Các báo mạng công cộng không nên đưa tin riêng cá nhân

10:28 SA @ Thứ Sáu - 07 Tháng Hai, 2020
Chúng ta đã chứng kiến không ít những bài viết, hình ảnh đậm chất cá nhân thuần tuý ( cho con đi chơi, gia đình ăn uống, nhà cao của đẹp, diện bộ đồ mới, những cảnh riêng tư, công việc bản thân .... ) của nhiều người. Trong đó thường xuyên là về giới showbiz.... liệt kê ra người viết tự thấy xấu hổ ( khổ nỗi lướt đọc nhan đề hàng ngày đã thấy tiêu đề và hình ảnh kèm... đập ngay vào mắt )
.

Hình ảnh nhiều báo chí hay đăng
.
Không phủ nhận, thậm chí một số chuyện dù là cá nhân nhưng khi có ảnh hưởng nhiều và rõ đến cộng đồng ( theo nghĩa tốt hoặc xấu với cộng đồng ) cần báo mạng lên tiếng. Rất cần đưa lên truyền thông những chuyện hay, gương mặt điển hình của những cá nhân tiêu biểu , luôn có ở nhiều tuyến đầu cuộc sống, nơi sự kiện nóng, nơi âm thầm việc tốt....như là sự tuyên dương điều hữu ích, khích lệ chung cho cộng đồng.
.
Thật phản cảm, chán chường khi hàng ngày cuộc sống có bao nhiêu chuyện ý nghĩa về chống chọi tiêu cực, khắc phục bệnh dịch, vượt khó làm thiện.... Không kể trong nước và thế giới rất nhiều tri thức, việc hay người tuyệt.... Thì bạn đọc thường thấy trên báo mạng nhà nước nào là cá nhân ai đó khoe thân, khoe con, khoe của, khoe danh, yêu đương, tình cảm, ‘diễn trò’ .... ngoài ra khá nhiều tin ‘lố’ ( của vài cá nhân không đủ đại diện cho gì cả ).
.
Có câu : nhìn vào báo chí hình dung về hoạt động, khí chất, tinh thần, văn hoá cộng đồng !
Đời tư diễn viên, showbiz được báo mạng đăng hàng ngày, dày đặc
.
Đành rằng xã hội muôn mặt đa mầu, nhiều giới.... nhưng thông tin tuyên truyền cần ưu tiên viết về người và việc tiêu biểu / điển hình góp phần nâng dân trí , chỉnh dân phong , tòng dân khí !!!
.
Thêm nữa : ví như một người giới showbiz, MC, hay phát thanh truyền hình, hay nghệ sĩ thực thụ đi nữa, một cách bình thường nên coi họ đang làm một nghề trong muôn nghề của xã hội . Sự ‘nổi tiếng’ của ai đó không nên dựa vào việc được nói đến, hiện hình, lên sóng.... mà cần dựa trên thành tựu nghề nghiệp các mức độ được xã hội công nhận . Một vài câu nói hay nào đó của một diễn viên, chúng ta ghi nhận, nhưng nó đã vốn có , vốn được biết bởi mọi người. Truyền thông không cần dựng họ thành một nguy cơ ‘Xuân tóc đỏ kiểu mới’.
.
Khi nhiều người vô tình có thói quen theo dõi theo sát riêng tư vài cá nhân do thường đọc báo mạng như trên, dần hình thành một số tính không cần thiết ( thậm chí cản trở ) cho nhận thức , ý thức về chuyện lớn lao hơn, hữu ích hơn, thiết thực hơn của xã hội. Biết đâu đó khi được truyền thông nhiều ai đó ảo tưởng về ‘mình nổi tiếng’ mà có thể vị kỷ chi phối, dẫn dắt ít nhiều những ‘fan’ của họ , từ đó làm phân tán, xao nhãng , suy yếu cho những hành động tốt mà xã hội đang theo đuổi.
.
Người dân chúng ta cần tiếp cận thông tin, sự thật, ý hướng lành mạnh, định hướng đến ý thức tốt đẹp.
.
Còn riêng tư của ai chắc họ nếu muốn đã có kênh facebook riêng ( vì vậy tin rằng họ vốn không có ý lợi dụng báo mạng công cộng ) ! Báo mạng của công cộng không phải chi phí của họ, không phải là công cụ của họ ( những cá nhân thích ‘nổi tiếng’ bởi những việc riêng ). Báo mạng công cộng phục vụ lợi ích lớn của cộng đồng xã hội tiến bộ, lành mạnh !
.
Và những nhà báo mạng công cộng chắc hẳn có ý thức rõ ràng, mạnh mẽ về điều đó!

(*)Báo mạng công cộng tôi ngụ ý: của cơ quan Nhà nước / của một tổ chức xã hội / của những doanh nghiệp phụng sự công ích.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Báo chí hiện đại ngày càng lá cải

    09/01/2018Alex S. Jones - Hoàng Thư (biên dịch)Nhà khoa học chính trị Robert M. Entman đã tìm ra một số cách vừa sâu sắc vừa thú vị để chỉ ra sự khác biệt giữa các thể loại báo chí Mỹ. Theo ông, truyền thông có thể được chia thành 4 loại: báo chí truyền thống, báo chí lá cải, báo chí cổ súy, và giải trí. Cách đầu tiên mà Entman đưa ra để phân biệt 4 loại báo này với nhau là dựa vào mức độ chúng tuân thủ 5 tiêu chuẩn căn bản của báo chí.
  • Một số quan điểm về tính khách quan, chân thật trên báo chí hiện nay

    21/06/2017Trần Thị Cẩm ThúyVề lý thuyết, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo đưa tin sai, dù sau đó đính chính, sẽ tự hạ thắp vị trí của mình trong lòng độc giả.
  • Có cần báo chí tư nhân ở Việt Nam?

    14/08/2016Nguyễn Hữu ĐổngBáo chí tư nhân tương tự như “lề trái” của con đường; còn báo chí nhà nước tương tự như “lề phải” của con đường…
  • Báo chí đang vô tình “cổ súy” cái xấu?

    24/10/2014Hà TrangNhững
    hình ảnh khoe da thịt được “phơi bày” tràn lan, các vụ án được miêu tả
    bằng những tình tiết tỉ mỉ, rùng rợn trên mức cần thiết trên các báo
    đang gây ra những hệ lụy xấu trong xã hội. Thực trạng này là một trong
    những vấn đề được các nhà nghiên cứu, nhà báo nghiêm túc nhìn nhận, phân
    tích trong hội thảo “Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập” diễn
    ra ngày 22/2 tại ĐH KHXH&NV, Hà Nội.
  • Báo chí và… quyền được sai

    21/06/2011Đoan TrangHội thảo khoa học quốc tế về “chống xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, đăng tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông” (ngày 10-3, tại Hà Nội) đã mở ra vấn đề cần phải cân phân giữa quyền của báo chí và quyền của công dân. Tiếp nội dung hội thảo, một khía cạnh khác được khơi lên: Báo chí được đưa thông tin tới ngưỡng nào?
  • Trao cho báo chí

    17/05/2011Trần Dĩ HạThưa các vị đại biểu. Tình hình tham nhũng đã đến lúc báo động hết cấp. Nếu chúng ta không tích cực chống tham nhũng thì nước ta sẽ rơi vào tình trạng thắng trong chiến tranh, thua trong hòa bình, quá khứ hào hùng nhưng tương lai thì tụt hậu...
  • Bệnh "tam sao thất bản" trên báo chí

    10/09/2010Phạm Thành ChungTrước đây, cũng trên tờ Văn nghệ Công an này, tôi đã có bài viết phê phán căn bệnh hời hợt, thiếu chính xác (mà tôi gọi là bệnh "đại khái") của nhiều phóng viên trong việc ghi chép, trích dẫn lại những câu nói, bài phát biểu của các nhân vật mà họ muốn đề cập, phản ảnh trên mặt báo. Và tôi xem đây là một căn bệnh trầm trọng, cần phải kiên quyết dẹp bỏ...
  • Tính “đa nguyên” của báo chí

    20/04/2010Đoan TrangTại sao lại phải băn khoăn “người dân biết nghe ai” trong khi báo chí thực chất không có chức năng định hướng dư luận? Độc giả có thể đọc, suy ngẫm và tự rút ra nhận định của riêng mình chứ, sao phải chờ được định hướng?
  • Báo chí và quyền lên tiếng

    12/03/2010Phương Loan"Nhiệm vụ quan trọng trong nghề báo là cởi bỏ mặt nạ của những kẻ làm sai, lừa đảo và xì căng đan..." - GS Stephen Whittle, ĐH Oxford (Anh) nói.
  • Báo chí cần làm gì cho nền kinh tế?

    08/09/2009Nguyễn Trần BạtTrong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá cao, vào khoảng 7% trong vòng 15 năm, giúp Việt Nam tăng gấp đôi thu nhập bình quân. Nhưng chúng ta cần phải phân biệt giữa những thành tích của nền kinh tế với những thành tích của các doanh nghiệp, giữa những thành tích về lượng và những thành tích về chất...
  • Đọc "báo mạng” Việt Nam

    24/06/2007GS. Trần Hữu DũngNhân ngày 21-6, Giáo sư Trần Hữu Dũng có gửi riêng cho TBKTSG bài viết với những nhận xét rất thẳng thắn về các tờ báo điện tử của Việt Nam...
  • Thực trạng báo chí điện tử tại Việt Nam

    03/07/2004Đăng Bền2003 là năm xuất hiện chóng mặt của các tờ báo điện tử, hầu hết là những toà soạn báo giấy truyền thống nay nhận rõ tầm quan trọng và vị trí trong lòng độc giả của báo điện tử, và thế là những Tuổi trẻ Online, Thanh Niên Online, Hà Nội Mới Online, Thể thao VN Online,.. xuất hiện trên Net, đưa thông tin theo một cách riêng...
  • xem toàn bộ