10 "thói hư tật xấu" của người Trung Quốc dưới mắt phương Tây

10:15 SA @ Thứ Sáu - 17 Tháng Mười, 2014

Có những điều mà mọi người ở Trung Quốc cảm thấy bình thường, nhưng về mặt xã hội lại không được chấp nhận ở phương Tây.

Đây không phải là những lời chỉ trích, mà là các khác biệt về văn hóa.

Tờ Business Insider đã đưa vấn đề này ra và được Andy Warwick – một người sống ở Thượng Hải từ năm 2007 – trả lời.

Tất nhiên, trong số người Trung Quốc thì cũng có nhiều người coi các điều dưới đây là không nên, nhưng vẫn chịu được.

1. Tôi không hút thuốc, nhưng nếu có thì tôi sẽ hút trong nhà, thậm chí là trong thang máy.

2. Tôi có thể gọi người phục vụ bàn bằng cách hét thật to trong nhà hàng. Trong các nhà hàng Trung Quốc hầu như không có lề thói quá cầu kỳ.

3. Tôi có thể chen lấn khi tìm taxi mà không cảm thấy điều này có gì xấu cả. Chỉ có một vài dãy taxi và không ai khiến bạn phải xếp hàng, cũng như khi lên xe buýt và tàu điện.

4. Tôi có thể bê xách đồ của mình và xô đẩy người khác trên tàu điện mà không cần phải xin lỗi. Không gian cho cá nhân không quá quan trọng.

5. Không ai để tâm nhiều tới việc đái bậy.

6. Tôi có thể gây ồn ào trong khu vực tôi sinh sống, chẳng hạn như nói chuyện ở trước cửa nhà khác vào bất cứ giờ nào vì hàng xóm của tôi cũng làm vậy. Người Trung Quốc dường như ‘miễn nhiễm’ với tiếng ồn. Có lẽ là vì ngay từ khi sinh ra họ đã chịu được tiếng ồn.

7. Tôi có thể sở hữu một chú chó mà không cần phải huấn luyện nó đừng sủa 20 giờ trong ngày. Lý do: xem lại điều số 6.

8. Tôi có thể vỗ lên đầu đứa trẻ và nói với bố mẹ nó rằng nó thật là kháu mà không hề bị báo cảnh sát vì có hành động ‘ấu dâm’.

9. Tôi có thể sang đường bất cứ cứ khi nào tôi muốn, bởi vì ở chỗ nào thì nó cũng nguy hiểm tương đương như khi đèn xanh tại phần đường cho người đi bộ.

10. Tôi có thể đi xe đạp khắp phố mà không cần tuân thủ bất kỳ luật giao thông nào. Tuy có khó chịu cho người đi bộ nhưng lại thoải mái cho người lái xe.

Nguồn:Vietnamnet
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vương Trí Nhàn - Cần một thứ sử học khác

    23/11/2015Vương Trí NhànỞ những trang sử ta viết cho ta, trên cái nền là một ít sự kiện nghèo nàn, không có những con người mà chỉ có những hình nhân với một vài lời lẽ, hành động đôi khi cũng ấn tượng, nhưng quá nghèo nàn, đơn sơ. Đọc những trang viết khô khan cằn cỗi đó, thật không hình dung ra trong hàng chục thế kỷ qua, cộng đồng chúng ta đã ăn ở, sinh hoạt ra sao, quan hệ với nhau thế nào. Lại càng không thể từ đó rút ra những gợi ý về kiếp làm người của mình hôm nay....
  • Cái khó là sự bình thản, bình tĩnh, sự thận trọng chứ không phải là sự to mồm

    10/09/2014Nguyễn Trần BạtNhững cuộc thảo luận ấy đem lại cho tôi rất nhiều điều thú vị, giúp tôi đến rất gần những vấn đề có tính chất chiến lược trên thế giới, giúp tôi mở mang kiến thức và hiểu biết...
  • Đông và Tây- khác biệt về văn hóa và tư duy

    01/08/2014Nguyễn HòaSau hàng nghìn năm lịch sử, bằng bàn tay và khối óc, con người đã xây dựng nên điều hôm nay chúng ta vẫn gọi là văn hóa. Và văn hóa đã trở thành bệ đỡ, là bệ phóng đưa con người đi từ dã man tới văn minh...
  • Về một thái độ vị chủng văn hóa

    29/07/2014Đỗ Minh TuấnCông trình là những đóng góp đáng trân trọng ghi nhận như là một trong những viên gạch đầu tiên lát trên con đường xây dựng một khoa học về văn hoá. Nhưng chính trong những mặt mạnh này công trình Tìm về bản sắc văn hoá dân tộc của Trần Ngọc Thêm cũng bộc lộ những hạn chế mà chúng tôi xin phân tích cụ thể dưới đây để mong rút kinh nghiệm cho những công trình tương tự...
  • Chiêu hồn Khổng Tử!

    24/06/2014Huỳnh HoaVới hy vọng “văn hóa cổ truyền” sẽ giúp con người hướng tới những giá trị cao đẹp hơn, nhân bản hơn thay vì chỉ cắm cúi kiếm tiền và tìm mọi cơ hội để tham nhũng. Và để làm gương, ông Tập đã đi về quê hương Khổng Tử, tại đó ông đã triệu tập các học giả bàn cách nghiên cứu và vận dụng lời truyền dạy của Khổng Tử về luân lý đạo đức, điều hành xã hội và xây dựng cuộc sống đoan chính...
  • "Tại sao các quốc gia thất bại" dưới đánh giá của Bill Gates

    04/08/2013Theo Bill Gates, khi viết bài phê bình về cuốn sách nào đó, ông thường khen hơn là chê. Riêng với "Tại sao các quốc giá thất bại" lại là trường hợp ngoại lệ. Dưới đây là bài viết của Bill Gates về cuốn sách này...
  • Tôi “sợ” Trung quốc

    07/07/2011Nhà văn Thùy LinhChưa bao giờ đất nước này tạo cho tôi một cảm hứng, xúc động hay gì gì đó lay động tâm hồn, tình cảm của tôi? Không phải đến lúc này khi họ giở trò tiểu nhân trên biển Đông. Tôi cũng đã đến Trung quốc 3 lần trước đây, nhưng chả lần nào đi về mà thấy lưu luyến, kể cả chuyến hành hương viếng thăm mấy ngôi chùa cổ? Sao vậy nhỉ?
  • xem toàn bộ