Một "Hiệp sĩ công nghệ thông tin"
Trang web VietSciences (vietsciences.free.fr; vietsciences.org) do bà Võ Thị Diệu Hằng sáng lập và điều hành suốt từ năm 2004 tới nay, với mục đích phổ biến kiến thức khoa học cho độc giả trong và ngoài nước...
Với sự đóng góp này, mới đây bà đã được tạp chí e-Chíp trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ Công nghệ thông tin 2006.
Trong số 8 cá nhân được tặng danh hiệu trên, chỉ duy nhất bà Hằng là ở nước ngoài. Trong những năm tháng tại Pháp, lúc đầu bà vẽ đồ hoạ kiến trúc bằng phần mềm Autocad cho Hãng Corning France, sau đó tự học phần mềm CADDS 5 vẽ đồ hoạ cho các Hãng Peugeot, Citron, Matra và dạy phần mềm CADDS 5 cho các học viên. "Tuy thu nhập cao, nhưng tôi vẫn không thoát được ý nghĩ: nếu cứ tiếp tục kiếm tiền thì sẽ không thực hiện những điều mình muốn làm", bà Hằng thổ lộ. Bà nghỉ việc, dành thời gian để đọc sách, viết lách và lập trang VietSciences.
VietSciences bắt đầu được vận hành từ ngày 29.2.2004. Tất cả thông tin đều được thể hiện bằng tiếng Việt. Một tay bà Hằng đảm trách. Bà Hằng cho biết, tại Pháp, có những lần xem các chương trình về giáo dục và việc làm tại VN, thấy các em học sinh học ngoại ngữ còn yếu, phát âm chưa chuẩn, thậm chí sinh viên chuyên ngữ cũng nói năng giao tiếp không được lưu loát nên bà đăng những bài song ngữ Việt-Anh, Việt-Pháp, và mở thêm các mục ngoại ngữ, gồm Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hoa..., lại có cả Diễn đàn Ngôn ngữ để các chuyên gia giải đáp thắc mắc cho người học.
Click vào mục Giáo sư bảo trợ, có thể thấy một danh sách gần 20 giáo sư tiến sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước, thuộc nhiều lĩnh vực. "Ngoài việc viết những bài cần thiết cho kiến thức tổng quát, tôi phải viết email cho những cộng tác viên của Vietsciences, tìm kiếm các nhà khoa học có tài và trả lời các độc giả", bà Hằng cho biết. Khi độc giả có những thắc mắc về các vấn đề khoa học chuyên sâu, bà nhờ các giáo sư chuyên môn trả lời. Trong những ngày về thăm quê hương, dù đi thăm thú các nơi hay sống trong căn nhà cha đẻ - nhà văn Võ Hồng - ở Nha Trang, mỗi ngày bà vẫn phải đều đặn cập nhật một bài viết lên VietSciences. Bà tâm sự: "Người Việt rất tình cảm, dù ở xa cách mấy cũng đều hướng về quê hương. Học sinh nước ta chăm chỉ, chịu khó và thông minh. Trong tương lai nếu VietSciences được nuôi dưỡng bởi nhiều nhà trí thức, lớp trẻ Việt được các giáo sư giỏi giúp đỡ thì nền giáo dục nước ta hy vọng sẽ tiến xa".
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường