Luận về nước

06:28 CH @ Thứ Ba - 18 Tháng Giêng, 2011

Một bạn bảo tôi: Chỉ có người Việt Nam mới tự gọi quốc gia mình là Nước. Ờ, đúng chúng ta thường gọi nước Việt Nam, nước Lào, nước Đức, nước Nga... Toàn là nước nọ nước kia, trong khi đa phần người ta gọi quốc gia của mình là đất.

Con người sinh sống trên đất, bám lấy đất để sống, đất là tài sản vô giá của quốc gia. Đất là tất cả cuộc sống. Vậy ta gọi nước là sao?

Thủy thổ là hai vị trí luân chuyển trong ngũ hành, trong đó đất khó dịch chuyển. Nước thì không cố định, và dịch chuyển theo chỗ trũng. Dân mình lại dùng cái không cố định, dễ dịch chuyển để nói cái định vị là quốc gia. Nghe chữ đất thì cảm nhận nó không mênh mang như nước, nó hẹp và bó cứng vì đất có bờ có cõi rạch ròi. Còn nước thì không. Nhưng với vị trí địa lý, nước ta đều nằm ở cuối nguồn sông, có vẻ như đất ta là quà tặng từ nước. Nước cuốn phù sa đọng lại ở cửa sông, phải chăng đất của ta có sự cống nạp từ nước do trời ban tặng?

Người Nam ta nói: "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Đấy là nói tính năng của nước. Nhưng xa hơn là nói về tính cách sống của người Việt, giống như nước, thế nào cũng thích ứng được. Chẳng lẽ người Việt ta dùng tính năng của nước để chỉ quốc gia mình sống là nước, vì luôn có sự biến đổi?

Thực ra giọt nước bao giờ cũng ở thế thu tròn. Đất ta đâu có thế mà dân ta lại gọi đất là nước.

"Ngày thiên đô của Đức Thái Tổ vào tháng Bảy cũng là vào những ngày con nước. Từ cố đô Hoa Lư theo dòng chảy, Ngài chọn đúng mùa nước đầy! Tháng Bảy là tháng cuối cùng của mùa mưa, nước có đầy thì đoàn thuyền mới thông đồng bén giọt. Từ ngày ấy, Ngài cũng đã biết lo chuyện tắc đường..."

Sinh thời, GS sử gia Trần Quốc Vượng nói: "Dân ta là dân lúa nước". Ông cười nhấn mạnh: "Dân lúa nước là chữ của tớ đấy nhá". Xin cảm ơn cau nói của ông làm tôi chợt nhớ ra rằng dân Việt chúng ta sống bám trên mặt nước cấy lúa mà ăn, bắt cá để sống. Khoa học hiện đại chứng minh rằng ở đâu có nước thì ở đó có sự sống. Cha ông ta có lẽ cũng đã nhìn nhận ra vai trò của nước quý nhường nào. Có câu tục ngữ rất hay: "Cơm ở ruộng, cá ở sông" thì chỉ dân lúa nước mới có thể có tổng kết này. Hẳn nào mà trên trống đồng, hoa văn thuyền bè nhiều, sóng nước nhiều mà các hình cách điệu cũng đẹp hơn tất cả các nhóm hoa văn khác. Cùng với con người, con cò con vạc con nông - giống chim kiếm ăn trên mặt nước quấn quýt trên mặt trống cùng các loài thủy sinh và muông thú. Con cóc trên mặt trống mặt thạp, con cóc gác ở cửa chùa Bút Tháp, con nào cũng rướn lương ghếch mặt như đang muốn cất tiếng kẹc kẹc đòi mưa: "Lạy Trời mưa xuống, cho nước tôi uống, cho ruộng tôi cày, cho đầy bát cơm". Lúc này tôi mới đọc ra mặt trống đồng tròn là hình giọt nước. Đó là một mặt nước mênh mông, có cuộc sống sôi động trên đó. Ngắm mặt trống, ta nghe thấy tiếng lách cách thuyền bè chuyển động cùng tiếng hô chèo thuyền, tiếng bì bõm của con trâu cày, tiếng quẫy của cá, những ngư phủ đang phóng lao... Cho nên dân ta gọi quốc gia mình là nước thì đâu có sai.

Một bạn lại bảo tôi: Thời trước nước ta không có cầu, đi bộ gặp nước là xuống thuyền, đi trên nước cũng như trên bộ, dân ta sống hòa vào thiên nhiên cũng là đặc biệt. Và đặc biệt nữa, trong chiến tranh giữ nước, từ Ngô Quyền chống quân Nam Hán đến Lê Hoàn phá Tống bình Chiêm, và Nhà Trần ba lần đại phá quân Nguyên, chôn vùi kẻ địch trên sông Bạch Đằng... đều xuất phát từ sức mạnh của nước. Mặt nước luôn là một đồng minh lớn. Lại một lần nữa cho thấy chữ nước chỉ quốc gia của ta là chính xác.

Nước là quý, gọi Tổ quốc là nước bây giờ mới thấy dân ta thật kỳ tài, một từ "nước" thôi mà hàm ý đủ tôn vinh đất trời và thành kính tổ tiên. Là con dân lúa nước đúng nghĩa, tôi mạn phép viết bài suy ngẫm về nước và Tổ quốc này để tỏ lòng biết ơn đất trời và các tiền liệt đã cho chúng ta mặt nước, có cây lúa nước để dựng nên Tổ quốc.

Tổ quốc chúng ta bắt nguồn từ nước. Hôm nay chúng ta phải biết siết chặt tay nhau cùng bảo vệ lấy non sông đất nước

*
* *

Nước có từ những dòng sống và những cơn mưa. Trời cho nước, rừng giữ nước. Chúng ta nói yêu nước thì chúng ta phải biết giữ lấy rừng để giữ nước. Chúng ta cư xử với nước thuận hòa thì chúng ta tồn tại. Ví như thủy điện dồn ép nước quá thì chúng ta sẽ sớm bị nước nghiệm thu. Chúng ta phá rừng là chúng ta chối bỏ nước. Hãy hiểu điều ấy thì cuộc sống có hậu. Nếu không nước sẽ từ bỏ chúng ta.

30-10-2010

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Tôi viết sách vì trăn trở với tương lai đất nước"

    23/11/2013Anh VũNguyễn Trần Bạt tác giả của những tập sách nổi tiếng viết về các vấn đề đang đặt ra cho quá trình phát triển ở Việt Nam như: Văn hóa và con người, Cải cách và phát triển, Suy tưởng, Cội nguồn cảm hứng và gần đây nhất là cuốn Đối thoại với tương lai. Bằng quan sát đa chiều, sách của ông đề cập đến những khía cạnh đa dạng của cuộc sống của phát triển tại Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm rộng rãi...
  • Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa

    02/02/2010Mai Thị QuýTinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. “Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại...
  • Yêu nước

    30/04/2016GS. Tương LaiKhi “sơn hà nguy biến” trước giặc ngoại xâm thì phải bằng súng gươm để hóa giải, nhưng khi đất nước đối diện với nghèo nàn và lạc hậu, với tham nhũng và thoái hóa của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức quyền, thì phải bằng bản lĩnh và trí tuệ của tuổi trẻ để giúp nước. Cuộc chiến đấu này không có gươm súng, không dàn thành trận tuyến nhưng...
  • Đất nước đang trông chờ những người cầm lái...

    03/11/2010Trường KiênĐiều gì là nguyên nhân chủ yếu làm cản trở sự phát triển của một quốc gia? Câu hỏi được đặt ra trong thời điểm mà mọi người dân Việt đang bức xúc với chuyện “tụt hậu” quá xa, quá lâu của đất nước mình. Đứng lại có nghĩa là thụt lùi - điều đó không chỉ đúng với từng cá nhân, mà còn là điều tất yếu đối với một tập thể, một cộng đồng, một đất nước...
  • Yêu nước không có nhiệm kỳ

    20/07/2010Phùng NguyênNhiệm kỳ là thời hạn chức vụ được quy định khi bổ nhiệm, nhưng lòng yêu nước vốn không có thời hạn nhiệm kỳ. Vậy mà hai khái niệm tưởng chừng như tách rời này lại liên quan chặt chẽ đến nhau...
  • Bởi đất nước mang hình dấu hỏi...?

    19/06/2010Nguyễn Lương Hải Khôi (Tokyo)“BÁO CÁO GIẢI TRÌNH BỔ SUNG Dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh” viết ngày 4/6/2010 mà Bộ Giao thông Vận tải trình Quốc hội chứa dựng những phi logic nghiêm trọng...
  • Lòng yêu nước không là độc quyền của riêng ai

    25/02/2010Chu LaiLâu nay, người ta hay có thói quen suy nghĩ trên một lộ trình đường ray rằng, cái gì đã định hình thì mãi mãi định hình, bất biến, không thay đổi. Ví như lòng yêu nước.
  • Mỗi người có cách yêu nước riêng

    27/05/2009Hàm ĐanVượt qua mục đích ban đầu là bộ phim tài liệu độc lập của gia tộc, Mạn đàm về “người man di hiện đại” đã dựng chân dung một người “khổng lồ” đầu thế kỉ XX: Học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Phát triển đất nước ta khỏi nghèo nàn lạc hậu

    20/05/2009Thu San Nguyễn Thế HùngNếu có một trường nghề dạy cho sinh viên hiểu về ba cụm từ "phát triển", "kĩ thuật" và "công nghệ" thì cơ hồ chỉ bằng những máy móc trung bình chúng ta có thể biến đổi tạo tác ra những sản phẩm có chất lượng rất cao, mà lại đạt qui mô rất lớn, số lượng rất nhiều nữa. Đó chính là phát triển nhanh và bền vững. Chứ nhất quyết không thể dùng phép đi tắt đón đầu để phát triển. Và chúng ta sẽ không những đuổi kịp mà còn sánh vai, rồi vượt lên hàng đầu nữa.
  • xem toàn bộ