Không lằng nhằng dây dưa vào những việc vô bổ, không “hại não” để tâm đến cảm xúc của mình và người khác

07:05 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Mười Hai, 2018

Không phải đi học ở trường nhiều là có năng lực, vì học nhiều ở trường thì chỉ có kiến thức. Kiến thức chỉ là một phần nhỏ trong năng lực. Sống với 1 người có năng lực, chúng ta sẽ cảm thấy an toàn hơn. Vì năng lực của họ bộc lộ ra trong cả những việc nhỏ mỗi ngày...

Ví dụ đơn giản, chúng ta đang ngồi, bất ngờ thấy điện bị cúp. Người có năng lực sẽ đi xem xét coi có gì không ổn trong hệ thống điện của mình không. Thấy một bóng điện bị nổ, rồi cầu dao tự động ngắt, vậy thì bật cầu dao lên, thế là xong. Còn nếu vẫn không tìm được nguyên nhân, họ sẽ sang nhà hàng xóm, xem xét, thấy các nhà hàng xóm có điện, thì lập tức về gọi thợ đến sửa. Còn các nhà hàng xóm cũng cúp, thì cả khu bị ngắt, yên tâm đợi tới lúc có điện trở lại.

Còn sống với người không có năng lực, cúp điện, nghiễm nhiên thụ động chờ. Tới tối thấy hàng xóm điện sáng trưng, mới biết là chỉ có nhà mình bị hỏng. Tối rồi gọi chẳng thợ nào đến, đành chịu thêm 1 đêm âm u, tối tăm nữa. Mất điện khiến đồ ăn trong tủ lạnh bốc mùi, không thể bơm nước lên bồn dự trữ, mất luôn nước. Sống vất vả, rồi sinh ra cáu kỉnh, bực bội. Bạn gái thích lấy chồng năng lực hay hem có năng lực?

Không phải đi học ở trường nhiều là có năng lực, vì học nhiều ở trường thì chỉ có kiến thức. Kiến thức chỉ là một phần nhỏ trong năng lực.

Người có năng lực có đặc trưng cá nhân là sạch sẽ, thơm tho, luôn quan sát nên chỗ ăn, chỗ ở, chỗ ngủ, chỗ làm, chỗ chơi của họ rất sạch, rất đẹp. Ai siêng năng mới sạch sẽ thơm tho được.

Lúc nghèo thì họ tự tay làm, lúc giàu thì thuê người làm, nhưng phải có ÓC QUAN SÁT và ÓC TỔ CHỨC mới biết mà sai khiến người khác. Một đám nhân viên ngồi quẹt điện thoại trong giờ làm mà mình chấp nhận được thì muôn đời không bao giờ lên được vị trí quản lý lãnh đạo.

Làm với người có năng lực, rất yên tâm

Họ chỉn chu với các việc đang làm. Khoa học và logic, sạch sẽ và đẹp, thơm ngay chỗ làm của họ. Vào một công ty, nhà máy, nhà hàng, quán cà phê...., cứ tới xem toilet là biết trình độ của người quản lý. Toilet bẩn thỉu, hôi thối, rác không dọn, vòi nước hỏng, bóng điện 3 bóng cháy 2 bóng... thì chớ có làm ăn cùng. Người quản lý ở đó rất ẩu, hoặc rất non, hoặc rất lười, làm với họ sẽ có nhiều sự cố, sẽ rất mệt mỏi.

Tương tự nếu tới nhà hàng quán ăn quán nước khách sạn, mình cứ vô nhà vệ sinh mà xem. Nếu toilet mà bẩn, lộn xộn thì khu nhà bếp của họ cũng chắc chắn như vậy (bếp chế biến họ ít khi cho chúng ta thấy), chúng ta nên bỏ đi, không nên ăn uống ở đó, rất nguy hiểm.

Cũng bán cà phê, nhưng có một hệ thống quán nước mới mở cách đây vài năm, giờ luôn đông nghịt. Kiến trúc đẹp, gọn gàng, sạch sẽ. Nhân viên lúc không có khách là mỗi đứa 1 bao găng tay, cầm cái bình xịt lau các cửa kính, ở ngoài nhìn vào luôn sáng choang. Toilet cũng được nhân viên kiểm tra liên tục, nên lúc nào chỗ nào cũng khô ráo, kể cả cái tay cầm chỗ cửa (không có ướt nhẹp do người ta rửa tay xong mở cửa ra). Dù anh này thiết kế một hệ thống quán y chang vậy trước đây, nhưng khi anh rời đi thì những người còn lại quản lý không được, rồi đóng cửa dần. Lý do ở đây là gì vậy?

Cũng bán điện thoại di động chứ không có gì khác, có 1 hệ thống làm ăn tốt quá tốt. Ai có nhu cầu mua điện thoại cũng đến đó, thay vì 3-4 hệ thống điện máy lớn khác, và hàng ngàn cửa hàng bán điện thoại trên phố lẫn bán online. Từ người giữ xe đến nhân viên mở cửa, thu ngân, tư vấn.... đều đặt tay lên tim khi chào hỏi khách... Họ làm việc bằng cả tâm huyết. Chúng ta vào đó giao dịch sẽ thấy một văn hoá rất tốt được lan toả từ người quản lý. Quản lý tốt, nhân viên sẽ được huấn luyện kỹ càng.

Năng lực quản lý là tố chất mọi doanh nghiệp cần. Mà muốn có năng lực quản lý, thì bắt đầu phải từ năng lực cá nhân.

Lý Quang Diệu nói, đại khái có ý là: Mỗi quốc gia lớn hay nhỏ không phải là lãnh thổ, mà là sở hữu nhiều cá nhân có năng lực, có tư chất, xong đào tạo họ để họ làm quản lý. Ở quy mô doanh nghiệp, chớ dụng người bất tài, đặt sai vị trí, nhất là vị trí quản lý, bởi những người này sẽ làm công ty phá sản hoặc dậm chân tại chỗ, không thể lớn mạnh được.

Theo khoa học về nhân sự, người có năng lực có các đặc điểm sau:

1. Chủ động, sáng tạo. Không chờ người khác bảo làm gì, mà tự tay làm ngay khi có thông tin. Khả năng tự học của họ là vô biên

Đơn giản như học ngoại ngữ. Một người tầm thường sẽ chờ thầy dạy 10 chữ, ngồi học hết 10 chữ đó, nhớ được 5 chữ, 5 chữ quên, phải học lại. Người có năng lực họ học 1 chữ, suy ra 10 chữ, gắn vào các tình huống khác nhau, rất thông minh, linh động.

Họ học gì cũng rất nhanh, vì có khả năng tự học cao. Vô bất cứ ngành nghề gì, khả năng tự học và sáng tạo cũng giúp họ nhanh chóng nắm rõ bản chất của sự việc và làm tốt, luôn có sự thay đổi, khác biệt ngày qua ngày. Người có năng lực hầu như không thể dốt vì khả năng tự học này, dù có thể không có bằng cấp.

2. Mọi thứ ngắn gọn, rõ ràng vì không có thời gian

Người năng lực biết đời người là hữu hạn, nên những gì không liên quan đến việc họ làm, không dính dáng gì đến hiệu quả công việc, họ lập tức bỏ qua.

Họ không lằng nhằng dây dưa vào các sự việc phức tạp, tốn thời gian, nhất là tình cảm. Họ không quá để tâm đến cảm xúc của mình và người khác vì cái đó là nhất thời.

Họ không đọc, nghe, bàn bạc... các thông tin vô bổ (còn thế nào là vô bổ thì tuỳ mức độ đánh giá của mỗi người).

Họ cũng không tập trung phân tích nguyên nhân của cái sai, cái thất bại mà rút bài học rồi nhanh chóng làm lại cái mới.

3. Tư duy tích cực:

Cái này nói dễ, nhưng làm không dễ. Vì con người bản chất là phòng thủ, nên thường nhìn các mặt xấu để đề phòng. Nhưng với người có năng lực, họ xem mọi thứ đều là cơ hội. Họ biến các cơ hội đó làm bàn đạp đi tới thành công.

4. Tư duy lớn, dài hạn. Không nhỏ nhặt, tủn mủn

Cái này cực khó. Ai càng lớn tuổi, càng kiếm được tiền, càng sống gần người làm ăn lớn, trí tuệ lớn, nhân cách lớn, hoặc bản thân họ phải nghĩ thật lớn..., thì mới có được tư duy này. Còn không mãi mãi chỉ quẩn quanh với mấy thứ vụn vặt, nhìn một mà không biết hai, mãi mãi dậm chân tại chỗ.

5. Chấp nhận cô đơn thượng lưu và dám bị ghét

Người có năng lực vì tư duy vượt trội và khác biệt, nên luôn có một tỷ lệ người không ưa. Nhất là người theo tư duy xơ cứng lối mòn đám đông (stereotype), người bảo thủ, người nghĩ nhỏ, người tham sân si, người đố kỵ, người tiêu cực... Nhưng người năng lực không bận tâm những thứ ngoài thân đó, họ vui vẻ chấp nhận sẽ bị ghét. Bởi họ sinh ra trên đời không phải để làm hài lòng đám đông.

(Thao khảo Tony Buổi sáng)

Nguồn:CafeBIZ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năng lực xã hội

    04/12/2018Trần Văn ThọTôi nghiệm thấy rằng tố chất chung nhất của chính trị gia, của quan chức, của nhà kinh doanh Nhật Bản là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và phải là những người có văn hóa, có giáo dưỡng...
  • Thước đo năng lực nhà khoa học

    18/10/2018Nguyễn Văn TuấnViệc đánh giá năng lực của một nhà khoa học là việc hết sức cần thiết trong xây dựng và phát triển khoa học và giáo dục đại học. Nhưng đó là một việc làm khó khăn. Cái khó khăn lớn nhất là do năng lực của một cá nhân lúc nào cũng là một đặc tính đa chiều và có nhiều tiêu chí...
  • Năng lực dự cảm, tiên đoán tương lai từ đâu mà có?

    17/03/2014Nguyễn Tất ThịnhNgười năng lực dự cảm tiên đoán lại nói được về điều chưa xảy ra, thời gian chưa tới của SVHT….nên có thể biết rất rõ về sự việc máy bay mất tích MH 370 mất tích như thế nào, đang ra sao…
  • Bằng cấp và năng lực

    09/11/2009Diệp Văn SơnÐể xem xét việc đòi hỏi công chức lãnh đạo có bằng cấp tiến sĩ có hợp lý hay không, nên tìm hiểu thêm về phương thức quản lý công chức trên thế giới và cũng đang được tiến tới áp dụng ở nước ta. Đó là, hệ thống chức nghiệp và hệ thống theo việc làm hay còn gọi là theo vị trí.
  • Năng lực cạnh tranh quốc gia và tư duy kinh doanh

    23/09/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi muốn chia sẻ với bạn đọc không chỉ là những nhà quản lý, những doanh nhân mà cả những người quan tâm đến các hoạt dộng xã hội. Chúng ta hình dung rõ hơn về một thế giới hội nhập năng động để chính mình đóng góp, hay tạo ra một sản phẩm nào đó tham gia tích cực và cộng hưởng với nó.
  • Năng lực và bằng cấp - Chuyện của ông thợ mộc và thợ cơ khí

    13/09/2009Xuân AnNhân dịp khai giảng năm học mới 2009 - 2010, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã có cuộc trả lời trực tuyến về các vấn đề liên quan đến giáo dục nước ta hiện nay. Một trong những câu nói của ông được báo chí khai thác nhiều: "Năng lực thực sự bước vào đời mới là vốn quý...". Nhân câu nói của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tôi xin đưa ra một số dẫn chứng thực tế mà tôi đã trải qua liên quan đến vấn đề năng lực & bằng cấp ở nước ta.
  • Để năng lực cá nhân được phát huy

    27/06/2007Phạm Đức RụcSự nghiệp lớn của quốc gia dân tộc nhìn tổng thể chính là chiến lược trong tổ chức, xây dựng và thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta trong thế hội nhập toàn cầu vươn lên là một nước mạnh, giàu. Để hoàn thành được sự nghiệp đó phải cần một đội ngũ "biết làm" - là nguồn nhân lực. Con người nằm trong nguồn ấy tài năng đến đâu, đã được phát huy hết năng lực chưa để đóng góp có ích nhất cho quốc gia dân tộc...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Nghề nhân sự: Luôn luôn lắng nghe

    07/07/2005Quản trị nhân sự là một nghệ thuật. Một trong nhĩmg yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ thành công của quản trị nhân sự chính là sự cảm thông. Có lẽ chính vì ý nghĩ đó, ban giảng huấn công ty BCC đã cố ý tạo cho học viên các cơ hội được "sống" trong những tình huống quản trị nhân sự thường xuất hiện trong các công ty, thông qua các trò chơi...
  • Năng lực tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay

    15/02/2003Nguyễn Thanh Huyền, Pháp B – K35F...trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Với sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới.
  • xem toàn bộ