Kế sách cứu nước – xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI

11:30 SA @ Thứ Tư - 23 Tháng Giêng, 2013
TS Nguyễn Nhã gửi đến BVN lá thư ngỏ văn xuôi dưới đây cùng với một bài hát nói và 408 câu thơ lục bát được ông chia thành 12 phần, ông gọi là 12 “hiền kinh quốc đạo”, hy vọng được sử dụng trong ngày giỗ vua Hùng hàng năm. Do khuôn khổ và tính chất của một trang mạng không chuyên văn thơ, chúng tôi xin trân trọng đăng lá thư và bài hát nói của ông, còn 12 “hiền kinh quốc đạo” thì đề nghị ông chuyển thẳng đến Ban tổ chức ngày giỗ vua Hùng để họ nghiên cứu sử dụng.
(Bauxite Việt Nam)

Tôi vốn là nhà sử học nghiên cứu lịch sử Việt Nam với cách nhìn ngàn năm trước hướng về ngàn năm sau, nhận thấy rằng hiện nay không còn là nguy cơ xâm lược mà thật sự đã xảy ra xâm lược lãnh thổ ở Biển Đông và xâm lược phá nát kinh tế văn hóa xã hội Việt một cách thâm sâu chưa từng có.

Song đây lại là thời cơ có một không hai của người Việt chúng ta, xin soạn thảo kế sách cứu nước và xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI, gửi tới quý lãnh đạo nhà nước, quý lãnh đạo chính trị, các doanh nhân cũng như toàn dân. Tôi ước mong tất cả người Việt chúng ta trong và ngoài nước phải bừng tỉnh, cần có tâm và có tầm, nhất là các bạn thanh niên hãy cương quyết xóa đi những gì xấu xí của người Việt, quyết bỏ qua một bên và hàn gắn những đau thương của thế kỷ XX với “một triệu người vui và một triệu người buồn”. Chúng ta vượt lên chính mình, nỗ lực không ngừng nghỉ xây dựng một nước Việt Nam hùng cường của thế kỷ XXI, sánh vai với các cường quốc năm châu bốn biển, quyết không còn là quốc gia bị lệ thuộc, nạn nhân của thời cuộc quốc tế, bị xử ép làm nhục và bị tụt hậu nữa!

Kế sách này phải là kế sách của toàn dân trước hết là của thanh niên đi tiên phong trong quá trình đại hòa dân tộc, mỗi người một kế hoạch nhỏ đầy sáng tạo xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Nhà nước là yếu tố quan trọng song nhất định từ bỏ mọi bao cấp kể cả bao cấp yêu nước.

Kế sách cứu nước này phải kế thừa sự khôn ngoan của cha ông hàng ngàn năm nay từ tuyên ngôn độc lập “Nam quốc sơn hà Nam đế cư / Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” của Lý Thường Kiệt, “Văn hiến Bắc Nam mỗi nước mỗi khác” của Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, lòng nhân ái của Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông…

Kế sách cứu nước này phải là kế sách đấu tranh ngoại giao hòa bình đa phương hóa, đa dạng hóa, sử dụng sức mạnh tổng hợp thời đại toàn cầu.

Kế sách cứu nước này phải là chiến lược chứ không phải chỉ là sách lược giai đoạn, đoàn kết dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, huy động lòng yêu nước toàn dân trong xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Các công ty đều lấy mục tiêu góp phần phát triển đất nước, những gì hại cho quyền lợi đất nước quyết không làm…

Kế sách cứu nước này phải là kế sách trở về nguồn, giữ gìn bản sắc Việt, tạo lòng tự hào dân tộc, tự lập tự cường trong lịch sử đấu tranh cũng như trong xây dựng – xây dựng quốc đạo nhân chủ, thờ Quốc tổ, thờ anh hùng dân tộc. Những triết lý sống Việt là mẫu số chung của tất cả người ViệtNamkhông phân biệt chính kiến tôn giáo, địa phương, tạo động lực yêu nước chân chính phát triển đất nước hùng cường. Như người Nhật đã lấy ngày 31 tháng 12 hàng năm tất cả già trẻ lớn bé đến đền thờ Thần đạo thì người Việt chúng ta cũng lấy ngày 10 tháng Ba âm lịch tất cả đều đến đền thờ Quốc tổ, các đình, đền, miếu có biểu tượng Quốc tổ và anh hùng dân tộc để chiêm bái tỏ lòng đoàn kết dân tộc, quyết tâm trở về cội nguồn xây dựng đất nước hùng cường.

Kế sách cứu nước này phải là kế hoạch tạo niềm tin, cách mạng văn hóa xã hội, không được dối trá, nói dối, cùng xây dựng xã hội lành mạnh tử tế, pháp trị.

Kế sách cứu nước phải thật sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh phong trào thế giới du với hàng trăm ngàn, hàng triệu du học sinh, kể cả các thầy giáo đi học hỏi thu tóm những tinh hoa hiện đại của thế giới về xây dựng đất nước hùng cường, phải làm cuộc cách mạng văn hóa giáo dục xây dựng đất nước hiện đại hùng cường. Phải tạo động lực yêu nước trong đấu tranh và xây dựng, lấy mối nhục tụt hậu và bị cường quốc láng giềng xử ép, làm nhục làm động cơ hành động xây dựng đất nước.

Kế sách cứu nước này phải là chiến lược phát triển kinh tế biển, tạo cú hích cất cánh kinh tế Việt Nam như xây dựng cảng sâu nhất thế giới như cảng Vân Phong với đường cao tốc xuyên quốc gia không qua đèo nào, đoàn kết với các nước ASEAN để các nước ASEAN như Lào, Miến Điện, Campuchia, Thái Lan sử dụng.

Kế sách cứu nước ngoài chiến lược lâu dài trên, phải ưu tiên trước tiên tập trung chiến lược đối phó xâm lược ở Biển Đông với ngoại giao khôn ngoan hòa bình đa phương, đa dạng, tích cực phòng vệ vững chắc các hải đảo, quốc phòng toàn dân, mỗi ngư dân là một dân binh.

Phải như Trung Quốc từ trung ương có hẳn một viện nghiên cứu rất lớn về Biển Đông và nhiều cơ quan trực thuộc trung ương khác từ Viện Khoa học đến Bộ Tư lệnh Hải quân, cơ quan tình báo, tất cả thường xuyên tiến hành nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức hội thảo… về chủ quyền biển đảo. Rồi đến các địa phương cấp tỉnh, mỗi tỉnh ven biển đều có nhiều cơ quan nghiên cứu về biển đảo cũng như đến các trường đại học, đều tham gia nghiên cứu, quảng bá chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông.

Với xâm lăng kinh tế, văn hóa xã hội thì quyết bảo vệ bản sắc Việt, xã hội lành mạnh, chống văn hóa, giáo dục nô dịch ngoại lai, xây dựng nền kinh tế tự lập tự cường, không lệ thuộc, đặc biệt cấp tốc bài trừ các hàng Trung Quốc và cách nuôi trồng Trung Quốc độc hại như rau củ quả, thực phẩm, các gia vị, phẩm màu, các đồ chơi cùng nhiều hàng hóa khác rất độc hại đang đe dọa đến sự sống còn của mỗi người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam!

Hát nói Chúc mừng năm mới 2013

(Hãn Nguyên Nguyễn Nhã)

Mừng chúc hai ngàn mười ba năm mới
Thế gian này tiến tới bình an
Chẳng còn xử ép nước Nam
Chẳng còn chịu nhục chẳng còn chịu thiệt

Tham lam quá mưu gian chiếm biển
Hung dữ ôi ý định bá quyền!
Việt Nam ơi ta quyết tiến lên
Giữ bản sắc giữ hồn thiêng Đất Việt

Giáo dục quốc sách hàng đầu đào tạo nhiều tuấn kiệt
Đưa Việt Nam thành cường quốc biển tương lai
Thanh niên rường cột ngày mai

(1/1/2013)
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam

    09/06/2014Vũ Hồng LâmTài nguyên địa chính trị là một khái niệm ít được dùng nhưng bản thân tài nguyên địa chính trị lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này...
  • Một cái nhìn 'trần trụi' về quan hệ Việt – Trung

    27/07/2011Bá Mạnh thực hiệnTình hình “biển Đông dậy sóng” thời gian qua không nằm ngoài bối cảnh tham vọng lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc cũng như mối quan hệ lịch sử phức tạp giữa hai nước Việt - Trung. Phóng viên Đất Việt online đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Trần Ngọc Vương, ĐH Quốc gia Hà Nội, người đã nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc, về điều này...
  • "Điều khiến Trung Quốc sợ và không ngờ tới"

    14/07/2011Chuyên gia 10 năm ở Bắc Kinh Dương Danh Dy“Sức mạnh của dân tộc và thời đại, cộng thêm sự khôn khéo, biết điều, sáng tạo, dám có đột phá trong đường lối chính sách đối ngoại chính là sự bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền biển đảo của nước ta lúc này”, đó là lời chia sẻ của ông Dương Danh Dy - người từng có 10 năm làm công tác ngoại giao tại Trung Quốc với báo Giáo dục Việt Nam...
  • “Trung Quốc sẽ nhận một bài học xác đáng”

    14/07/2011Huyền AnhĐó là nhận định của Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..." khi trao đổi với Báo GDVN về vấn đề biển đảo của dân tộc...
  • Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (04/07/2011)

    10/07/2011Nhóm PV Biển ĐôngSau khi quân Pháp rút khỏi Đông Dương, theo Hiệp định Genève 1954, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực ngày 19-1-1974. Trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 của Hải quân VNCH là một bằng chứng lịch sử rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH...
  • Việt Nam cần nhanh chóng thoát ra khỏi Trung Quốc

    09/07/2011Bùi Công TựTrong bài viết này, tôi muốn cùng bạn đọc tìm hiểu xem Việt Nam đã và đang bị Trung Quốc đe dọa ra sao, ở mức độ nào và có cần thoát ra không?
  • Biển Đông: Mặt Trận không tiếng súng

    09/07/2011Lê Hồng NhậtTrong chuỗi các tranh chấp về chủ quyền gần đây giữa Trung quốc với Việt Nam và Philippins ngay tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước này, khiến cho dư luận lo ngại nguy cơ chạy đua vũ trang, gây mất ổn định khu vực, và nêu ra sự cần thiết có cơ chế an ninh khu vực đủ hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ này. Người viết bài này cho rằng, nguy cơ chạy đua vũ trang của các nước nhỏ trong vùng quanh Biển Đông sẽ không phải là xu thế chủ đạo...
  • Biển Đông và hải đảo Việt Nam

    06/08/2010Biển Đông là biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế giới với diện tích khoảng 3.447.000 km2. Trong Biển Đông bao la đó, lãnh hải của Việt Nam chiếm khoảng trên 1.000.000 km2. Trước khi bị một số nước xâm chiếm, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay từ thế kỷ XVIII nước ta đã thiết lập đội Hoàng Sa để khai thác hải sản và bảo vệ chủ quyền của mình.
  • Những nút thắt trong nghiên cứu biển đảo

    22/05/2010Đoan TrangNgày 23-3 vừa qua, Thủ tướng đã ký Quyết định 373 phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển biển đảo. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu “huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội tham gia vào công tác tuyên truyền”. Kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 175 tỉ đồng.
  • xem toàn bộ