Thị trường chứng khoán đổ sập sẽ cuốn kinh tế Trung Quốc xuống bùn
Những ngày qua, tin tức liên tục về sức khỏe suy yếu trầm trọng của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã khiến cho giới đầu tư cả thế giới hoang mang. Điều quan trọng nhất, nếu thị trường chứng khoán đổ sập sẽ cuốn kinh tế Trung Quốc xuống bùn thì khi đó một cuộc khủng hoảng kinh tế mới lại bắt đầu...
Sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc ngày nay rất quan trọng với thế giới, đặc biệt là khi nước này đã là nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu và thế giới chỉ mới phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính vào 7 năm trước nên việc thị trường chứng khoán đổ sập sẽ cuốn kinh tế Trung Quốc xuống bùn có thể làm cho kinh tế toàn cầu suy thoái một lần nữa.
Thật khó có thể tin, chỉ một năm trước bỗng nhiên thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng một cách kinh khủng khi mà chỉ trong vòng 7 tháng vốn hóa toàn thị trường tăng gấp đôi, số công ty niêm yết lên sàn cũng tăng chóng mặt, thế rồi chỉ trong vài tuần qua từ đầu tháng 6 đến nay, thị trường này đã bốc hơi hơn 30% khiến chính phủ Trung Quốc phải ra tay bảo vệ thị trường.
Bảo vệ bằng mọi giá
Trung Quốc đã làm mọi cách để bảo vệ thị trường chứng khoán của mình, dù đa phần phương thức của họ chỉ có lợi trong tính ngắn hạn.Theo chỉ đạo của cơ quan chức năng, các vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) bị hoãn lại, các quy định về cho vay ký quỹ chứng khoán được nới lỏng, thậm chí các nhà đầu tư được phép dùng căn nhà của họ để cầm cố vay tiền mua cổ phiếu.
Chính sách trên không ăn thua, thế là ngày 27.6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cắt giảm lãi suất cơ bản và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại một số ngân hàng thương mại.
Vài ngày sau, PBoC "tung tiền" ra cung cấp hỗ trợ tài chính cho một nhóm gồm 21 công ty môi giới chứng khoán cam kết mua 120 tỉ nhân dân tệ (tương đương 19,3 tỉ USD) cổ phiếu và nắm giữ lượng cổ phiếu này trong 1 năm để kìm đà giảm giá.
Tiếp đó, ngày 8.7, Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc ban lệnh cấm cổ đông với cổ phần trên 5% tại các công ty niêm yết, các nhà điều hành doanh nghiệp và thành viên hội đồng quản trị bán ra cổ phiếu trong vòng 6 tháng.
Giá vẫn giảm kịch sàn
Nhưng cho đến nay, các động thái trên của Bắc Kinh hầu như không phát huy được tác dụng cứu thị trường nếu không muốn nói là chúng còn làm khủng hoảng lòng tin của các nhà đầu tư hơn trước.
Kể từ mức đỉnh thiết lập hôm 12.6, chỉ số Shanghai Composite Index đến nay đã sụt khoảng 32%, trong đó có những phiên chỉ số này sụt trên 5%.
Áp lực bán ra trên thị trường chứng khoán Trung Quốc căng thẳng đến nỗi vào ngày 8.7, khoảng 1.300 công ty niêm yết đã dừng giao dịch cổ phiếu trên các sàn chứng khoán ở Trung Quốc, khiến lượng cổ phiếu trị giá 2,6 nghìn tỉ USD bị đóng băng, tương đương 40% tổng mức vốn hóa của thị trường.
Ngày 7.7, đến lượt thị trường chứng khoán Hồng Kông theo chân thị trường đại lục rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market), hôm 8.7 tới lượt thị trường chứng khoán Mỹ cũng bị lôi theo đà giảm giá.
Sẽ kéo kinh tế Trung Quốc xuống bùn
Lo lắng trước "sức khỏe" của thị trường chứng khoán Trung Quốc, mặc dù so với năm ngoái giá trị toàn thị trường vẫn đang ở mức tăng 8%, nhưng IMF vừa thông báo dự đoán mức tăng trưởng kinh tế năm nay của Trung Quốc chỉ là 6,8%.
Con số 6,8% vẫn có thể là một con số cao so với mặt bằng chung của thế giới, tuy nhiên đối với Trung Quốc việc tăng trưởng dưới 7% một năm có thể được xem là trì trệ, và nguy hiểm vì Trung Quốc vốn là một nước xuất khẩu chính.
Khi bong bóng chứng khoán vỡ, nó cơ cản trở những nỗ lực giải cứu các công ty bất động sản, doanh nghiệp và chính quyền địa phương nợ đầm đìa của chính phủ Trung Quốc.
Những “bữa tiệc” tín dụng và đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng và các dự án nhà ở đã giúp nước này đạt tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm 10% trong thời gian từ 1980 - 2012. Giờ đây, kinh tế Trung Quốc chỉ còn tăng trưởng 7% mỗi năm và ngập trong nợ nần từ việc thị trường nhà đất bị tụt giảm.
Không chỉ có như vậy, chứng khoán gần đây được xem là một kênh huy động vốn hữu hiệu của những công ty đáng lý ra phải phá sản. Cứ lên sàn là có "một mớ tiền", để tránh điều đó xảy ra, những công ty này như những tế bào ung thư thay vì phải được loại bỏ khỏi nền kinh tế, thì lại được "di căn" sang thị trường chứng khoán.
Kết quả là nếu lấy hệ số giá/thu nhập (P/E) là căn cứ để so sánh, các cổ phiếu thuộc chỉ số Shanghai Composite Index đắt gấp 3 lần so với cổ phiếu ở bất kỳ thị trường nào trong số 10 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn