Không ai khẳng định rằng, từ khi tôi sinh ra cho đến khi chết đi cuộc sống của tôi không có xung đột. Xung đột với bạn bè, xung đột với gia đình, xung đột với chồng con, xung đột với đồng nghiệp và xung đột với chính mình...."/>Không ai khẳng định rằng, từ khi tôi sinh ra cho đến khi chết đi cuộc sống của tôi không có xung đột. Xung đột với bạn bè, xung đột với gia đình, xung đột với chồng con, xung đột với đồng nghiệp và xung đột với chính mình...."/>

Xung đột là tất yếu để phát triển

Phó tổng giám đốc Tâm Việt Group
09:14 SA @ Chủ Nhật - 04 Tháng Mười, 2009

Không ai khẳng định rằng, từ khi tôi sinh ra cho đến khi chết đi cuộc sống của tôi không có xung đột. Xung đột với bạn bè, xung đột với gia đình, xung đột với chồng con, xung đột với đồng nghiệp và xung đột với chính mình.

Vậy xung đột là xấu hay là tốt. Liệu rằng cuộc sống mà không có xung đột thì cuộc sống có ý nghĩa hay không? Và khi xung đột xảy ra ta sẽ giải quyết ra sao?

Nếu mỗi quan hệ của chúng ta như một sợi chun, thì tranh luận, xung đột cũng như việc hai người đang kéo cho sợi chun đó căng ra. Chun đứt thì ai sẽ đau! Thế nên, ông cha ta mới có câu “Già néo đứt dây”. Mối quan hệ của ta cũng vậy, khi bị mất đi, thì sẽ khiến cho cả hai cùng trăn trở và đau đớn. Bố mẹ đánh con, con đau một bố mẹ đau mười, hai người bạn cãi vã đến mức không còn là bạn thân nữa sẽ khiến cả hai cùng băn khoăn và suy nghĩ trong thời gian dài.... Cũng như câu chuyện kể về tôi và chị gái tôi vậy.

Tôi có hai người chị hiện tại đang ở gần tôi. Chị hai tôi đang mang bệnh, bản thân tôi và gia đình đã phải trải qua những giai đoạn khủng khiếp nhất đó là kết quả của ca mổ, Bác sỹ chỉ đảm bảo đến việc rằng 20 % ca mổ thành công, cả nhà tôi rơi vào trạng thái bất an và khủng hoảng, thế rồi ca mổ rất thành công ngoài sức tưởng tượng, sức khỏe chị tôi đã bình ổn. Rồi đến một ngày, chị tôi đi xét nghiệm thì một tin không tốt lại đến với chị, đó là chị còn kén phổi bên phổi phải, quả thật điều đó đáng sợ với chị. Chị tôi hay cáu hơn, tính tình cũng có nhiều thay đổi, đôi khi những câu nói bâng quơ của chị nhưng khiến tôi và những người xung quanh suy nghĩ rất nhiều. Thế rồi một hôm, khi tôi đi làm về, tôi thấy mắt chị đỏ hoe, tôi hỏi chị trả lời nhưng chị không nhìn tôi. Tôi hiểu ở nhà đã có chuyện không hay đổi với chị (trước đó gia đình tôi đã thống nhất là tôi không làm tổn thương đến chị), nhìn chị tôi vừa giận vừa thương, 3 chị em thân nhau là vậy nhưng vì một chút hiểu lầm nhỏ mà khiến cả ba cùng trăn trở và đau đớn. Chị cả tôi cả ngày không nói, thui thủi làm việc nhà, chị hai tôi ngồi khóc, chị tôi giận tôi và chị cả, chị tủi thân, chị giận rỗi, chị khép mình. Tôi về nhà ngồi nựng con mà nước mắt cứ trực tuôn ra. Tất cả chỉ vì 3 chị em tôi đều cố chứng minh mình đúng. Nhưng chúng tôi không biết rằng, “đúng sai” lúc đó không còn quan trọng nữa, quan trọng là ba chị em yêu thương và đùm bọc nhau hơn.. Hai ngày trôi qua với gia đình tôi thật là khủng khiếp, tôi và hai chị không ai nói chuyện với ai, ai cũng nghĩ mình đúng, ai cũng nghĩ là tại sao mọi người không tự nhận ra cái sai của mình. Sau hai ngày đấu tranh với chính mình, tôi đã chủ động hỏi hai chị để giảng hòa. Và hình như, sau xung đột đó chị em tôi hiểu nhau hơn và trân trọng giây phút ở gần nhau hơn. Chỉ còn năm ngày nữa, chị tôi sẽ mổ lần hai, tôi dành thời gian cho chị nhiều hơn lúc nào hết.

Quay trở lại với câu chuyện cái chun bị đứt, trong hai người có một người kéo và một người thả, thì người cố kéo bao giờ cũng đau. Khi được hỏi tại người cố kéo lại đau đa số chúng ta sẽ trả lời là do người kia thả chun. Nhưng vì sao không thấy được rằng, ta đau là vì ta cố kéo cái chun về phía mình. Trong giao tiếp và xung đột cũng vậy, người càng bảo thủ, càng cố chứng minh mình thắng càng thấy day dứt và đau khổ. Người biết nhún nhường, chủ động làm lành và giảng hòa trước mới là người thoải mái và nhẹ nhàng. Và chúng ta thường đổ lỗi cho xung quanh về việc đau đớn và khó khăn mà ta gặp phải. Đó chính là thói quen đổ lỗi và cố chấp trong giao tiếp. Tôi nhớ ngày xưa, cách đây 20 năm, khi hai chị em tôi ở nhà cãi nhau, tôi là út nên đành hanh, khi khoe với Mẹ thì toàn khoe đó là do chị đánh con mà không bao giờ khoe mình đành hanh đánh chị trước. Cũng giống như hồi ta còn bé, mỗi lần bị ngã khóc, ngay lập tức bà và mẹ chúng ta sẽ “chừa” cái bàn, “chừa” cái nền nhà, chừa cái ghế,.. làm đau con Mẹ, chừa chị Oanh trêu con của Mẹ, …đó cũng là một trong những nguyên nhân rất lớn tạo nên thói quen đổ lỗi của ta và nhất là trong những cuộc xung đột.

Vì vậy, khi có xung đột xảy ra giữa hai người với nhau, tốt nhất là ta nên tránh, già néo đứt dây, càng kéo thì càng đau. Tất cả xung đột xảy ra điều đầu tiên ta phải tìm lỗi chính ta, nếu ta đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh, ta sẽ không bao giờ sửa được lỗi và rất khó để tiến bộ.

Bài học này đã được tôi áp dụng trong chính gia đình của mình. Tôi và ông xã chung sống với nhau được 3,5 năm. Nhưng trước khi cưới thì có quá trình 6 năm để tìm hiểu. 6 năm trôi với rất nhiều hạnh phúc, sóng gió. Có những tháng ngày tưởng chừng như hai đứa không vượt được qua nổi vì mỗi người đi theo một hướng khác nhau, cách suy nghĩ khác nhau. 3 năm tôi ở Hà Nội còn ông xã ở Nha Trang đó là thời điểm mà chúng tôi xảy ra xung đột nhiều nhất. Nhưng chúng tôi luôn tự nhận ra lỗi của mình để rồi chúng tôi có thể bỏ qua mọi lỗi lầm của nhau và cùng làm đám cưới. Cưới nhau 3 năm, khoảng thời gian đó tôi thấy cuộc sống thật thú vị với vợ chồng tôi: tự do thoải mái đi chơi, đi du lịch, ăn uống, ngủ và làm việc theo ý thích của mình. Nhưng từ khi có con cuộc sống của chúng tôi thay đổi hoàn toàn, ít quan tâm đến nhau hơn, hay tự ái, hay tủi thân vì hầu hết sự quan tâm dành cho con. Và sau mỗi lần như thế, tôi tự ngẫm lại và nhất định phải điều chỉnh mình trước “Một điều nhịn, 9 điều lành”, và cũng như những lần trước, chúng tôi ngồi lại để tự nhận khuyết điểm của chính mình và cùng nhau xây dựng những chuẩn mực mới cho gia đình thêm hạnh phúc và vững bền. Chúng tôi thấy yêu thương nhau hơn, yêu thương gia đình mình hơn sau mỗi lần như vậy.

Chính vì thế, xung đột là tất yếu của cuộc sống, xung đột không phải là xấu, sau mỗi lần xung đột thì ta hiểu nhau hơn, nhưng quan trọng nhất là ta quản lý và kiểm toán lại hành vi của mình.

Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa chẳng vơi hạt nào.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xung đột bổn phận

    21/01/2016Vĩnh AnTrong đời sống có những bổn phận mà việc thực hiện bổn phận này sẽ làm tổn hại đến bổn phận khác. Ví dụ: Ta có bạn làm việc phi pháp và ta được cảnh sát mời ra để hỏi chứng cớ về người bạn ấy. Vậy ta nói dối để che chở bạn hay nói thật để pháp luật được tôn trọng...
  • Giải quyết xung đột trong doanh nghiệp gia đình

    23/09/2006Hồng HàNhững xung đột trong một doanh nghiệp gia đình không chỉ là nững nỗi bất hòa liên quan đến công việc kinh doanh, đến tài chính và sở hữu mà chúng có thể làm tổn hại cả các mối quan hệ huyết thống. Vì vậy, dù doanh nghiệp gia đình đang êm thắm, người đứng đầu vẫn nên nghĩ đến những cách giải quyết các xung đột trước khi chúng ta phát sinh...
  • Quản trị xung đột

    24/02/2006GS. Eric de KeuleneerTrong nền kinh tế thị trường, mọi tác nhân đều theo đuổi lợi ích riêng và dường như luôn có một “bàn tay vô hình” trong thị trường cạnh tranh đảm bảo mục tiêu này sẽ được chuyển thành hiệu quả tối ưu và tạo ra của cải với hàng hóa thông thường...
  • Giải quyết xung đột bằng tâm lý học quản lý

    11/02/2006Nguyễn Đình MinhThực trạng tất yếu trong các cơ quan là luôn luôn có xung đột, chúng chỉ khác nhau về quy mô tính chất. Tuy nhiên, không phải lúc nào khái niệm xung đột cũng đều được hiểu theo nghĩa xấu. Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.
  • Mâu thuẫn trong doanh nghiệp: Làm sao giải quyết?

    27/01/2004Một thống kê của các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy, một nhà quản lý trung bình dùng 21% thời gian trong tuần để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong doanh nghiệp. Như vậy, giải quyết xung đột và mâu thuẫn sao cho ổn thỏa là một công việc mà nhà quản lý cần chú tâm để thúc đẩy doanh nghiệp làm việc tốt hơn.

    Người ta nhận thấy rằng mâu thuẫn là điều không thể tránh được. Sự tiềm ẩn xung đột được tìm thấy ở mọi nơi. Xung đột cũng như mâu thuẫn trong một tổ chức có thể xảy ra ở nhiều cấp độ từ nhỏ tới lớn...