Lo sợ thái quá là một môi trường tốt cho sự lây nhiễm Coronavirus

10:17 CH @ Chủ Nhật - 09 Tháng Hai, 2020
Đa số chúng ta đều có kinh nghiệm quý báu này, là mỗi khi chúng ta có một kế hoạch quan trọng cần thực thi, thực hiện một kỳ nghỉ thú vị đã lên chương trình từ lâu chẳng hạn, và trước ngày sự kiện diễn ra, chúng ta hay tự nhủ hoặc nói thành lời, “đừng có bệnh gì đó nha”, thì lập tức ngay buổi tối trước ngày khởi hành, chúng ta bị khó ở, bị khó chịu, và sau cùng là phải huỷ chuyến đi. Kinh nghiệm này không xa lạ gì với chúng ta, nhưng đó là một bài học quí giá để chúng ta học, “tư tưởng sẽ thành hiện thực”.
.
Chúng ta sẽ thu hút về phía mình bất cứ điều gì chúng ta thích hoặc không thích, muốn hoặc không muốn, cần hoặc không cần, đó chính là luật của tư tưởng, là sức mạnh cuốn hút và thực tại hoá của tư tưởng.

.
.
Theo đó, một người sợ chết sẽ sớm đối diện với cái chết nhanh hơn, một người sợ đau bệnh sẽ nhiễm bệnh nhanh hơn, một người sợ cô đơn sẽ càng cô đơn, một người sợ thất bại thì sự thất bại sẽ đến nhanh hơn, một người sợ già thì sự già nua sẽ được thực tại nhanh hơn.
.
Đây là lý do vì sao các nhà khoa học về não và thần kinh đã luôn cảnh báo chúng ta hãy luôn cảnh giác và chọn lựa điều bạn suy nghĩ trong cuộc sống, vì sớm muộn gì điều bạn nghĩ sẽ thành hiện thực.
.
Tư tưởng của chúng ta sẽ không đón nhận bất cứ một sự đùa cợt nào, vì nhiều người sẽ đùa giỡn vì sợ khi nói: “Tôi mong muốn lấy hoa hậu”, “Tôi muốn lấy minh tinh màn bạc”, tắt một lời những điều ước viển vông và thiếu nghiêm túc.
.
Bởi lẽ, ngay khi bạn đùa giỡn theo kiểu coi khinh này, thì lời nói của bạn không khớp với điều tư tưởng bạn nghĩ, và vì vậy nó không thành hiện thực mà sẽ thành điều ngược lại.
.
Nhưng khi bạn bộc phát một lời nói hay thái độ, dù là tích cực hay tiêu cực, thì nó sẽ thành hiện thực, vì trong sự bộc phát ấy hệ thống cảm nhận nơi bạn đã truyền một tín hiệu từ trái tim lên tư tưởng để nó tạo nên một thực tại mà bạn muốn dù bạn không muốn.
.
Theo tinh thần này, nhiều người sẽ bị nhiễm loại virus lạ đang hoành hành trên khắp thế giới trước khi họ thật sự có cơ hội tiếp xúc với nó qua các kênh truyền nhiễm mà các chuyên gia cảnh báo, sự lây truyền qua tư tưởng, đặc biệt là sự sợ hãi và hoảng loạn được thể hiện dưới nhiều hình thức: loan tin giả, loan tin với mục đích câu like, câu share, loan tin với mục đích doạ nạt, loan tin với mục đích kích hoạt sự hoang mang và sợ hãi cho người khác, hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa vì sợ hơn là vì mục đích khôn ngoan bình thường.
.
Để biết bản thân bạn đang thực hiện các biện pháp vì động cơ gì thì hãy nhìn vào hành động bạn thực thi, bạn có tham lam thái quá khi mua thật nhiều và dư thừa cách không cần thiết lượng khẩu trang, hoặc những thứ khác như thể sắp tận thế không?
.
Nếu có, thì điều đó cho thấy bạn đang làm vì sợ, thay vì vì lòng yêu mến bản thân và mục đích bảo vệ người khác.
.
Đứng trước những khủng hoảng có liên quan đến mạng sống, thật tự nhiên khi chúng ta lo lắng, hoang mang, sợ hãi, nhưng chúng ta cần phải hiểu sẽ hết tự nhiên khi mọi thứ này trở thành thái quá và mang tính ăn theo, a dua, rập khuôn theo đám đông.
.
Và đây là điểm bùng phát bệnh dịch nơi từng người nếu chúng ta vẫn không thể hồi tâm và bình thản nhìn mọi sự như nó là. Thờ ơ hay phớt lờ không phải là cách, vì phớt lờ không giúp tránh được những thảm hoạ nhân sinh này, mà chính sự khôn ngoan và tỉnh thức trước các thực tại này.
.
Sự trở về với con người thật của mình, sự trở về với Đấng Siêu Việt mới là cách thế, vì chắc chắn chúng ta sẽ bình an giữa những ngổn ngang chung của thế giới và đồng thời vẫn luôn phòng ngừa cách phù hợp nhất theo tiếng nói của tâm hồn mách bảo.
.
Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6:34).
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tăng cường miễn dịch tinh thần

    09/02/2020Peter Pho (PP)Bất giác bắt gặp trên mạng một hình ảnh giống lão, nhưng còn thánh thiện hơn lão vạn lần. Một chàng trai trẻ nhiễm bệnh nằm chăm chú đọc sách trên giường bệnh tại bệnh viện lưu động ở Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Vũ Hán...
  • Sống và Chết ở Vũ Hán

    09/02/2020Phóng viên Caixin Global, Kỳ Vũ dịchTrong một cuộc phỏng vấn vào thứ ba với Caixin, bác sĩ Peng đã mô tả kinh nghiệm cá nhân của mình khi lần đầu tiên gặp phải căn bệnh này vào đầu tháng 1 và nhanh chóng hiểu về khả năng chết người của nó và sự cần thiết của các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt...
  • Các báo mạng công cộng không nên đưa tin riêng cá nhân

    07/02/2020Nguyễn Tất ThịnhKhông phủ nhận, thậm chí một số chuyện dù là cá nhân nhưng khi có ảnh hưởng nhiều và rõ đến cộng đồng ( theo nghĩa tốt hoặc xấu với cộng đồng ) cần báo mạng lên tiếng...
  • Sống chung với tin đồn thất thiệt thời dịch corona

    03/02/2020Dũng NguyễnCó thể nói, tin tức giả mạo và không đúng sự thật đang cản trở những nỗ lực về phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ lan rộng thành đại dịch này...
  • Hãy lạc quan, bình tĩnh trước cơn đại dịch

    03/02/2020Bác sĩ Nguyễn Thanh SangNói gì chứ về dập dịch thì người Việt Nam mình đồng lòng lắm. Dịch SARS 17 năm trước, Việt Nam là quốc gia đầu tiên công bố dập dịch thành công.
  • Không sợ Corona! Mọi người hãy sống mạnh hơn nó!

    03/02/2020Nguyễn Tất ThịnhChúng ta không co cụm ! Không tiêu cực ! Không thụ động ! Không bó tay!
  • xem toàn bộ