Kỷ niệm 100 năm sinh học giả Lê Văn Hoè (1911 - 2011)

04:16 CH @ Thứ Sáu - 18 Tháng Sáu, 2021

Lược sử tác giả - Tác phẩm

Học giả Lê Văn Hòe - Nhà văn, Nhà nghiên cứu lịch sử, Nhà giáo - bút danh là Vân Hạc, sinh ngày 1 tháng 11 năm 1911 tại làng Mụ bên sông Đáy, thôn Mỗ Xá, xã Phú Nam An, huyện Chư­ơng Mỹ, Hà Đông (sau là là Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). 6 tuổi ông học chứ Hán. 9 tuổi bắt đầu học tiếng Pháp. Ông học trư­ờng Bư­ởi, sau cuộc bãi khóa để tang cụ Phan Chu Trinh của học sinh, ông thôi học và bắt đầu làm báo, viết sách.

Có thể nói, Lê Văn Hòe là một trong số rất ít tác gia Việt Nam viết và in sách rất sớm. Năm 1927, tức năm ông mới 16 tuổi, Lê Văn Hòe viết cuốn sách giáo khoa Khai tâm luân lý. Năm 1930 - 19 tuổi - viết cuốn Bể lòng, đây là cuốn truyện văn học đầu tiên của ông. Năm 1931, Lê Văn Hòe cho in tập Mảnh hồn thơ, một trong những tập thơ của dòng văn học lãng mạn. Năm 1936, trong phong trào Mặt trận Dân chủ sôi nổi ở n­ước ta, ông tham gia Ban biên tập báo Đời mới. Tờ báo này ra đư­ợc 6 số thì bị chính quyền thực dân đóng cửa. Sau đó Lê Văn Hòe làm Chủ bút tờ Ngọ báo (sau đổi tên là Việt báo) và phụ trách phần nghiên cứu của tờ Trung Bắc chủ nhật. Từ năm 1941 trở đi, Lê Văn Hòe mở Nhà xuất bản Quốc học thư­ xã, vừa làm Giám đốc vừa viết sách nghiên cứu văn học và sử học. Thời kỳ này, tác phẩm của ông ngả về khuynh hư­ớng phục cổ, đề cao nho giáo.

Có lẽ sự nghiệp sáng tác của Lê Văn Hòe đáng chú ý và đáng kể nhất chính là giai đọan sau khi ông thành lập Quốc học th­ư xã. Nhà xuất bản này đã ấn hành khá nhiều tác phẩm của các tác giả tên tuổi đ­ương thời như Vũ Bằng, Phạm Quỳnh, Thành Thế Vĩ..., và đặc biệt, qua Quốc học th­ư xã, Lê Văn Hòe cũng liên tiếp cho in hàng lọat sách nghiên cứu, dịch thuật, phê bình văn học và lịch sử của mình. Khá nhiều cuốn đư­ợc ngành giáo dục thời ấy chọn làm sách giáo khoa hoặc tài liệu giảng dạy cho học sinh các tr­ường phổ thông, đư­ợc đông đảo dư­ luận ghi nhận, khen ngợi và nhiều tầng lớp độc giả đón đọc nồng nhiệt. Nhiều cuốn sách bán hết rất nhanh trong thời gian ngắn, phải tái bản nhiều lần để đáp ứng nhu cầu bạn đọc cả nước.

Năm 1945, Lê Văn Hòe làm Chủ bút tờ báo hằng ngày Quốc giado ông Trần Huy Liệu làm chủ nhiệm - tờ báo công khai tuyên truyền ủng hộ Mặt trận Việt Minh. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, ông làm Tr­ưởng Ban tuyên truyền sáng tác Trung ­ương đời sống mới, sáng tác và vận động sáng tác ca ngợi, cổ vũ chế độ mới của đất nư­ớc vừa thóat ách nô lệ. Thời gian này ông tham gia Mặt trận Liên Việt.

Ông Lê Văn Hòe là Đại biểu Quốc hội Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa I năm 1946.

Từ năm 1954, Lê Văn Hòe làm giáo viên giảng dạy văn học và lịch sử ở trư­ờng Albesaraut cho đến 1964, sau đó về trư­ờng cấp 2 Tam Hiệp, Thanh Trì dạy học tiếp và ông mất ngày ngày 13 tháng 12 năm 1968 tại nhà riêng 74 phố Tô Hiến Thành, Hà Nội.        


Những tác phẩm của Lê Văn Hoè đã in(từ 1927 đến 1954)  

Loại sáng tác, gồm :

- Bể lòng (Truyện). Hà Nội, Nhà in F. Asiatique, 1930, 48 trang.

- Mảnh hồn thơ (Thơ). Hà Nội, Nhà in Đông Tây, 1931, 43 trang.

- Ng­ười lịch thiệp (Tiêu luận). Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1941, 134 trang.

- Lư­ợc luận về phụ nữ Việt Nam (Tiểu luận). Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư­ xã, 1943.

- Nghệ thuật và Danh giáo (Tiểu luận). Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học th­ư xã, 1943.

Lọai Nghiên cứu, phê bình, gồm :

- Quốc sử đính ngoa. Hà Nội. Quốc học thư­ xã, 1941, 103 trang.

- Thi nghệ ( Lư­ợc luận về thơ và nghệ thuật làm thơ). Hà Nội, Quốc học thư­ xã, Nhà in Thụy Ký, 1941, 94 trang.

- Học thuyết Mặc Tử (Nghiên cứu). Hà Nội, Quốc học thư­ xã, Nhà in Thụy Ký, 1942, 112 trang.

- Trăm hoa (Phê bình thơ). Hà Nội, Quốc học thư­ xã, Nhà in Thụy Ký, 1942, 83 trang.

- Thi thọai, Hà Nội, Quốc học thư­ xã, Nhà in Thụy Ký, 1942, 260 trang.

- Tầm nguyên tự điển. Hà Nội, Quốc học thư­ xã, Nhà in Thụy Ký, 1942, 379 trang.

- Khổng Tử học thuyết. Tựa của Phạm Quỳnh. Hà Nội, Quốc học thư­ xã, Nhà in Thụy Ký, 1943, 3 quyển, mỗi quyển 164 trang.

Tài liệu bách khoa đại từ điển, gồm :

- Hàn lâm viện. Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1043, 19 trang.

- Giao chỉ. Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1943, 16 trang.

- Sĩ. Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1943, 16 trang.

- Thống chế. Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1943, 16 trang.

- Tứ bình. Hà Nội, Nhà in thụy Ký, 1943, 19 trang.

- Tứ phối. Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1942, 16 trang.

-Tứ thư­. Hà Nội, Nhà in Thụy Ký, 1943, 16 trang.

- Lịch sử báo chí thế giới. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học, 1944.

- Tục ngữ l­ược giải (ba quyển I, II, III). Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư­ xã, 1952.

- Tìm hiểu tiếng Việt. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư­ xã, 1952.

- Tự vị chính tả. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư­ xã, 1953.

- Những bài học lịch sử. Tập I : Quang Trung; Tập II : H­ưng Đạo V­ương; Tập III: Bình Định Vư­ơng; Tập IV : Hồ Quý Ly; Tập V : Mạc Đăng Dung. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư­ xã, 1952.

- Truyện Kiều chú giải. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư­ xã, 1953, 724 trang.

- Cung óan chú giải. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư­ xã, 1954.

- Triết lý truyện Kiều. Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học th­ư xã, 1954.

Sách dịch thuật, gồm :

- Huyết vệ Đại Vũ Hán. Thiết huyết thanh niên (Dịch in báo hằng ngày, sau in thành sách). Chợ Lớn, Nhà xuất bản Lữ Việt, Hoa Liên cứu quốc kịch xã, Nhà in Dân Thái, 1939, 31 trang.

- Gió Tây (dịch thơ của 29 quốc gia phư­ơng Tây). Hà Nội, Nhà xuất bản Quốc học thư­ xã, 1952.

Sách giáo khoa, có :

- Khai tâm luân lý. Hà Nội, 1927.

- Thành ngữ cách ngôn

- Văn pháp Việt Nam

- Luận thi tiểu học

- Luận thi trung học

- Phép làm luận

- Sử ký lớp nhất (tiểu học) - Sử ký lớp nhì

- Luận lớp nhất (tiểu học) - Luận lớp nhì

- Luận đệ thất đệ lục

TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI

- Tác phẩm đồ sộ, công phu, nổi bật nhất của Nhà văn, Nhà giáo Lê Văn Hòe

Tuy chỉ đứng trên bục giảng hơn m­ười năm, nh­ưng những tiết giảng của ông cho đến tận hôm nay vẫn vẫn in đậm trong ký ức nhiều thế hệ học trò với niềm kính phục và sự tâm đắc, thích thú đặc biệt, nhất là những giờ giảng về nghệ thuật và chữ nghĩa truyện Kiều của Đại văn hào Nguyễn Du.

Có thể nói, trong hàng chục tác phẩm đã ấn hành của Lê Văn Hòe thì Truyện Kiều chú giải là cuốn sách dụng công, đồ sộ và nổi bật nhất bộc lộ vốn tri thức uyên thâm về cả Đông - Tây kim - cổ và tài năng, học thuật của ông. Khá nhiều nhà nghiên cứu và học giả tên tuổi, sau khi xem Truyện Kiều chú giải đã nhận xét rất chân thành về sự tài tình và kỹ l­ưỡng trong chú giải, cẩn trọng và tinh vi trong bình luận, nghiêm túc khách quan trong hiệu đính mà vẫn bày tỏ đư­ợc chính kiến cá nhân, đồng thuận với nhận thức và suy nghĩ của đại đa số độc giả.

Chắc chắn để chấp bút viết Truyện Kiều chú giải, Lê Văn Hòe phải chuẩn bị khá nhiều năm, đọc nhiều sách, đặc biệt là sách Trung Hoa (đương nhiên thời đó là tham khảo nguyên bản gốc, vì ông vốn đọc thông viết thạo chữ Hán), cho nên tham vọng của Lê Văn Hòe qua Truyện Kiều chú giải đư­ợc đề đạt khá rõ ràng khi ông giới thiệu cuốn sách tr­ước d­ư luận như­ sau : 

"1 - Chú giải những tiếng nôm khó hiểu. 

2 - Chú giải ý nghĩa từng câu. 

3 - Chú giải văn phạm, văn pháp. 

4 - Chú giải điển cố văn ch­ơng, - chữ sách Tàu - chữ ca dao, tục ngữ. 

5 - Vạch những chữ tác giả dùng sai. 

6 - Sửa những chữ in lầm do tam sao thất bản. 

7 - Sửa những lời chú giải sai lầm của những nhà chú giải trư­ớc (Pháp - Việt). 

8 - Nêu những chỗ hay, dở trong văn lý và kỹ thuật. 

9 - Phê bình các nhân vật truyện về mặt luân lý và nghệ thuật".

Và, với những tham vọng đó, có thể nói Lê Văn Hòe đã thực hiện mỹ mãn trong cuốn sách dày 724 trang này, minh chứng bằng dư­ luận báo giới đư­ơng thời dư­ới đây :

"... Nhà văn kiêm học giả Lê Văn Hòe vừa cho xuất bản bộ sách Truyện Kiều chú giải dày hơn 700 trang, là bộ sách biên khảo công phu nhất từ khi có chiến sự 1946 đến nay.

Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe gồm có những phần hiệu đính, chú giải, bình luận, là một công trình lớn lao của tác giả...

Thêm Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe, ng­ười đọc tin chắc rằng sẽ hiểu thấu truyện Kiều hơn, th­ưởng thức hết cái hay của truyện Kiều, cũng nh­ư đôi khi phân biệt cái dở của truyện Kiều. Hơn nữa với sự biên khảo kỹ l­ưỡng của Lê Văn Hòe. Truyện Kiều chú giải có thể dùng làm công cụ học vấn giáo dục,    làm một kho tài liệu vô giá để phục vụ học đ­ường..."

(Báo Giang Sơn số 1116 ngày 5-6-1953)

"... Ông Lê Văn Hòe, một kiện t­ướng trong văn giới Việt Nam chúng tôi t­ưởng không cần giới thiệu nhiều. Riêng về Truyện Kiều chú giải, thì quả là một công trình vĩ đại trong công cuộc xây đắp văn nghệ n­ước nhà. Những lời chú giải, bình luận cuối mỗi trang, và suốt bảy trăm trang đã chứng tỏ sự cố gắng phi thư­ờng của tác giả...

Truyện Kiều chú giải chắc chắn sẽ là ng­ười bạn cần thiết cho những ai muốn trau dồi Việt ngữ và chắc chắn đ­ược mọi giới hoan nghênh..."

(Báo Thân Dân  số 35 ngày 5-6-1953)

"... Trong tác phẩm đồ sộ dày 724 trang khổ lớn này, ông cố gắng hiệu đính và bình luận áng văn của nhà Danh sĩ đệ nhất nư­ớc Việt, nay có ghi trong ch­ương trình trung học Việt Nam.

Đó là một công trình lớn lao mà ông đã làm có mục đích giúp mọi ng­ười hiểu thấu truyện Kiều, thư­ởng thức hết cái hay của truyện Kiều, và đ­ưa truyện Kiều ra làm công cụ học vấn giáo dục có lợi ích cho giới học đ­ường.

Việc chú giải này đòi rất nhiều công phu, tuy vậy ông đã cố gắng hòan thành một cách mỹ mãn. Với cái lư­ơng tâm đó, một lòng vì tiền đồ quốc văn, ông cũng đáng đư­ợc khuyến khích và khen th­ưởng nhiều rồi vậy..."

(Báo Tia Sáng số 1616 ngày 7-6-1953)

"... Là một cuốn sách sọan rất công phu do một nhà văn biên khảo lão luyện của giới văn nghệ n­ước nhà. Ông Lê Văn Hòe đã hiệu đính, chú giải, bình luận truyện Kiều theo một phư­ơng pháp khoa học mới mẻ, bằng một ngòi bút thận trọng, sâu sắc hiếm có (...) Truyện Kiều chú giải là một cuốn sách rất có ích với các bạn nam nữ học sinh và các bạn muốn tìm hiểu văn chư­ơng truyện Kiều".

(Báo Liên Hiệp số 749 ngày 8-6-1953)

"... Giở một l­ượt hơn 700 trang in mà riêng phần "rọc" sách cũng mất 45 phút đồng hồ...

Đã chú giải thì chữ hay điển cố của ông đ­ưa ra cũng đều cẩn thận, tỷ mỉ và phong phú.

Cũng như­ ở phần bình luận, tuy là những ý riêng của ông, nh­ưng phải nhận rằng là những ý khá khách quan rất gần với quan niệm của nhiều ng­ười...

... Nói vắn tắt và chân thành ngay rằng truyện Kiều chú giải quả là một công trình văn học công phu mà ông Lê Văn Hòe đã góp vào nền văn học Việt nam..."

 (Báo Giang Sơn số 1425 ngày 14-6-1953)

"... truyện Kiều x­ưa nay cũng đã nhiều nhà chú giải, nh­ưng muốn kể là đầy đủ thì thật chư­a có quyển nào đầy đủ cả.

Để bổ vào chỗ khuyết điểm x­ưa nay đó, ông Lê Văn Hòe đã để nhiều công phu, nhiều thời gian vào quyển sách chú giải to lớn này. Ngòai phần hiệu đính, chú giải, còn thêm phần bình luận. Bình luận theo một kiến giải mới mẻ, có thể coi như ­ là một phát kiến trong kho tàng vô giá của văn ch­ương Việt Nam. Bao nhiêu trân bảo của tiền nhân để lại. đ­ược Lê-Quân làm ng­ười chỉ đạo đ­ưa ta đến tận nơi th­ưởng thức..."

(Báo Sài Gòn, số 3 ngày 22-6-1953)

Và còn nhiều, nhiều nữa những ý kiến, phát biểu báo chí ngày ấy sau khi Lê Văn Hòe in và phát hành Truyện Kiều chú giải, song từng ấy đủ để chúng ta hình dung d­ư luận văn đàn cũng nh­ư độc giả đ­ương thời về Truyện Kiều chú giải.

Văn học và tri thức có những giá trị thật trường tồn, vì vậy có thể nói mà không ngại chủ quan rằng, cho đến tận hôm nay, Truyện Kiều chú giải của Nhà văn Lê Văn Hòe vẫn còn nguyên những giá trị như­ dư­ luận một thời đã dẫn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tình bạn 'Chung Kỳ, Bá Nha' của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu

    25/03/2021Nguyễn Quang DiệuPhan Châu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) - hai trong số sĩ phu yêu nước nổi tiếng nhất Việt Nam, đại diện cho thế hệ trí thức sinh nửa sau thế kỷ 19, rất khác xa về tư tưởng và đường lối nhưng có chung tình bạn đẹp...
  • Trí thức phải biết thức tỉnh dân chúng

    07/10/2019Hồng Thanh Quang (thực hiện)Tôi thấy người Nhật có một câu rất hay là “nước Nhật trở nên mạnh mẽ bởi nước Nhật có một giới quan chức có liêm sỉ, một giới doanh nhân có dũng khí và một giới trí thức có tiết khí”. Trí thức gồm hai chữ “trí” và “thức”. Trí thức là người hiểu biết và người dùng hiểu biết của mình để thức tỉnh dân chúng...
  • Tản mạn nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim qua những trang hồi ký

    27/08/2019Trần Văn ChánhThuộc thế hệ tuổi trên dưới 60 như chúng tôi, ở miền Nam, hễ có quan tâm ít nhiều tới chuyện sách vở thì hầu như không ai không biết đến nhân vật Trần Trọng Kim (1883-1953), một học giả tên tuổi, có thời gian ngắn tham gia chính trị với tư cách Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945), và là người tiên phong cho một số công trình biên khảo có giá trị lâu dài thuộc nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, như Việt Nam sử lược, Nho giáo, Truyện Thúy Kiều...
  • Cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh và những trớ trêu lịch sử

    27/03/2019GS Nhà giáo nhân dân Nguyễn Ngọc LanhHôm nay: ngày giỗ - hơn nữa, ngày giỗ thứ 90 - cụ Phan Châu Trinh. Nhớ tới tổ tiên, con cháu biết đâu kể đấy, mong tái hiện ngày càng đầy đủ về bậc tiền bối. Dịp này, tôi xin điểm lại vắn tắt đôi điều tôi thu nhận được - và tỉnh ngộ ra - trong quá trình tìm hiểu di sản của Cụ...
  • Tài năng và tầm văn hóa của Nhà văn

    02/12/2018Đinh Quang TốnVăn hóa là những giá trị tinh thần cao quý do con người sáng tạo ra. Cho nên đã nói đến văn hóa là nói đến cái đẹp. Đốtxtôiépxki có nói: "Cái đẹp cứu rỗi thế giới". Vì vậy, cái đẹp và văn hóa luôn đi liền với nhau...
  • Giải Phan Châu Trinh tôn vinh nhà văn hóa Phạm Quỳnh

    26/03/2018Lam ĐiềnNhà văn hóa Phạm Quỳnh vừa được xướng tên tại buổi lễ trao giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh đêm 24-3 ở nội dung Dự án tôn vinh danh nhân văn hóa Việt Nam thời hiện đại...
  • Nhà văn Hoàng Quốc Hải - nhà văn hóa

    22/08/2017Hoàng Bích NgaÔng là người đã viết hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ hàng ngàn trang về triều đại nhà Lý ( Tám triều vua Lý- 4 tập), triều đại nhà Trần (Bão táp triều Trần- 6 tập) và nhiều tác phẩm văn học khác. Nhiều tác phẩm của ông viết đã được xuất bản và tái bản nhiều lần...
  • Tư tưởng Phan Châu Trinh và các giá trị khai sáng

    01/06/2017Trần Đăng Dương & Sea MDThông qua việc phân tích các triết lý của Bậc tiền bối Phan Châu Trinh và so sánh chúng với các giá trị Khai Sáng – những giá trị mà cho tới ngày nay vẫn được ghi nhận là tiến bộ và là nhân tố chính tạo lập nên sự văn minh của thế giới hiện đại, tiểu luận muốn cụ thể hóa và làm rõ sự “tương đồng” hay “tương thích” của tư tưởng Phan Châu Trinh và các giá trị Khai Sáng...
  • Bàn thêm về Trần Trọng Kim

    25/08/2015Vũ Ngọc KhánhTôi nghĩ rằng chúng ta nên có một cuộc hội thảo khoa học về Trần Trọng Kim. Đã có nhiều ý kiến trao đổi, nhưng nhận định chung hình như chưa thật thoả đáng lắm. Ngay gần đây trên tạp chí Xưa và Nay (bài của Hà Vinh) và trên tạp chí Văn Nghệ (bài của Đặng Minh Phương), ý kiến cũng rất khác nhau. Trao đổi về ông cũng là một dịp làm sáng tỏ sự thật...
  • Triết gia Kim Định với văn hoá dân tộc

    28/05/2015An Vi LêTinh thần Văn Hóa ấy đã lọt vào mắt xanh của Triết gia Kim Định qua những tác phẩm trong “Kinh Việt Nam” và trở thành “Hiện tượng Kim Định” trong lĩnh vực Triết học văn hóa và Triết học sử Việt Nam, có ảnh hưởng rất lớn tới các nhà nghiên cứu văn hóa & lịch sử như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Khắc Mai, Trần Ngọc Thêm … chưa kể đến trường phái An Vi ở ngoài nước với Trung tâm An Việt toàn cầu tại London, England...
  • Cụ Huỳnh Thúc Kháng nói về khuyết điểm của Khổng giáo

    06/01/2015Huỳnh Thúc KhángThuyết của Khổng tử nói về chánh trị thì chú trọng về vua quan mà không nói đến dân, dân chỉ ngồi không mà nhờ người trên sắp đặt lo liệu cho mình mà thôi...
  • Trần Trọng Kim với Việt Nam Sử Lược

    16/03/2014Mai Khắc ỨngTôi nhận biết một Trần Quốc Vượng bên trong Trần Quốc Vượng trên bục giảng của đời sống hiện đại. Theo chỉ bảo của thầy Vượng, tôi nghiền ngẫm cuốn sách "Việt Nam Sử lược" và mãi cho đến nay, mỗi lần cần viện đến chứng cứ lịch sử, tôi vẫn phải nhờ Trần Trọng Kim...
  • Ra mắt Huỳnh Thúc Kháng - Tuyển tập

    11/02/2012T. Đ. TVới gần 2.000 trang sách khổ 16x24 cm, cuốn Huỳnh Thúc Kháng - Tuyển tập của 2 tác giả Chương Thâu và Phạm Ngô Minh của Nhà xuất bản Đà Nẵng là một công trình biên soạn công phu, khá đầy đủ về sự nghiệp và trước tác của Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng...
  • xem toàn bộ