“Đường tình bao nẻo ai đi
Những gì yên ả, những gì chông chênh…”
Gập ghềnh quá thôi, hễ nơi đâu xuất hiện tình yêu, thì chốn ấy có ngay khó khăn, thử thách dành cho một đôi nam nữ. Khúc nhạc du dương còn đang ngân nga trong phút giây rung động, thì đã nghe rền tiếng sấm khiến cho cõi yêu đương bỗng giật mình mà trăn trở miên man…
"/>“Đường tình bao nẻo ai đi
Những gì yên ả, những gì chông chênh…”
Gập ghềnh quá thôi, hễ nơi đâu xuất hiện tình yêu, thì chốn ấy có ngay khó khăn, thử thách dành cho một đôi nam nữ. Khúc nhạc du dương còn đang ngân nga trong phút giây rung động, thì đã nghe rền tiếng sấm khiến cho cõi yêu đương bỗng giật mình mà trăn trở miên man…
"/>

Khấp khểnh đường tình

01:03 CH @ Thứ Năm - 22 Tháng Bảy, 2010
“Đường tình bao nẻo ai đi
Những gì yên ả, những gì chông chênh…” (P.T)

Gập ghềnh quá thôi, hễ nơi đâu xuất hiện tình yêu, thì chốn ấy có ngay khó khăn, thử thách dành cho một đôi nam nữ. Khúc nhạc du dương còn đang ngân nga trong phút giây rung động, thì đã nghe rền tiếng sấm khiến cho cõi yêu đương bỗng giật mình mà trăn trở miên man…

Đến với nhau trong khung cảnh đôi bên (hoặc một bên) cha mẹ không bằng lòng. Đến với nhau khi cả hai người chỉ có hai bàn tay trắng. Tình yêu nảy nở khi còn đang học hành chưa xong, còn phải ăn theo trông cậy vào cha mẹ, người thân. Yêu nhau mà lại cách xa. Chưa kể vừa yêu vừa chủng chẳng âu lo, thấp thỏm, dỗi hờn bởi ghen và những chuyện không đâu cứ rối bời…

Những khó khăn mà người đang yêu gặp phải có hai nguồn phổ biến:

- Khó khăn tự mình gây ra, tạo ra tình huống trắc trở.

- Khó khăn từ bên ngoài xã hội, ảnh sống của gia đình, cha mẹ, người thân, bạn bè… mang tới. Trong đó có cả phong tục, tập quán xa xưa cùng với cách nghĩ, nếp “hiện đại” thời @ (điển hình là yêu thử - sống thử)

Mấy dạng yêu như: Yêu người đã có vợ, có chồng. Có gia đình, con cái rồi mà còn yêu, ngoại tình. Yêu đơn phương… thì những gì gặp phải không là khó khăn thử thách nữa, mà là tai ương, tai vạ, tội lỗi. Riêng yêu đơn phương thì chẳng đi đến đâu, tự mình hành xác mình, không kể là thứ khó khăn.



Khó khăn do ngây thơ, vội vã, chưa từng trải nên nhầm lẫn, thường thấy ở tuổi chớm yêu, lúc còn trẻ. Khó khăn bởi nhược điểm về hình thể (sức khỏe, nhan sắc) tài năng, kiến thức chưa nhiều cùng thói quen, tính nết (còn gọi là cái tật) mà con người ta thì ai ai cũng có, chẳng nhiều thì ít. Đôi khi chỉ là mấy thứ nhỏ vặt vãnh như: Ngáy khi ngủ, hôi nách, hay ăn tỏi, tếu táo, tào lao, luộm thuộm… ngỡ không đáng kể, song lại khiến cho người khác – kể cả người yêu khó chịu tới mức né tránh hoặc phải chịu đựng, không tiện nói ra, cũng là cái cớ đem lại sự lủng củng khi yêu, sống với nhau. Thường thấy và hay có ở nhiều người trong nhiều lúc là sự ngộ nhận. Bản thân nhan sắc, tài ba vào bậc vừa phải thôi, song khi thấy có một vài người khen lấy lòng, xã giao, có phần đưa đẩy nống lên, đã ngỡ mình hơn người lắm mà rồi bị hẫng. Ai kia ân cần lịch sự, cười thân ái với mình đã ngỡ là người ấy thích mình, yêu mình. Các trạng thái tình cảm, suy nghĩ như thế cũng là một loại khó khăn “ngầm” nhiều khi người trong cuộc không biết, chưa kịp nhận thức ra để tự nhìn nhận mình cho rõ ràng. Có thứ khó khăn sinh ra từ mặt tốt, ưu điểm, thành công và thành đạt của mình, như: Yêu và được người đẹp, người chững chạc, tài hoa yêu, thế nào cũng có người ở bên ngoài dèm pha, thậm chí ngáng trở, tranh đoạt. Trước sự thành công và thành đạt của mình, vẫn có người chê bai. Rắn rỏi, thẳng thắn, thành thực, bị chê là cứng ngắc. Hiền lành, lại bảo là hèn, là dại. Nhường nhịn, bị chê là ngu, là nịnh. Nghĩa là: “Cao chê ngẳng, thấp chê lùn. Béo, chê béo chục béo tròn, gầy chê xương sống, xương sườn lòi ra…” … là loại khó khăn vô hình, không tên gọi, không ai muốn nhưng “nó” vẫn cứ chen vào cuộc sống yêu đương, đời sống của con người một cách bất chợt và ngang nhiên, khiến cho ta phải khổ sở, vất vả đối phó, có khi hỏng việc vì lúng túng, mất tỉnh táo vì bị xúc phạm vô cớ, vô lối, ở đâu thời nào cũng có thứ khó khăn vừa kể, ai là “nạn nhân” rất nên bình tĩnh.



Có một dạng khó khăn ít ai không gặp là cảnh sống còn thiếu thốn, còn nghèo, khi bước vào đời cùng lúc với tình yêu – hôn nhân gia đình. Làm sao mà có thể thơ thới, đầy đủ, mãn nguyện khi còn đang dang dở, chưa xong việc học tập mà đã yêu – yêu vượt rào và “sống thử” với nhau? Cho dù sống thật, yêu chính đáng khi chưa có việc làm, chưa có đủ điều kiện sống để sống tự lập – tự thân? Loại khó khăn này, là một trong mấy quả núi cao ngất trong câu: “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo…”. Chưa kể: Muốn trèo núi, cũng phải biết cách trèo mới vượt qua suối sâu, đèo cao được. Đúng là trên đời này không gì, không đâu phải hứng chịu nhiều thử thách, khó khăn như tình yêu – hạnh phúc gia đình. Có vượt qua được mọi khó khăn, thử thách, tình yêu mới cho ta sức mạnh và trí tuệ để yêu và để sống giữa cuộc sống muôn màu muôn vẻ, giữa muôn người.

Với tình yêu, cuộc tình nào cũng có từ hai người trở lên. Một người, chỉ có là đơn phương. Hai người là vừa đủ, vừa đẹp. Ba người trở lên thì loạn tình yêu. Do vậy, khi muốn vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không thể chỉ một người, nhất thiết phải là cả hai người. Như con chim, không thể bay lên bằng một cánh. Nói: Tuy hai mà một là thế. Để vượt qua thử thách, khó khăn. Rất cần phải nhận mặt, nhìn cho rõ chân dung các loại, các thứ khó khăn. Có thể mới tìm ra cách vượt, hóa giải mọi thử thách khó khăn. Không sợ khó, không ngại khổ, có vấp ngã thì dũng cảm đứng lên đi tiếp.

Cuộc hành trình đến với tình yêu của mỗi người, ai khi xuất phát cũng có nẻo đường, lối đi riêng. Nhưng khi đã gặp nhau, gặp tình yêu rồi, thì lập tức cả hai cùng hòa vào nhau, gchung sức, góp trí tuệ cùng mở, cùng bước trên một con đường – con đường duy nhất của hai người: Có anh và có em. Bên em là anh. Quả ngọt hay trái đắng hái được trên đường đời ấy, cả hai cùng nhấm nháp, cùng gối đất nằm sương. Khi vun đắp cho mộng mơ tình yêu cần nhớ: Không có con đường nào phẳng phiu, êm ả, rắc hoa hồng và trải thảm rực rỡ cho bất cứ một đôi bạn đời, một cuộc tình nào. Có vui, có buồn tới trạng thái “yêu lắm, cắn đau” vẫn cứ có. Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du có viết:

“Vó câu khấp khểnh, đường đi gập ghềnh… ”

Nay, đời sau của cụ - đời chúng ta có thể ngâm nga xem con đường ấy là hình ảnh rất đúng của con đường tình lắm khó khăn và thử thách. Và từng đôi dũng cảm vượt qua để tới bến bờ tình yêu – hạnh phúc.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Siêu hình tình yêu

    10/11/2016Arthur SchopenhauerNgười ta có thói coi các nhà thơ nhất thiết chỉ lo mô tả ái tình. Ái tình thường là đề tài chính của mọi vở kịch, cổ điển cũng như lãng mạn, Ấn như Âu; đồng thời nó cũng vẫn là chất liệu của phần lớn thi ca trữ tình và hùng tráng; chưa hết, ngoài thi ca còn hàng đống tiểu thuyết mà tại mọi xứ văn minh ở Âu, và từ bao thế kỉ nay, mỗi năm sản xuất đều đều cũng như hoa quả của trái đất. Tất cả các tác phẩm ấy xét cho cùng đều chẳng qua chỉ là những sự diễn tả, hoặc sơ sài, hoặc tỉ mỉ, về cái đam mê mà chúng ta đề cập đến đây.
  • 7 thói quen để có một gia đình hạnh phúc

    01/11/2012Bùi Quang MinhCovey là một nhà triết gia hiện đại đại tài. Cất giọng lên và những giai thoại về vợ và những đứa con của ông ấy với sự truyền cảm và những câu chuyện có thật, những bài học, và những chuyện ngụ ngôn của chính ông ấy, ông đã viết nên một quyển sách với những điều dành cho tất cả các bậc phụ huynh mà thực sự muốn nâng cao sức mạnh và cái đẹp của chính gia đình họ...
  • "Đời sống tình yêu"

    12/01/2010Vũ Quỳnh Hương"Người xưa từng nói, tình yêu là tự do, trong đời tôi chưa từng nghe điều gì ngớ ngẩn hơn thế. Tình yêu không mất tiền ư? Tình yêu đòi một cái giá cao nhất". Đó là những lời của nhân vật trong một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của nhà văn người Israel, Zeruya Shalev - "Đời sống tình yêu" - vừa được ra mắt độc giả VN.
  • Tình dục không còn là chuyện riêng của mỗi nhà

    09/10/2009Kim Anh thực hiệnTôi nghiên cứu về tình dục vì tình dục là một trong những hoạt động sống quan trọng nhất của con người nhưng lại rất ít được nghiên cứu từ góc độ xã hội. Lý do nó ít được nghiên cứu liên quan đến quan niệm của chúng ta về tình dục. Hiện nay có hai quan niệm phổ biến về việc nghiên cứu tình dục mà tôi đều không đồng ý...
  • Đừng lảng tránh khi nói về… “chuyện ấy”

    01/08/2009Khánh PhươngVấn đề tình dục từ lâu vẫn bị coi là “việc nội bộ” và được thay thế bằng từ rất ý tứ - “chuyện ấy”. Nhưng, ngay cả những vấn đề về “chuyện ấy” cũng thường bị lảng tránh hoặc không nói tới là cơ hội để bi kịch gia đình phát sinh. Muôn vàn những vấn đề lại xuất phát từ những sinh hoạt tưởng như rất nhỏ- chuyện ấy. Đã đến lúc, chúng ta cần thay đổi…
  • Tản mạn về văn hóa tình dục

    04/03/2009Thúy ÁiKhi con người ngày càng văn minh, cuộc sống được nâng cao về mọi phương diện thì mọi sinh hoạt của chúng ta cũng được nâng cao lên tầm văn hóa... Ngày nay, người ta nhắc nhiều đến văn hóa ứng xử, văn hóa nơi công cộng, văn hóa từ chức và cả văn hóa tình dục, một sinh hoạt quan trọng của con người...
  • Khát vọng Tình yêu & Hạnh phúc

    17/12/2008Nguyễn Khắc NhoTrong cuộc sống hàng ngày, ai mà chả mong mình được sống trong tình yêu và hạnh phúc. Lời chúc muôn thuở của con người mãi mãi vẫn là chúc nhau mạnh khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Thế nhưng thử hỏi tình yêu là gì, hạnh phúc là gì, vì sao con người lại chúc nhau và mong mỏi thiết tha đến thế?
  • Tình yêu thời @

    28/05/2008Trịnh Trung HòaThời @ người ta liên hệ với nhau bằng internet và điện thoại di động vừa nhanh chóng vừa đơn giản hơn ngày trước các cụ gửi thư nhiều. Đã mất công soạn một tin nhắn mùi mẫn, tội gì không gửi đi hai, ba nơi. Thời nay, tìm được chàng trai, cô gái chỉ yêu duy nhất có một người và khước từ các tình yêu khác có lẽ hơi bị hiếm.
  • Tâm linh và mỹ học – nền tảng của văn hóa gia đình

    01/03/2007TS. Nguyễn Đình Đặng Lục – Vụ trưởng Vụ Pháp luật Ban Nội chính TWGia đình đã tạo nên xã hội, mối quan hệ tương tác đó đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất của xã hội loài người. Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh nhân loại không phải tự có mà nó được bắt đầu từ chính cuộc sống gia đình. Gia đình truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì trên nền tảng của văn hóa gia đình được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố: tâm linh và mỹ học...
  • Công việc và tình yêu

    15/10/2005Ngọc LanLàm thế nào để chú chuột tham lam mang tên công việc không thể ngang nhiên gặm nhấm nham nhở chiếc bánh kém Tình yêu, bằng hàm răng nhọn hoắt và bộ móng vuốt sắc nhọn mà người ta quen gọi bằng những cái tên như họp hành, đi công tác xa, làm thêm giờ…
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ