Cần phát động chương trình quốc gia: Mỗi xã một giá trị tạo ra sản phẩm quốc gia

11:03 SA @ Thứ Hai - 08 Tháng Năm, 2017

Sự thật Việt Nam là đất nước muộn phát triển kinh tế phải chú trọng tập trung khai thác các lợi thế từ nông nghiệp ở nông thôn và bởi nông dân... ở quy mô và sự quan tâm mạnh mẽ tầm Quốc gia, nghĩa là từ sự chỉ đạo của Chính phủ cho đến sự tham gia của mọi người dân.

Hiện tượng kinh doanh hộ gia đình kiểu tự phát, bắt chước nhau, manh mún, riêng lẻ không thể có được: Tính kinh tế quy mô, tính cạnh tranh, tính ổn định.

Tại sao nông sản hay bị ế trong những mùa thu hoạch?

1. Tự canh tự tác một cách tự phát, không có nghiên cứu thị trường, và cách thức cung cấp kiểu Chợ Quê. Ít giá trị gia tăng nhờ công nghệ chế biến.

2. Không có hiệp tác liên minh dưới dạng một Công ty Thương mại chung của các hộ nông dân

3. Không có định hướng, hỗ trợ, tham vấn từ cơ quan chuyên trách của Nhà nước

4. Cho thấy: sản xuất của người dân, nghiên cứu của các nhà khoa học, kinh doanh của các công ty thương mại xa rời nhau

5. Thiếu vắng cách làm gắn với Tầm nhìn, Đầu tư và Chiến lược từ Chính phủ xuống đến người nông dân

Người ta còn đang tự làm khó mình bằng việc chạy theo trào lưu nhất thời, giẫm lên nhau những nghề không lợi thế, đem hàng ngoại cùng chủng loại về bán ngay tại làng nghề mình.

Thực tế trong nhiều chục năm nữa Việt Nam rất khó cạnh tranh mà kinh doanh thành công ở những ngành nghề mà xung quanh Việt Nam các nước đã được khẳng định và lớn mạnh.

Nhưng nhờ tích lũy có được từ sự tăng trưởng lấy Tam Nông như tôi nói trên làm gốc, các yếu tố như: Vốn, Công nghệ, Kinh nghiệm quản lý, Tri thức về thị trường quốc tế... gia tăng, trở thành nội lực chính yếu, dần dần nền kinh tế Việt Nam có thể định hình cho mình được lĩnh vực đứng được trong thị trường quốc tế.

Giải quyết được bài toán trên, những vấn nạn đô thị hóa, thất nghiệp tại chỗ, kích cầu tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế... sẽ được cải thiện rất nhiều.

Bởi vậy, cần đề ra Chương trình Quốc gia: Mỗi xã một giá trị tạo ra sản phẩm quốc gia.

1. Tính văn hóa làng nghề truyền thống, đặc thù lợi thế về nhân công và nguyên liệu, tính không trung lập về phong cách và chủng loại

2. Biến mỗi xã thành một điểm đến của du lịch với những đặc trưng riêng có về nghề, phong hóa, tập quán

3. Hạt nhân tổ chức: công ty giao dịch và thị trường. Công ty hỗ trợ vốn. Công ty quản lý phong cách kinh doanh và chất lượng. Các nhóm hỗ trợ gia đình sản xuất.

4. Hỗ trợ của chính phủ: xúc tiến và quảng bá thương mại với uy tín quốc gia, chính sách thuế và trợ giá đầu vào, đầu tư quy hoạch CSHT tổng thể

5. Bắt đầu: khởi động truyền thông sự quan tâm chung của xã hội. Hội thảo quốc tế và các tổ chức nghề nghiệp. Phác thảo dự án cấp Bộ và Tỉnh, các Tổ chức tư vấn. Hình thành Ban chỉ đạo Quốc gia cho chương trình này.

Bạn đọc thân mến! Hãy thêm vào ý kiến của mình trên chungta.com cho chủ đề này!

Với lòng yêu nước, tự tôn và tự tin, chúng ta góp thêm những tiếng nói xây dựng Đất nước với các Cơ quan quản lý Nhà nước. Với lòng tin: Việt Nam không thua kém nếu mọi người công dân Việt Nam là một tấm lòng, một ý chí, một người lao động chân chính, một khát vọng tươi sáng...

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN

    14/01/2009Phương Loan (thực hiện)Kinh tế Việt Nam gốc rễ là kinh tế tiểu nông. Tâm lý của người tiểu nông là muốn giữ lâu những thứ đồ cũ, những thứ đồ không dùng được nữa. Muốn thành công trong hội nhập kinh tế phải thay đổi tư duy và hành động của nền kinh tế tiểu nông, thay bằng tư duy và hành động của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Nguyễn Đình Lương nhấn mạnh.
  • Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế

    14/10/2008Nguyễn Hồi LoanTrong quá trình vận động và phát triển của mỗi dân tộc trên thế giới, các dân tộc đều hình thành truyền thống văn hoá đặc trưng cho dân tộc mình. Văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên, nên mọi sự khác biệt trong truyền thống văn hoá của các dân tộc là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử kinh tế) quy định. Trong phát triển kinh tế hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế giữa các nước là một tất yếu và như vậy sẽ dẫn đến sự "va chạm" giữa các nền văn hoá khác nhau.
  • Nông dân cần được đối xử công bằng

    26/07/2008Vũ Ngọc Tiến“Tam nông” là thuật ngữ du nhập từ Trung Quốc, còn “Chính sách về tam nông” là ta đang học tập kinh nghiệm từ nước bạn, song như lời ông Lê Huy Ngọ- Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã nói: “Không phải kinh nghiệm nào của nước ngoài áp dụng vào nông nghiệp Việt Nam đều tốt, nếu như ta không vận dụng nó phù hợp với thực tiễn của nước mình”...
  • Mấu chốt “tam nông”

    10/07/2008Đỗ Chí NghĩaĐất nước hơn 80% là nông dân, phần lớn người thành phố cũng từ nông thôn, nông dân mà ra. Nếu đời sống của hơn 80% dân số không được cải thiện, công cuộc mưu sinh còn trắc trở thì đất nước chưa thể nào “cất cánh“...
  • Góp đôi lời bàn về tam nông hiện nay

    02/07/2008Vũ Ngọc TiếnVấn đề tam nông đến thời điểm này, khi mà công cuộc đổi mới đã đi được chặng đường 22 năm ta mới đặt ra cấp thiết, theo tôi là quá muộn. Song dù muộn vẫn còn hơn không...
  • Nông dân nghèo - mối nguy của xã hội

    05/06/2008TS Nguyễn Đức Truyến (Viện xã hội học)Sau hơn 20 năm đổi mới, lần đầu tiên hiện tượng đầu cơ gạo xuất hiện không chỉ làm giá gạo tăng vọt mà còn tạo nên cú sốc toàn xã hội.
  • Mắc nợ nông thôn

    22/04/2008Nguyễn Mạnh QuânMình còn mắc nợ nông thôn những gì và phải làm gì để bù đắp cho những mất mát của làng quê Việt Nam trước những đổi thay của thời cuộc...
  • xem toàn bộ