Lưu Quang Vũ – nhà thơ khát khao hòa bình *)

10:43 SA @ Thứ Sáu - 24 Tháng Tám, 2018

Nhà phê bình vẽ ra một Dáng đứng Lưu Quang Vũ “Người nổi gió. Người đập cửa. Người mở cửa”. Anh là nhà thơ nhân dân, nhà thơ yêu nước – danh hiệu cao quý nhất chỉ dành cho rất ít người.

Lưu Quang Vũ (sinh 1948, mất ngày 29 tháng 8 năm 1988) là nhà thơ, nhà soạn kịch và nhà văn hiện đại Việt Nam.

Từ 1965 đến 1970 sau trung học, anh nhập ngũ làm chiến sĩ trong quân chủng Phòng không – không quân. Đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.

Từ 1970 đến 1978: xuất ngũ và lăn lộn nhiều nghề để mưu sinh, làm ở Xưởng cao su đường sắt, làm hợp đồng cho Nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích cho sân khấu,… Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 với tổng số gần 60 vở kịch giàu chất thơ trong đó phần lớn đã diễn trên sân khấu toàn quốc (kịch nói, chèo, cải lương). Khi vở diễn của anh tràn ngập sân khấu, đài và báo chí thường xuyên đưa tin, một nhà viết kịch lão thành “cách mạng”, bậc cha chú của anh, ngồi xem và bần thần nói với bạn “Nó mới thực là bậc thầy của mình đấy”. Có thể nói kịch tác gia Lưu Quang Vũ, nhà văn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp với tổng biên tập báo Văn nghệ Nguyên Ngọc là những cây bút tiên phong đổi mới bứt phá trước khi Đảng chính thức “đổi mới”.

Tập sách của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên mang tên “Nhà văn như Thị Nở” gồm 51 chân dung nhà văn, trong đó công bố những di cảo thơ chép sổ tay của Lưu Quang Vũ ít người được biết suốt hơn bốn chục năm qua.

“Giữa chiến tranh hiểu đời thực hơn nhiều
Rách tan cả những làn sương đẹp nhất”.

“Tuổi hai mươi khốn khổ của ta ơi
Tuổi tai ương dằng dặc trận mưa dài”.

Anh nghĩ về những thanh niên trẻ lên đường ra trận:
“Những đứa trẻ buồn ướt lạnh”
Lòng chỉ muốn yêu thương
mà cứ phải suốt đời căm giận”.

“Giết xong quân giặc
Chẳng thấy lòng thảnh thơi nhẹ nhõm,
Chỉ nỗi buồn trĩu nặng
dâng lên như đá trên mồ”.

Và trong mắt những đứa trẻ buồn cầm vũ khí giết người ấy, hình ảnh kẻ thù hiện ra thế này:

“Xác ngụy nằm ruồi muỗi bâu đầy
Những đôi mắt bệch màu hoa dại
Những gương mặt trẻ măng xanh tái
Những bàn tay đen đủi chai dầy.

Các anh ơi, đứng trách chúng tôi,
Các bà mạ, tha thứ cho chúng tôi.
Chúng tôi chẳng thể làm khác được
quả đồi cháy như một phần quả đất,
bao đời người ta đã giết nhau
Với các anh, tôi oán hận gì đâu,
Nhưng còn có cách nào khác được !”.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên tin rằng đó chính là nỗi buồn và đau có thực, đau buốt ngực Vũ. Và dù anh có nói theo truyền thông thời cuộc là phải bắn giết nhau như thế để “con người được làm con người trở lại” thì:
“Nhưng mãi mãi chẳng bao giờ sống dậy
những tháng năm đã mất,
những nhịp cầu gãy gục
những toa tàu đã sụp đổ tan hoang”.

Khi Lưu Quang Vũ viết những câu thơ trên trong sổ tay thì ở bên kia chiến tuyến một người lính nhà thơ tên Nguyễn Bắc Sơn in ra tập thơ “Chiến tranh Việt Nam và tôi” có những câu thơ đồng điệu:
“Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước,
Vì căn phần người xui khiến đó thôi”.

Nghĩ về vụ thảm sát phố Khâm Thiên do không quân Mỹ gây ra, anh viết như một nhà thơ, không phải chính khách, anh chưa cần gỉai thích căn nguyên, anh trách tất cả những kẻ gây ra đổ máu:
“Những bộ óc chế súng bom hủy diệt
Các tư tưởng cầm quyền các nước
Lãnh tụ tối cao của mọi Đảng trên đời,
Các ông kêu vì hạnh phúc con người
Nay con người chết đi
Cái phúc ấy ai dùng được nữa!

Chục chiếc B.52
Không đổi được một trẻ nghèo Ngõ Chợ
Không thể nhân danh bất- cứ -cái- gì
Bắt máu vạn dân lành phải đổ”.

Năm 1973 sau Hiệp định Paris, Lưu Quang Vũ viết:
“Hòa bình đến mong manh
Nhiều tin đồn mà chẳng có gì ăn”.

Bài thơ năm 1973 mang tựa đề “Nơi tận cùng”:
“Nơi tận cùng mọi con đường
một chiếc mũ rách
úp trên nấm mồ sỏi cát.
Nơi tận cùng mọi con đường
Pho tượng đá cụt đầu đứng sững.
Nơi tận cùng hoàng hôn
trên vỏ chai trống rỗng”.

Giai đoạn cuối chiến tranh Việt Nam, sống cùng một không khí mà có ba giọng thơ khác nhau.
Tố Hữu viết:
“Ôi Việt Nam tổ quốc thương yêu
Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều”.

Đó là một câu thơ thùng rỗng kêu to quen thuộc của Tố Hữu.

Chế Lan Viên thì chơi xiếc chữ:

“Ta mọc dậy trước mắt nhìn nhân loại,
Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng”.

Thơ Chế lúc ấy vẫn theo giọng chủ âm vô cảm như Tố Hữu cấp trên thôi (may cuối đời Chế Lan Viên còn để lại Di cảo thơsám hối).

Cùng lúc đó, Lưu Quang Vũ xót xa, lặng lẽ viết:


“Nước Việt thân yêu, nước Việt của ta,
sao người phải chịu nhiều đau đớn thế,
thân quằn quại mọi tai ương rách xé”

Anh lờ mờ nhận ra một cuộc đua tranh ý thức hệ tai hại mà Việt Nam là miếng mồi cho họ giằng xé. Và nhà thơ đưa câu hỏi nặng lo âu:
“Tất cả sẽ ra sao
Mảnh đất nghèo máu ứa
Người sẽ đi đến đâu
hả Việt Nam khốn khổ?
Đến bao giờ bông lúa
là tình yêu của người ?”

“Máu con người không phải thứ bán mua”.

Từ tháng 5/1975 Lưu Quang Vũ giữa cảm xúc bời bời khó tả khi đất nước thống nhất, đã nhận thấy một thời kỳ hậu chiến khó khăn khác thường “Sắp tới là những ngày khó nhất”vì phải xây dựng lại đất nước đổ vỡ và hàn gắn chữa chạy vết thương.

Chuẩn bị bước vào kịch trường thời hậu chiến để trở thành ngọn cờ đầu sân khấu toàn quốc suốt thập niên 80, 90, anh viết những dòng thơ này vừa tự nhủ vừa gửi tâm sự đến đồng nghiệp:

“Anh hãy đập vào ngực mình giục giã
Hãy nổi gió cho cánh người rộng mở
và mai sau, sẽ có những nhà thơ
đứng trên tầng cao ta ao ước bây giờ.
Họ sẽ không ngừng đập cửa,
không ngừng lo âu, không ngừng phẫn nộ
bởi vô biên là khát vọng của con người”.

Những câu thơ Lưu Quang Vũ nồng nàn cảm xúc và dễ hiểu đến mức chẳng còn gì phải bình luận thuyết minh, như cảm nhận của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.
Nhà phê bình vẽ ra một Dáng đứng Lưu Quang Vũ “Người nổi gió. Người đập cửa. Người mở cửa”. Anh là nhà thơ nhân dân, nhà thơ yêu nước – danh hiệu cao quý nhất chỉ dành cho rất ít người.

.

*) Tên bài được chúng tôi đặt lại. Tên gốc là "Lưu Quang Vũ – nhà thơ phản chiến đầu tiên ở miền Bắc trước 1975".

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tạ Đình Đề và nỗi ám ảnh của Lưu Quang Vũ

    01/05/2018PGS. TS. Lưu Khánh ThơThời gian làm việc tuy không dài, nhưng tính cách, những suy nghĩ và việc làm mới mẻ của huyền thoại mang nhiều màu sắc ly kỳ -ông Tạ Đình Đề - đã để lại những ấn tượng đậm nét trong lòng Lưu Quang Vũ...
  • Những dòng nhật ký của Lưu Quang Vũ trước lúc nhập ngũ

    17/04/2018Lưu Quang VũLưu Quang Vũ khi đó mới 17 tuổi, đang là học sinh lớp 10H (hệ 10 năm) viết đơn tình nguyện xin nhập ngũ. Lúc đầu anh bị từ chối vì chưa đủ 18 tuổi. Sau thấy anh quyết tâm quá, chú ruột tôi là nhà thơ Lưu Trùng Dương đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội phải trực tiếp đến nơi tuyển quân xin mãi mới được chấp nhận...
  • Trăm năm nữa chưa có Lưu Quang Vũ thứ hai

    29/08/2019Tống Thu Thảo tổng hợpRất lâu nữa đất nước Việt nam mới có những tác phẩm để đời như của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, nhiều người dân Việt Nam luôn yêu mến và nhớ đến anh vì anh đã mang lại cho nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam những bước đột phá mới...
  • Đất nước đàn bầu

    24/08/2018Lưu Quang VũTròn 30 năm, kịch tác gia, nhà thơ xuất chúng Lưu Quang Vũ cùng nữ sĩ tài hoa Xuân Quỳnh đã ra đi. Vô cùng thương tiếc hai tinh hoa đặc sắc trong làng thơ văn Việt Nam đương đại, đặc biệt yêu thích thơ Lưu Quang Vũ vì tính tư tưởng cùng tính trữ tình sâu sắc trong thơ ông, tôi đưa lên trang bài thơ ĐẤT NƯỚC ĐÀN BẦU của ông để cùng thưởng thức.
  • Nói với mình và các bạn

    24/08/2018Phạm Xuân NguyênThương nhớ Vũ không gì bằng đọc lại thơ anh. ...thơ Vũ mới là cái ghi tên anh ở đời. Và thơ đó anh đã viết ra, hoặc có thể nói anh đã hoàn thành sự nghiệp thơ của mình trước 1975, ở độ tuổi hai mươi, với những bài thơ chỉ của riêng anh, không ai viết được và không ai dám viết được như anh.
  • Lưu Quang Vũ bi hùng kịch và bi hài kịch

    30/07/2018Phạm Vĩnh CưTrong bối cảnh mới, được ấn định bởi nhiều nhân tố nội tại và ngoại lai, thể loại bi kịch sống lại dưới nhiều biến thể đôi khi khó nhận ra. Không đề cập đến vấn đề có hay không tiểu thuyết - bi kịch trong văn xuôi Việt Nam đương đại, bài viết này chỉ tập trung nói về những biến thái của bi kịch trong sáng tác của kịch tác gia tiêu biểu Lưu Quang Vũ...
  • Thi sĩ Lưu Quang Vũ: Những câu thơ tiên tri

    17/04/2018Nguyễn Việt ChiếnLưu Quang Vũ là một tài năng thơ bẩm sinh rất đặc biệt và độc đáo. Những đóng góp của Lưu Quang Vũ cho sự phát triển của thơ hiện đại là khá đa dạng. Nó không chỉ nằm ở bình diện phát hiện các vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ mà sự đóng góp ấy còn thể hiện ở việc khắc họa chiều sâu những rung động suy tư của tâm trạng con người trong đời sống hiện đại.
  • Nhân tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát phố Khâm Thiên nhớ những vần thơ của Lưu Quang Vũ

    27/12/2017Sương Nguyệt MinhBài thơ hay ít người biết của Lưu Quang Vũ, từ Hà Nội - Mùa Đông 1972 đỏ lửa. 45 năm trước, thời gian vừa đủ cho một đứa bé sinh ra ở Bệnh viện Bạch Mai máu lửa lớn lên thành trung niên, có thể đã là ông tướng, là giáo sư, là doanh nhân thành đạt, Khâm Thiên ngập chìm trong chết chóc, nát tan...
  • Lưu Quang Vũ - Sống trong chiều không gian khác

    27/10/2017NSND Đào Trọng KhánhCó lần Lưu Quang Vũ nói với tôi: “Không có cái chết. Đám ma chỉ là một cuộc diễu hành, đi qua cánh cổng của chiều không gian khác. Sống như đang còn sống, mình sẽ ở bên nhau”...
  • Lưu Quang Vũ – Người viết định mệnh cho mình

    29/08/2016Nhạc sĩ Tuấn KhanhNgười nghệ sĩ tài hoa ấy mượn bi kịch để dựng khát vọng cho đời, ấy vậy mà cuộc đời ông lại kết thúc như một bi kịch. Phải chăng, không những viết cho mọi người, mà ông cũng lặng lẽ viết một định mệnh cho chính mình?
  • Một bức phù điêu cho Lưu Quang Vũ

    17/04/2016Trần KỳNgười viết những dòng chữ này đã từng được đến xem Nhà hát vũ kịch do Pháp xây dựng ở Pê-trô-grat, ở Sô-phi-a. Hình thức và nội thất của nhà hát đó giống y Nhà hát lớn Hà Nội. Ở trên cao, giữa khung sàn diễn có bức phù điêu của kịch gia Mô-li-e. Nên chăng, các nhà hát của ta cũng có một bức phù điêu như thế cho Lưu Quang Vũ?
  • Đọc lại một bài thơ của Lưu Quang Vũ

    02/05/2015Đỗ Quang NghĩaBài thơ được Vũ viết từ những năm đầu thập kỷ 70, nhưng chỉ sau khi Vũ mất khá lâu, khi trên thế giới này, cuộc đấu tranh ‘ai thắng ai’ chỉ còn có một bên muốn làm chiến sĩ, bài thơ mới được in ra nhờ tấm lòng của những người chí tình với thơ và với Vũ...
  • Ký ức về những lần kiểm duyệt kịch Lưu Quang Vũ

    30/08/2014Hà LinhGiá trị phát hiện và phơi bày thực trạng xã hội trong kịch Lưu Quang Vũ đã khiến các đạo diễn "trầy vi tróc vẩy" với những quy chụp nói xấu chế độ ở cái thời "ai cũng có quyền kiểm duyệt"...
  • Nhớ thơ tình Lưu Quang Vũ...

    02/11/2012TS. Nguyễn Thị Minh TháiTrong sáng tạo của con người tài hoa Lưu Quang Vũ, thơ là hồn cốt thâm hậu, chứ không phải kịch nghệ, báo chí, văn xuôi hay hội họa. Thơ là nơi ẩn náu cuối chót của chàng thi sĩ buồn này.
  • Lưu Quang Vũ tâm hồn trở gió

    11/08/2011Phạm Xuân NguyênĐây là bài viết dịp kỷ niệm 10 năm mất anh chị Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh. Nay lại cộng thêm 10 năm nữa vào ngày mất của hai nhà thơ tài tình và tài hoa của đất Việt...
  • xem toàn bộ