"/>"/>

Lạm bàn về ảnh hưởng của Văn hóa... Tàu

07:51 CH @ Thứ Tư - 06 Tháng Bảy, 2011
Sức mạnh "thuần hoá" vô hình của phim ảnh thời đại mới đã thay thế cho những cuốn tiểu thuyết, dã sử Tàu, được phát triển mở rộng qua những đầu tư có sự tham gia của "chính" chính phủ Trung Quốc, nhằm mục đích phô trương thanh thế, dù "giả tưởng" như trong mấy phim đấu võ đài của nhân vật Tàu và Tây phương, hay đả kích, bài thoái theo tinh thần tị hiềm, hận thù ... truyền kiếp của giống nòi "đại Hán" để ... rửa nhục...

Lúc còn ở cấp trung học, tôi có một người bạn chung lớp. Thỉnh thoảng, chúng tôi chở nhau trên xe đạp về miền quê chơi. Trên đường đi, anh bạn tôi hay kể cho tôi nghe những câu truyện ...Tàu thời xa xưa. Những nhân vật trong đó và ngay cả chức vụ, anh bạn đều nhớ rất rõ.

Tôi thầm thán phục tài nhớ dai của anh bạn mình, dù trong lớp học, anh bạn không phải là một trong những học sinh khá. Anh bạn tôi rất đam mê đọc truyện, nhất là những truyện kiếm hiệp, truyện dã sử Tàu. Anh khoe rằng một ngày có thể đọc được hai quyển truyện dầy gấp hai cuốn sách toán giáo khoa bấy giờ hay cuốn tử vi bói quẻ mà tôi thường thấy bán đầy đường trong mấy ngày Tết. Khi đã ngốn hết kho sách ... Tàu của cái sạp cho thuê truyện, anh xoay qua đọc những truyện dịch về trinh thám của những tác giả ngoại quốc khác. anh thường hay mang truyện vào lớp học, vừa nghe giảng bài, vừa ... liếc xuống ngấu nghiến mấy đoạn ... đang hấp dẫn. Dù có đôi lần, anh bị thầy cô bắt gặp và tịch thu ... tạm thời tang vật trong khoảng thời gian tiết học đó. Sau khi làm sạch ... đống truyện dịch, anh tìm đọc những truyện sáng tác của các nhà văn Việt Nam. Nhưng dường như, anh không thích đọc những tiểu thuyết trong chương trình văn học của nhà trường đưa ra. Những bài luận về phân tích một trích đoạn nào đó trong cuốn tiểu thuyết do thầy cô giảng dạy, anh luôn được ... ít điểm hơn tôi.



Từ bao năm nay, đôi khi, tôi lại tự hỏi, những truyện kiếm hiệp hay dã sử Tàu có gì thu hút và hấp dẩn đến nổi in sâu trong trí nhớ của anh bạn tôi đến vậy. Tôi cũng tò mò tìm đọc và không bao giờ đọc nổi được hết cả một pho truyện hay chỉ lơ mơ nhớ đại khái cốt truyện mà tôi đã đọc "nhảy" từ sau ra trước, từ trước ra sau. Và ngay cả những phim truyện Tàu dài những mấy chục tập từ kiếm hiệp, kungfu, đến tình cảm, tôi cũng đã xem qua chỉ được vài tập là cảm thấy hoa mắt. Đối với đại đa số nghĩ rằng đó chỉ là một trong những cách giải trí của họ, tôi luôn tôn trọng ý thích cá nhân và cảm thông, dù đó không phải là ý thích của tôi. Nếu họ cảm thấy sự giải trí đó làm khuây khỏa mệt mỏi sau ngày làm việc, đó cũng là điều rất hữu ích. Ngay cả, người ta có thể học được hay "tiếp thu" một cách ..."rất ... tự nhiên" từ những nhân vật dù ... được "phim hóa" qua truyện được ..."tiểu thuyết hóa thêm" trên phim.

Thời đại mới với những xảo thuật quay phim : cắt xén, lồng thêm ; máy quay ứng dụng cho tốc độ, ánh sáng; kỹ thuật tạo hình sống động của vi tính, và ngay cả hệ thống 3D và âm thanh 3 chiều. Tất cả những thứ đó, có đủ khả năng tạo nên một màn ảnh tưởng chừng ... như là "thật" cho những nhân vật "người hùng" nào đó, dù ... không ...như ngoài đời. Cái mà người ta cho là ..."nghệ thuật" đó thì ... quả thật là "một ...nghệ thuật" của phim ảnh. Và chúng ta, những người xem phim, luôn có cảm giác ..."là thật", nên không bao giờ tự đặt câu hỏi. Hay chỉ đơn giản biện minh : "chỉ là ... giải trí." Cũng có nghĩa là, lúc đó trí óc cần thảnh thơi, buông lỏng, và ... trống rỗng như ... bồn chứa nước. Và đang sẵn sàng "tiếp thu", "dung nạp" một cách ngấm ngầm tự nhiên. Sự tiềm ẩn đó, chất chứa trong bồn ... nước của tri giác, có thể thấm nhuần hay được thanh lọc lại tùy thuộc khả năng cảm nhận và ý thức hoá của mỗi cá nhân. Từ đó, có thể được biểu lộ qua hành động, một cách rất tự nhiên, đến ngay cả cá nhân đó không thể nào nhận biết sự biến đổi.

Sức mạnh "thuần hoá" vô hình của phim ảnh thời đại mới đã thay thế cho những cuốn tiểu thuyết, dã sử Tàu, được phát triển mở rộng qua những đầu tư có sự tham gia của "chính" chính phủ Trung Quốc, nhằm mục đích phô trương thanh thế, dù "giả tưởng" như trong mấy phim đấu võ đài của nhân vật Tàu và Tây phương, hay đả kích, bài thoái theo tinh thần tị hiềm, hận thù ... truyền kiếp của giống nòi "đại Hán" để ... rửa nhục. Những cốt truyện phim xưa cũng được tái tạo, dựng lại, thêm bớt, "vẽ" ra những nhân vật ... "có một không hai" trên thế giới, mà chỉ có được ... qua "giấc mơ phim ảnh", không nhằm mục đích cổ súy cho những mưu đồ "đại Hán."

Ngay cả lãnh vực "thuần hóa tư tưởng", cũng được dựng lên qua những nhà gọi là "văn hóa" trao đổi, với bức tượng khổng lồ "cắm sâu" ... phía trước ... hiên, "sừng sững" ...chỉa lên trên không, của ông Khổng Tử. Việt Nam đã ngàn năm nô lệ Tàu, có ai lạ gì học thuyết của ông. Nó ăn sâu vào cả phong tục, tập quán, đến thời đại mới hôm nay. Nó được xem là mẫu mực thước đo trong xã hội, mà không một ai dám nghĩ đến ... dù "đặt một câu hỏi", nói chi đến sự thay đổi sao cho thích hợp với thời đại. Những bi kịch có thật trong những gia đình Việt Nam (ngay cả Tàu) chỉ vì "dám" theo cách nhìn "mới" phóng thoáng, tự do cá nhân, thoát khỏi những bó buộc của vòng xích sắt nô lệ phong kiến, giết chết sự phát triển tài năng cá nhân của đại đa số dân nghèo. Những tư tưởng mới được biến chuyển, thanh hóa dần dần, tạo nên một xã hội hoà đồng hơn, đã phải trải qua những thử thách tư tưởng, tranh đấu gay go trong văn học. Bức tường Nho học được tô phết từ đám phong kiến Tàu nhà Hán, qua "tam cương, ngũ thường", cho dù có những giả thuyết cho rằng câu "quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung" (Nếu vua xử kẻ tôi đòi chết, không chịu chết là không trung nghĩa) là không do Khổng Tử viết ra, để biện hộ bảo vệ Nho học, nhưng những triều đại quảng bá tư tưởng Nho học luôn luôn tán dương và ghi nhận trong văn học Nho giáo. Cũng như câu "Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu " (Cha xử con chết, con mà không chết, là con không có hiếu); hoặc câu "Tại gia tòng phụ (Ở nhà thờ cha), Xuất giá tòng phu (Về nhà chồng thờ chồng), Phu tử tòng tử (Chồng chết ở với con). Đó là vài câu trích dẫn từ "cốt tủy" của Nho học, dù muốn hay không, vẫn được kẻ "cầm quyền" tán thưởng, và dùng chúng bao bọc "quyền và lợi" riêng của họ. Trung Quốc tung tiền ra xây dựng những học viện Khổng Tử, cái mà ... gọi là nghiên cứu (?) hay nhằm mục đích muốn áp đặt cái quyền "thiên tử" đó trên khắp mọi nơi và nói lớn tiếng rằng : "quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung" ? Những cái ..."viện" đó, như là biểu tượng cho quyền lực Trung Quốc, cũng không khác gì "cột đồng Mã Viện" sau thời kỳ độc lập của Hai Bà Trưng, mà mỗi người dân Việt Nam, ai cũng biết đến qua lịch sử, dù ... "chưa bao giờ thấy."



Ngày hôm nay, lại một lần nữa "bức tường" bạo quyền được dựng lên theo tinh thần Nho giáo che đậy cái gọi là "Hán giáo" qua những viện gọi là "văn học tư tưởng Khổng Tử" của Trung Quốc trên Việt Nam và nhiều nước khác trong vùng Đông Nam Á. Sự tham vọng làm "thiên tử" thiên hạ của đám tự xưng cháu chắt Hán Vũ đế được biểu lộ qua những hành động của Trung Quốc.

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi xem những cuốn báo ở Mỹ, Canada. Đó là những cuốn báo quảng cáo Việt Nam, trong đó có những tin tức, bài viết, bình luận, v.v, và ngay cả có những truyện ... kiếm hiệp Tàu, hay tiểu thuyết Tàu, Đại Hàn, v.v. Tôi tự hỏi, không lẽ người Việt Nam mình không có ai ... biết viết truyện hay là ... nhà văn hay sao ? Hay tòa báo quảng cáo muốn ... tiết kiệm nên đành cho người dịch truyện, để khỏi phải trả bản quyền ? Nhưng dù sao, tòa báo vẫn phải ... trả tiền công cho người dịch; vậy ... không lẽ ... có nghĩa cả đám Việt hải ngoại đều ... không biết viết truyện hay cả nước Việt Nam cũng chẳng có ai viết truyện ... ra hồn (?) Và điều đáng lạ hơn, bên cạnh bài bình luận "chống Trung Quốc" là ... cái hình ... vẽ hay chụp trong phim, múa kiếm ... rất Tàu, để giới thiệu bên dưới là truyện kiếm hiệp dài ... mấy trang. Mỗi lần, tôi thấy truyện kiếm hiệp, là ... y như rằng, nó nhắc tôi về người bạn học đó. Tôi lại liên tưởng đến cái văn hóa Tàu nầy thật ... lạ lùng, nó ăn sâu tận ... những nơi xa xăm, chiếm cả tâm trí con người một cách tự nhiên và hiện ra như ... bóng ma cũng rất ... tự nhiên. Không lẽ nó đã "đầu độc" tận tế bào DNA của người Việt từ bao thế hệ nay ? Trong kho văn học Việt Nam, dường như cũng có rất nhiều tác phẩm mà chưa chắc gì ai cũng đã đọc qua hết, thì phải ? Và cũng dường như, trên thế giới có nhiều tác phẩm rất "có giá trị", đáng được quảng bá cho mọi người thưởng thức hơn, thì phải ?

Muốn giải quyết một vấn đề, trước nhất luôn là đi tìm nguyên nhân, cách giải, và sau cùng là sự ngăn chận, bảo vệ. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta nên nhìn lại, tự đi tìm những nguyên nhân nào tạo nên ảnh hưởng văn hóa Tàu trên dân Việt lâu dài đến vậy và những hậu quả hôm nay và cả mai sau mà chúng ta có thể tìm thấy từ lịch sử, những con đường đã qua của người trước, ghi lại rất nhiều kinh nghiệm đau thương. Và phần còn lại là làm thế nào giải quyết, trước khi tạo nên sự bảo vệ, ngăn chận hiệu quả cho mai sau. Mỗi chúng ta đều có dự phần trong đó, vì vậy cách giải quyết duy nhất là ... chúng ta nên tự suy nghĩ lại, hướng về một chiều hướng dân tộc, và phát triển nó. Mỗi chúng ta nên biết sẽ làm sao; đó là sự đóng góp cá nhân để tạo nên sức mạnh bài thoái ảnh hưởng văn hóa Hán tộc !
Nguồn:Diễn đàn
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa truyền thống Đông Á: có hay không các giá trị nhân quyền?

    18/08/2018Vũ Công GiaoBực tức trước việc các quốc gia Châu Á đề cao và khẳng định các giá trị nhân quyền trong truyền thống văn hoá của châu lục, gần đây, một số người phương Tây đã chỉ trích rằng, văn hoá truyền thống ở phương Đông nói chung, ở Đông Á nói riêng chủ yếu bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền...
  • Người tiểu nông và quan lại

    15/09/2017Nguyễn Khắc ViệnNhà nước phong kiến tuyển chọn quan lại cao cấp qua các kì thi, mở cho mọi người tham gia (trừ phường hát và tất nhiên trừ phụ nữ). Việc khảo hạch gồm có những bài bình văn sách, đạo đức, chính trị, làm thơ, soạn các biểu chương hành chính.
  • Hôm nay với Nho giáo

    27/10/2014Nguyễn Đình ChúKhông phải hôm nay mới nói chuyện Nho giáo. Nhưng hôm nay, nói chuyện Nho Giáo chắc hẳn là phải từ một tâm thế mới mà thời đại đã cho phép. Cái tâm thế mới đó, trước hết là tinh thần tự do tư tưởng (dĩ nhiên là tự do tư tưởng nghiêm túc, thực sự cầu thị, chứ không thể là bừa bãi, nói không suy nghĩ). Cái tâm thế mới đó cũng là niềm ước mong tha thiết tìm lại những giá trị đích thực (chứ không phải dởm) của Nho giáo, đặng có thể góp phần xây dựng cuộc sống tinh thần và xã hội Việt Nam ta trên đà tiến hóa hôm nay và mai sau, chứ hoàn toàn không nên ngừng lại ở mức sách vở, tư biện, nói chuyện suông như đã vốn có.
  • Vấn đề giá trị quan Châu Á: nghiên cứu so sánh Châu Á và phương Tây

    18/10/2014Hồ Sĩ QuýNgười Châu Á coi “cần cù, yêu lao động” là giá trị hàng đầu của sự làm người. Nhưng người Mỹ lại coi "tự lực cánh sinh"' mới là giá trị đáng quý nhất, cần cù cũng được coi trọng nhưng chỉ đứng thứ ba sau “tự lực cánh sinh và thành đạt cá nhân”...
  • Nho giáo và sự phát triển của Việt Nam (Phần 2)

    24/06/2014Trần KhuêTrước khi có hiện tượng 5 con rồng thì tình hình các nước ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương là sàn sàn nhau, nghĩa là cùng trì trệ và lạc hậu ngang nhau; chỉ riêng có Nhật Bản từ năm 1867 dưới triều Minh Trị đã biết mở cửa sớm để giao lưu với phương Tây nên phát triển sớm hơn. Đáng tiếc họ lại đi theo con đường quân phiệt hoá nên hầu như bị phá sản và kiệt quệ sau Thế chiến thứ hai. Chỉ khoảng vài chục năm trở lại đây, Nhật Bản rồi tiếp theo là Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore đã làm những chuyện thần kỳ về kinh tế khiến thế giới kinh ngạc.
  • Nho giáo và sự phát triển của Việt Nam (Phần 1)

    24/06/2014Trần KhuêKhổng Tử đã từng dạy “Ôn cố tri tân”. Và chính các bậc hậu nho cũng luôn nhắc nhở điều này. Thế nhưng không hiểu các vị học giả hiện nay lại hình như quên mất cái “cổ” (cái gốc cũ) của đạo Nho, làm như đây là một học thuyết vạn năng...
  • Nghiên cứu nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại

    29/09/2013Phó GS Phan Văn CácNho gia vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới: đó là lí tưởng cuộc đời và lẽ sống của mỗi người...
  • Bá quyền văn hóa kiểu Trung Quốc

    05/07/2011Đoan TrangNhìn vào độ chiếm sóng của phim Trung Quốc trên các đài truyền hình ở Việt Nam, nhiều người lo ngại về khả năng Việt Nam bị “đồng hóa” bởi anh bạn láng giềng. Khả năng đó có thật, và nó là biểu hiện của một hình thức bá quyền tinh vi: bá quyền văn hóa - một phần quan trọng trong chính sách bá quyền của nước lớn, một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ.
  • “Khổng Tử bị xua đuổi vì không có hộ khẩu Bắc Kinh”

    15/05/2011Nguyễn Hải Hoành
    Ngày 11/1 năm nay, Nhà Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc long trọng làm lễ khánh thành tượng đài Khổng Tử trên quảng trường Thiên An Môn. Việc này đã gây ra một cuộc tranh cãi om xòm trong dư luận cả nước; đó là do quảng trường này là nơi linh thiêng nhất trong lòng dân Trung Quốc, xưa nay chưa hề có bất cứ tượng đài nào (trừ các bức tượng đặt trong nhà), từ năm 1949 trở đi chỉ có duy nhất một bức ảnh khổ lớn Chủ tịch Mao Trạch Đông “độc quyền” ngự trị trên thành lầu Cổng Thiên An.
  • Trao đổi với ông Phan Ngọc về vấn đề Nho giáo

    01/05/2011Trần KhuêGần đây vấn đề Nho giáo được bùng lên như một vấn đề thời sự về học thuật ở nước ta và lôi cuốn khá đông các nhà nghiên cứu tham gia: Phan Ngọc, Trần Đình Hượu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Kiến Giang, Huỳnh Minh Đức, Phan Văn Các, Cao Tự Thanh, Mai Quốc Liên, Tạ Ngọc Liễn... Trong những bài nghiên cứu đó, chúng tôi thấy có nhiều ý kiến đúng rất đáng tham khảo và cũng không ít ý kiến sai cần trao đổi để tránh sự ngộ nhận...
  • Nho giáo và văn hóa Việt Nam

    24/11/2009Trần Quốc VượngKhi tiếp xúc cưỡng bức với văn minh Pháp dưới dạng thực dân ở cuối thế kỷ XIX, nền văn minh Việt Nam truyền thông - mà “sợi dây liên kết” (để dùng lại một từ và một ý niệm của Ăng-ghen) là nhà nước quân chủ Nho giáo - đã tỏ ra bất lực. Thực ra, nói như Ức Trai:
  • Nền giáo dục theo tinh thần nho giáo

    09/11/2009Gs. Đặng Đức SiêuKhổng Tử - ông tổ của Nho gia, sống và hoạt động ở thời Xuân thu (1) một thờ đại lịch sử mà các nhà Nho sau này đã phê phán là thời “đời suy đạo hỏng”, “vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con” đạo lý cương thường đảo ngược, thiên hạ đại loạn.
  • Yếu tố thiêng liêng trong tiếp hợp nho giáo

    15/10/2009Hồ LiênNgày nay, sự phát triển của mỗi nền văn hóa dân tộc gắn bó với quá trình giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác đã được hiểu như một quy luật phổ biến. Nhưng trong quá trình “chung chạ” ấy, như thế nào để “hòa nhi bất đồng”, bản sắc văn hóa dân tộc là gì, câu hỏi ấy tưởng như dễ trả lời, nhưng chỉ ra được, “bắt tận tay day tận trán” là việc không dễ dàng.
  • Ngụy quân tử

    19/08/2009Nguyễn Việt HàTừ xưa đến nay, để nhìn cho thấu chân diện của một ngụy quân tử là việc thiên nan vạn nan kinh khủng khó.
  • Rồng, hổ Đông Á và vấn đề sử dụng bài học kinh nghiệm về nhân tố văn hóa và con người

    22/04/2009PGS.TS. Hồ Sĩ QuýViệt Nam đang cất cánh và vẫn chưa mất cơ hội để hóa rồng. Việc lựa chọn những quyết sách, phương thức và bước đi trong phát triển trên cơ sở học tập kinh nghiệm thành công của mô hình Đông Á, như lời tư vấn nhiệt thành của các chuyên gia Harvard, rõ ràng là có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên, kinh nghiệm dù hay đến mấy cũng mới chỉ là hành trang để phát triển. Chỉ riêng hành trang chưa đủ giúp người tìm đường tới được cái đích mà anh ta cần đến.
  • Khủng hoảng các giá trị nho giáo

    14/12/2006Trần Văn ĐoànMọi cuộc bàn luận về khủng hoảng giá trị đều không dễ và tôi ngại rằng cuộc bàn luận này cũng khó đạt tới kết quả mong muốn, cho dù chúng ta có đủ thời gian, công sức và tiền bạc. Tính mơ hồ, sự phong phú và cả tính phức tạp nữa của cái mà chúng ta gọi là giá trị đã làm cho công việc trở nên quá khó khăn. Chúng ta tranh cãi về ý nghĩa của giá trị, mà không bàn đến việc tại sao chúng ta phải chấp nhận các giá trị đó. Để tránh các vấn đề rắc rối như thế, chương này chỉ giới hạn trong việc chẩn đoán triệu chứng con bệnh trong một xã hội Nho giáo cụ thể...
  • Đạo Khổng còn hợp với thời nay không?

    26/11/2005Nguyễn Văn NghệGần đây, trong mối giao lưu và hội nhập ngày càng được đẩy mạnh với các nước trong khu vực, nhiều học giả đã quay trở lại với việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam thời hiện đại. Bài viết sau giúp bạn đọc tổng hợp một số ý kiến của các học giả nước ngoài, và quan diểm của một số nhà nghiên cứu Việt Nam...
  • xem toàn bộ