). Chúng ta có quan điểm về việc “trả nợ của mình với xã hội” của một người và chúng ta cũng có quan điểm về sự “tái hòa nhập”. Chúng ta vừa có thái độ nhìn lại quá khứ (nhìn lại tội phạm) và thái độ tương lai (hướng tới cuộc đời tương lai của kẻ tội phạm). Và chúng ta kêu án tử hình cho tội bắt cóc và gián điệp thời bình như một sự răn đe trong những tình huống nghiêm trọng.

Cuộc tranh luận giữa những quan điểm trừng phạt đền bồi và vị lợi vẫn đang tiếp tục, đặc biệt là khi chúng ta có “những làn sóng tội phạm” định kỳ. Cuộc tranh luận trở nên đặc biệt nghiêm trọng đối với trường hợp cực đoan nhất, đó là về án tử hình. Ở đây hoàn toàn không thể kết hợp cả ba chức năng trừng phạt. Cho dù có thể đạt được cả việc đền bồi lẫn răn đe bằng án tử hình, nhưng nó lại là một phương thuốc loại bỏ cả người bệnh lẫn chứng bệnh.

Ngày nay cuộc tranh luận về án tử hình khiến hai mục đích vị lợi này chống lại nhau – việc răn đe đối lập với việc cải tạo hoặc việc chữa trị. Nhưng quan điểm về việc đền bồi khách quan nào đó thường làm nền cho những luận điểm ủng hộ án tử hình. Nếu vấn đề chỉ là việc răn đe, thì những ai ủng hộ hình phạt này trong trường hợp tội giết người sẽ mở rộng nó một cách hợp lý sang cho một số những tội nhẹ hơn.

Ngành phân tâm học quan niệm việc trừng phạt như sự phục vụ một nhu cầu tâm lý tự nhiên. Theo Freud, một người cảm thấy có tội muốn bị trừng phạt để tâm hồn được bình yên. Đó có thể là những lời biện minh khách quan cho tội lỗi của hắn, và hắn có thể mong đợi một sự trừng phạt hợp lý. Nhưng trong trường hợp những nhân cách bị rối lọan, thì tội lỗi có thể không có thật hoặc được cường điệu. Những người như thế có thể tìm kiếm sự trừng phạt chỉ vì muốn bị trừng phạt hoặc công khai phạm tội để bị bắt và bị trừng phạt. Quan điểm phân tâm học bất chấp vấn đề bản chất và mục đích của sự trừng phạt. Trong trường hợp nhân cách bình thường, nó đưa ra sự ủng hộ về tâm lý học cho cả những luận điểm vị lợi lẫn đền bồi.

(1)Protagoras(480? – 411? tr.CN): triết gia Hy Lạp.

Nội dung liên quan

  • Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

    03/05/2014Đoàn Tiểu LongChống tham nhũng dễ hay khó? Nhiều người nói rằng khó vì rất khó có được bằng chứng nhận hối lộ hay lợi dụng chức vụ để trục lợi một cách tinh vi. Đó là nguyên nhân vì sao dư luận kêu ca nhiều, nhưng số vụ đưa ra xét xử lại vô cùng ít...
  • Sự im lặng tội lỗi

    27/02/2006Nguyễn Quang VinhLâu nay, hoá ra có nhiều sự kiện xảy ra như một vụ án, một hiện tượng tiêu cực bị phanh phui, một chân dung "sếp" bị vạch mặt... khi báo chí đưa tin, nhiều người, rất nhiều người vẫn thường nói với nhau: "Biết mà, thể nào cũng đến ngày ấy, tôi lạ gì chuyện đó...".
  • Những lý lẽ ủng hộ và chống lại án tử hình

    23/12/2005“Sự trừng phạt về mặt pháp lý không thể được áp dụng chỉ để thúc đẩy một điều thiện khác, xét về bản thân kẻ phạm tội, hoặc xét về xã hội dân sự, mà trong mọi trường hợp nó còn phải được áp đặt lên cá nhân bởi vì cá nhân bị giáng hình phạt đó đã phạm phải một tội ác”.
  • Tại sao gọi một điều gì đó là tội?

    17/12/2005“Tội” về cơ bản không phải là một thuật ngữ pháp lý hay đạo đức. Nó là một thuật ngữ tôn giáo nhắm tới hành vi của con người phạm tới Thiên Chúa. Ngoài ý thức về linh thánh và uy nghi của Thiên Chúa, “tội” chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở đâu thiếu vắng ý thức này, thì không có phán đoán về tội, bất chấp điều gì một cá nhân có thể làm hoặc không làm.
  • “Ông cụ non” là có tội?

    04/11/2005Hoàng Hương“Một HS lớp 10 như em mà lý luận vậy sao? Em nên học lại ngôn ngữ trong sáng học trò, đừng nhiễm tư tưởng “dạy đời” của các giáo sư, tiến sĩ nữa”. Cậu học trò trường chuyên đã bị một cú sốc mạnh mẽ khi bài tập làm văn của mình chỉ được 4,5 điểm cùng với lời phê như thế...
  • "Tội" chăm chỉ

    23/10/2005Đoan Trúc"Sinh viên Việt Nam chăm thiệt!", một sinh viên Hàn Quốc, đang theo học tại TP.HCM nhận xét. "Ai cũng chăm chú ghi ghi, chép chép". Để chứng minh cho nhận định của mình, anh bạn rủ tôi cùng vào dự một buổi học của lớp báo chí
  • xem toàn bộ