Một số tiêu chí để làm người đọc sách văn minh

07:26 CH @ Thứ Ba - 04 Tháng Sáu, 2019
1. Không nên mượn sách, trừ khi đó là sách mình không thể có điều kiện mua
Bạn có biết rằng sách là 1 tài sản có giá trị và đối với chủ nhân của chúng sách là một bảo vật vô giá. Khi cho bạn mượn sách họ rất lo lắng và rất muốn " không cho bạn mượn ", nhưng vì nể trọng và tôn trọng tình bạn, một phần muốn giúp đỡ bạn nên họ vui vẻ cho bạn mượn. Mượn sách là 1 điều tế nhị vô cùng. Người được mượn thì vui, người cho mượn thì không vui lắm, họ sợ không biết đến bao giờ mới đòi lại những quyển sách ấy, họ sợ sách hỏng, sách bị làm bẩn, sách rách nát và cũ đi.
Thật sự chỉ có tự bỏ tiền mua sách thì mới biết và trân trọng sách, mượn thì dễ, mua sách thì khó, quý sách càng khó. Vậy ai cho bạn mượn sách họ cũng là quý nhân của bạn đó. Hãy trân trọng sách như trân trọng tình bạn giữa hai người.
.
2. Tự bỏ tiền mua sách
Mua sách dễ. Vì 1 quyển sách giá trung bình cũng chỉ dao động từ 50k-200k là cùng. Bạn hoàn toàn có thể mua 1-2 quyển để đọc trong 1 tháng. Có thể mua 3-4 quyển tùy vào điều kiện và thu nhập của bạn. Quá đơn giản. Mua sách vừa được có sách vừa đảm bảo bạn không bị đòi sách như khi đi mượn. Mua sách chính là sự khẳng định bạn là người chủ động trong mọi việc và bạn có nhu cầu nâng cao kiến thức bằng chính đồng tiền mình bỏ ra có được. Bạn chăm chỉ làm việc bớt tiền ăn chơi bạn có thể mua được cả giá sách.
.

Tủ sách gia đình. Ảnh: Hồng Cường
.
3. Học từ người đi trước
Người đọc sách phải khiêm tốn. Trước khi bạn đọc sách có vô vàn các bậc tiền bối và những người anh chị đã đi trước bạn cả nghìn dặm kiến thức. Họ là tiền bối về sự học vấn và trải nghiệm, bạn có nghe câu: Người đọc sách sống 1000 cuộc đời không. Đó chính là điều mình muốn nói. Tôn trọng con người chính là tôn trọng bản thân bạn. Bạn chưa là gì trong vũ trụ này. Núi cao còn có núi cao hơn. Biển vì ở thấp mà bao la rộng lớn. Muốn đọc sách thì phải học cách làm người biết khiêm tốn. Kiến thức bao la ngay cả những nhà khoa học vĩ đại nhất cũng chưa thể biết hết được. " Phật nói dù ta có thể dùng trí huệ Phật cũng không đếm hết được....". Vì thế bạn phải khiêm tốn. Khiêm tốn là mẹ của thành công.
.
4. Sự cho đi
Bạn có thể tặng ai đó 1 quyển sách. Quá đơn giản nhưng nhiều người không làm được.
Bạn có thể tặng ai đó 1 quyển sách mới tinh. Quá đơn giản nhưng nhiều người không làm được.
Bạn có thể tặng ai đó nhiều quyển sách mới tinh. Mình nghĩ ít ai làm được.
Khi bạn tặng ai đó sách. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc. Thật đó các bạn ạ. Đó là sự hạnh phúc của việc cho đi. Nhớ nhé.
.
5. Chia sẻ
Đọc sách tốt cho bản thân mình. Nhưng nhiều người coi đó là sự khám phá riêng kiểu như có 1 kho báu kì lạ, à mình phát hiện ra đứa khác không biết, thôi thì mình giữ cái kho báu vật này làm của riêng, không ai biết được, mình sẽ sử dụng nó mãi mãi, mình đếch chia sẻ nữa, và mình sẽ là số 1. Và tự cười thầm. (có khi tích lũy được nhiều kiến thức thì nhìn đời bằng con mắt của con ếch trong giếng ấy, thấy bầu trời là 1 vòng tròn, tự đắc, tự mãn, kiêu ngạo). Mình chắc chắn có người đọc sách như vậy. Họ không hề chia sẻ cho ai bất kì thứ gì hay ho họ biết. Họ luôn dành thứ tốt nhất cho bản thân họ. Đó là sự ích kỉ bản thân. Và họ sẽ rất đơn độc lẻ loi và họ rất tham lam kiến thức.
.
Khi đọc sách hãy coi đó là một sự may mắn. Bạn nên chia sẻ cho mọi người biết được những gì bạn biết. Điều tốt đẹp bổ ích hãy chia sẻ rộng khắp cho nhiều người cùng biết. Bạn sẽ cảm nhận thấy hạnh phúc, được mọi người yêu mến và tôn trọng. Hãy nghĩ cho tất cả mọi người, vì mọi người mà làm tất cả những thứ tốt đẹp nhất. Đừng giữ kiến thức làm của riêng vì kiến thức không phải của bạn. Khi bạn đọc sách, bạn có 1 phần trách nhiệm vì cộng động vì xã hội, bạn may mắn hơn nhiều người không được đọc sách. Bạn phải sống vì mọi người. Đọc sách thực sự giúp bạn tốt hơn lên chứ không phải làm bạn xấu đi. Hãy luôn chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những người khác cùng biết. Đó chính là sự mong muốn thế giới này sẽ tốt đẹp.
.
Nay rảnh rỗi mình chia sẻ vài điều tâm huyết như vậy.
Chúc các bạn đọc sách vui vẻ!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc ở Việt Nam, cần dựng lại từ nền móng

    21/11/2017Phạm TăngLật lại một vấn đề không mới tại một hội thảo có tính "chiến lược quốc gia", mới nhận ra rằng lâu nay chúng ta chưa hề có văn hóa đọc theo đúng nghĩa...
  • Văn hóa đọc làm thay đổi người Việt

    10/05/2017Nguyễn Văn LựSách không thiếu và đôi khi không tốn tiền mua, nhưng điều quan trọng, bạn có muốn đọc hay không?
  • Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia

    21/04/2017Nguyễn Quang ThạchĐẳng cấp của một quốc gia được đo bằng các sản phẩm khoa học, sức mạnh kinh tế và quân sự được thừa nhận. Chẳng hạn, thế kỷ 19, khi Jame Watt chế tạo ra máy hơi nước, mở đường cho công nghiệp nặng và chinh phục đại dương, nước Anh trở thành cường quốc hàng hải và xâm chiếm thuộc địa...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Văn hóa đọc phải bắt đầu từ gia đình

    21/04/2017Tuấn Kiệt thực hiệnPV Báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân về vấn đề văn hóa đọc trong cuộc sống hôm nay...
  • Văn hóa đọc của người Việt

    03/05/2016Trần Quang ĐứcNgười Việt hiện đại luôn tự hào có chữ Quốc Ngữ. Ít nhất, so với văn tự Hán Nôm, chữ Quốc Ngữ dễ đọc, dễ viết, dễ phổ cập giáo dục hơn nhiều. Đáng lý, người Việt hiện đại phải sớm hình thành cho mình văn hóa đọc...
  • Giới trẻ Việt Nam và tình trạng văn hóa đọc đang xuống cấp

    27/10/2015Song ChiViệc đại đa số giới trẻ VN lười đọc sách hoặc chỉ đọc những thứ dễ đọc như truyện tranh, truyện tình cảm nhẹ nhàng của các tác giả VN, TQ thuộc thế hệ 7X, 8X, hay các tác phẩm theo trào lưu là một thực tế không mới...
  • Khám phá những thư viện -nơi bạn không đến để đọc sách

    07/01/2015Phan HạnhĐịnh nghĩa về thư viện đang dần thay đổi khi các nhà quản lý loại bỏ sách và thay thế chúng bằng các cuốn sách điện tử, máy tính bảng và cả một bộ sưu tập tài nguyên được số hóa...
  • Mang “thư viện” sách ra phố đãi mọi người

    30/10/2014Khánh HồngMặc dù rất bận với công việc mưu sinh nhưng hàng tuần, chàng trai Nguyễn Văn Hoan (sinh 1990, sống tại Đà Nẵng) vẫn duy trì hai dự án của mình là: đọc sách đường phố miễn phí và dạy kỹ năng sống miễn phí...
  • Văn hóa đọc và nhận thức của xã hội

    15/07/2014Cẩm TúSách giúp người ta thoát được những ràng buộc về không gian, thời gian, những điều kiện cụ thể để bước vào một thế giới khác. Thế nên mới có văn để tải đạo, cũng có văn để đọc chơi...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • xem toàn bộ