Giới học giả Trung Quốc lo Trump xóa trật tự thế giới để sắp xếp lại
Trật tự thế giới hiện nay khiến vai trò lãnh đạo của Mỹ giảm sút nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng. Song với những động thái gây hấn thương mại với Trung Quốc và các đồng minh, đe dọa rút khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xé bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran,... Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến giới học giả Trung Quốc lo lắng vì họ cho rằng ông có thế muốn xóa bàn cờ thế sự hiện nay để sắp xếp lại theo hướng củng cố vai trò số một của Mỹ.
Đó là nhận định của Mark Leonard, Giám đốc Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) ở London trong một bài viết đăng trên tờ Financial Times hôm 24-7.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hồi tháng 11 năm ngoái. Ảnh: Reuters
Kinh ngạc trước năng lực của Trump
Ông Mark Leonard cho rằng Trump đang được thế giới nhìn nhận theo hai thái cực khác nhau. Tại phương Tây, hầu hết các chuyên gia ngoại giao xem ông như là một nhà lãnh đạo khó lường, khinh suất và thất sách song nhiều chuyên gia ở châu Á, dù ghét ông chẳng kém gì các đồng nghiệp châu Âu, vẫn xem ông như là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ.
Mark Leonard cho biết ông vừa đến Bắc Kinh trong một tuần để trao đổi với các quan chức và các học giả Trung Quốc về những động thái của Trump trong thời gian gần đây. Nhiều người trong số đó nói với ông rằng họ kinh ngạc trước năng lực của Trump trên phương diện một nhà chiến lược lẫn một nhà chiến thuật.
Điều tệ hại hơn là Mỹ đang cung cấp hàng tỉ đô la và nguồn lực quan trọng để hỗ trợ hoạt động của các định chế quốc tế đang kìm hãm Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. |
Một trong những người mà Leonard gặp ở Bắc Kinh là cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hà Á Phi, hiện nay đang là đồng chủ tịch ủy ban tư vấn chiến lược của Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa (CCG) ở Bắc Kinh.
Trong cuộc trao đổi với Leonard, ông Hà Á Phi lo ngại sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ đã trở thành “một điều bình thường mới” và nói rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ chỉ là một phần nổi của tảng băng của cuộc cạnh tranh này.
Ít chuyên gia Trung Quốc cho rằng mối quan tâm chính của Trump trong cuộc gây hấn thương mại với Trung Quốc là nhằm tái cân bằng mức thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc. Họ lý giải nếu đó là mục tiêu của Trump, ông ta chắc chắn sẽ phải liên kết với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Canada để chống lại Trung Quốc, chứ không gom các đồng minh này vào các gói áp thuế của Mỹ.
Họ nhận định Trump đang cảm thấy ông đang lãnh đạo một nước Mỹ vĩ đại đang có dấu hiệu “suy giảm tương đối” về sức mạnh. Họ nói Trump thấy rằng trật tự thế giới hiện nay không có lợi cho Mỹ nhưng lại có lợi cho nhiều nước khác bao gồm Trung Quốc ở một số phương diện.
Điều tệ hại hơn là Mỹ đang cung cấp hàng tỉ đô la và nguồn lực quan trọng để hỗ trợ hoạt động của các định chế quốc tế đang kìm hãm Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trump muốn sắp xếp lại trật tự thế giới
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hà Á Phi cho rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ chỉ là một phần nổi tảng băng của cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai nước. Ảnh: Newsx.tv
Trong mắt của các học giả Trung Quốc, các phản ứng của Trump hiện nay là một dạng của “sự hủy diệt mang tính sáng tạo” (creative destruction), một thuật ngữ được nhà kinh tế người Mỹ gốc Áo Joseph Schumpeter đưa ra vào thập niên 1950 để mô tả một sự biến đổi không ngừng để đổi mới cấu trúc kinh tế từ bên trong, không ngừng hủy diệt cấu trúc cũ để tạo ra một cấu trúc mới.
Các học giả Trung Quốc cho rằng Trump đang hủy diệt các định chế hiện hành một cách có hệ thống, từ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) cho đến Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thỏa thuận hạt nhân Iran và xem đây như là một bước đầu tiên để hướng đến đàm phán sắp xếp lại trật tự thế giới với các điều khoản có lợi hơn cho Washington.
Một khi trật tự thế giới hiện nay bị phá bỏ, giới học giả Trung Quốc tin Trump sẽ bắt tay thực hiện giai đoạn hai: tái đàm phán mối quan hệ giữa Washington với các cường quốc khác. Vì Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới nên nước này sẽ ở thế mạnh nếu đàm phán với từng nước riêng lẻ thay vì đàm phán thông qua các định chế đa phương cung cấp sức mạnh cho nước yếu, kìm hãm sức mạnh của Mỹ.
Leonard cho biết các học giả Trung Quốc nói Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên trong hơn 40 năm tấn công Trung Quốc trên ba mặt trận cùng một lúc: thương mại, quân sự và lý tưởng. Họ mô tả ông như là một nhà chiến thuật bậc thầy, có khả năng tập trung vào từng vấn đề riêng biệt và khai thác càng nhiều nhượng bộ càng tốt.
Song các học giả Trung Quốc cũng xem Trump như là một nhà chiến lược, sẵn sàng tuyên bố “đình chiến” trong mỗi lĩnh vực khi thấy rằng không thể tìm kiếm thêm nhượng bộ từ đối phương và rồi sau đó mở một mặt trận tấn công mới.
Đối với các học giả Trung Quốc, thái độ nhún nhường của Trump cũng như những lời lẽ ấm áp mà ông dành cho Putin tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ ở Helsinki của Phần Lan hôm 12-7 là có mục đích chiến lược. Trước các phóng viên, Trump nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Trump là “đối thủ cạnh tranh”, chứ không phải kẻ thù của ông.
Các học giả Trung Quốc nhìn thấy một phiên bản ngược của chiến lược “ngoại giao tam giác” mà cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger áp dụng cách đây hơn 40 năm bằng cách sắp xếp chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Richard Nixon đến Bắc Kinh vào năm 1972, qua đó, giúp nối lại mối quan hệ Mỹ-Trung để cô lập Moscow. Lần này, họ tin rằng Trump muốn thiết lập mối quan hệ gần gũi với Moscow để cô lập Bắc Kinh.
Kêu gọi đánh giá lại chiến lược dài hạn
Trước mắt, Trung Quốc đang tuyên bố đáp trả cứng rắn trước các đòn áp thuế của Trump đồng thời nước này cũng tìm cách xây dựng một mặt trận liên kết để chống lại Trump bằng cách tiếp cận gần gũi hơn với EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Song nhiều chuyên gia Trung Quốc đang âm thầm kêu gọi các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đánh giá lại về chiến lược dài hạn. Họ muốn Bắc Kinh xây dựng một cuộc mặc cả mới Mỹ dựa trên sức mạnh của Trung Quốc.
Leonard cho biết nhiều chuyên gia Trung Quốc cảm thấy rằng ông Tập đã đi quá xa và lo ngại Trung Quốc đang sai lầm khi đồng thời kích động Mỹ về quân sự (ở Biển Đông) lẫn kinh tế. Họ ủng hộ Bắc Kinh đưa ra các nhượng bộ kinh tế và thoái lui khỏi các chiến thuật gây hấn vốn trong chính sách ngoại giao gần đây của Trung Quốc.
Họ kêu gọi phát triển một phiên bản của “chủ nghĩa biệt lâp huy hoàng” (splendid isolationism) mang màu sắc Trung Quốc, dựa vào sức mạnh của thị trường trong nước, thay vì gây rối loạn nền kinh tế các nước khác bằng cách thúc đẩy thặng dư thương mại qua xuất khẩu. “Chủ nghĩa biệt lâp huy hoàng” là một thuật ngữ mà các nhà sử học trên thế giới sử dụng để mô tả chính sách ngoại giao của Anh vào cuối thế kỷ 19, đó là: không tham gia vào liên minh nào, không can dự vào các vấn đề của châu Âu và các vấn đề quốc tế lớn khác để yên ổn phát triển và cũng không sợ ai gây hấn nhờ có sức mạnh kinh tế và quân sự.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015