Hoàng Sa, Trường Sa theo Trung Quốc sử

02:56 CH @ Thứ Sáu - 29 Tháng Bảy, 2011

Dẫn Nhập

Thời ThếChiến II, cuối thập niên 1930 Nhật Bản cấu kết với Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý đểphát động Chiến Tranh Thái Bình Dương. Năm 1938 Nhật chiếm 3 đảo tại Hoàng Salà Phú Lâm, Lincoln và Hữu Nhật. Qua năm sau, ngày 30-3-1939, Chính Phủ ĐôngKinh ra Tuyên Cáo đòi chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa.

Năm 1937,Nhật oanh tạc và tiến chiếm NamKinh Thượng Hải trong cuộc chiến tranh không tuyên chiến. Trước đó, năm 1931,Nhật chiếm Mãn Châu để thành lập Mãn Châu Quốc và đem Phổ Nghi là ông vua cuốicùng của triều Mãn Thanh về làm vua Mãn Châu.

Việc NhậtBản thôn tính Hoàng Sa và Trường Sa năm 1939 là một hành động xâm lăng võ tranglàm bàn đạp tấn công các quốc gia thân Tây Phương tại Đông Nam Á như Phi LuậtTân, Mã Lai, Nam Dương, Tân Gia Ba, Miến Điện và Việt Nam. Đặc biệt để kết hợpMặt Trận Hoa Nam với MặtTrận Đông Bắc tại NamKinh Thượng Hải. Đây là nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Trung Hoa. Mặc dầu vậy,Chính Phủ Trùng Khánh vẫn án binh bất động và không lên tiếng phản đối.

Trong khiđó, thay mặt Việt Nam, ngày 21-4-1939, Chính Phủ Pháp đã gửi Công Hàm phảnkháng hành động xâm lăng phi pháp của Nhật Bản tại Biển Đông Hải, đồng thờicông bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại Hà Nội,bàn về vụ tranh chấp Biển Đông, nhà văn Hoàng Đạo trong Nhóm Ngày Nay quan niệmrằng: “Lấy luật mới cũ ra mà nói thì Hoàng Sa là của Việt Nam. Nhưng trên trường quốc tế,người ta không theo luật mới cũ gì cả. Chỉ có Luật của Sức Mạnh. Đó làquan điểm thực tiễn theo châm ngôn Kẻ Mạnh Bao Giờ Cũng Có Lý, và Sức Mạnh LàLẽ Phải. (La raison du plus fort est toujours lameilleure; Might is right).

Để phản bácquan niệm phi nhân này, chúng ta đề ra nguyên lý căn bản trong việc tổ chức xãhội loài người:

Vì conngười không phải là cầm thú nên nhân loại văn minh không chấp nhận Luật RừngXanh Mạnh Được Yếu Thua.

Vì conngười không phải là tôm cá nên chúng ta phủ nhận quan niệm Cá Lớn Nuốt Cá Bé.

Đó là nóivề thời điểm 1939.

35 năm sau,tháng 1-1974, thừa dịp quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam theo Hiệp Định Paris1973, Trung Quốc vận dụng toàn lực chiếm 6 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềmphía tây nam với các đảo Hoàng Sa, Quang Hòa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Duy Mộng vàTri Tôn.

Trước đó,hồi tháng 4-1956, thừa dịp quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam theo Hiệp ĐịnhGeneva 1954, Trung Quốc chiếm 7 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm An Vĩnh phía đông bắc.Đó là vùng biển của Việt Nam có danh xưng là Thất Châu Dương gồm 7 đảo: PhúLâm, Lincoln, Đảo Hòn Đá, Đảo Cây, Đảo Bắc, Đảo Trung và Đảo Nam.

Năm 1974,từ Paris GiáoSư Hoàng Xuân Hãn nhận định rằng: “Hoàng Sa thất thủ là do sự rạn nứt của khốiđại đoàn kết dân tộc. Hoàng Sa là đất của Việt Nam, của nước Việt Namthống nhất. Khi Việt Nam cònchia đôi thì chúng ta không có tư thế để điều đình đòi lại quần đảo này, mặcdầu theo lịch sử có nhiều bằng chứng cho biết đó là đất của Việt Nam”.

Do đó muốngiành lại chủ quyền hải phận và hải đảo tại Biển Đông Hải phải có sự đoàn kếtquốc dân trong một quốc gia thống nhất.

Đó là cảmnghĩ của nhà trí thức lý tưởng, tha thiết đến tiền đồ đất nước.

Tuy nhiên,từ 1974 đến nay đã 36 năm, thời gian cho biết nhận định này đã tỏ ra khôngchính xác.

Vì ngày nayđất nước ta đã thống nhất. Và toàn dân ta, với trên 85 triệu người Việt trongvà ngoài nước, đã đồng tâm nhất trí đứng lên đấu tranh đòi lại những hải đảo vàhải phận đã mất. Vậy mà, theo chiều hướng hiện tại, càng ngày chúng ta càng mấtchủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông Hải.Lý do không phải vì đất nước chúng ta bịqua phân, màvì chúng ta có một chính quyền đi trái lòng dân, khôngcho người dân đứng lên bảo toàn đất tổ và hành sử quyền yêu nước bằng nhữngcuộc biểu dương lực lượng quy mô và đồng loạt khắp nơi trên thế giới làm chấnđộng dư luận quốc tế và cảnh tỉnh lương tri nhân loại. Đồng thời gây áp lựcbuộc kẻ xâm lược phải chùn bước xâm lăng, phải tôn trọng danh dự và chữ ký củahọ. Và phải ngồi vào bàn hội nghị để các cơ quan trọng tài hay tài phán quốc tếđưa ra những giải pháp công bằng và hợp lý theo tinh thần và bản văn CôngƯớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biểnmà họ đã ký kết tham gia năm 1982. CôngƯớc này là một văn kiện trong chính sử Trung Quốc và có hiệu lực chấp hành từnăm 1994.

1. Quy Chế Thềm Lục Địa

Chiếu Điều76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển các quốc gia duyên hải được hưởng quychế Thềm Lục Địa 200 hải lý (370km) để thăm dò và khai thác dầu khí. Đây là chủquyền chuyên biệt(sovereign exclusive right), không tùy thuộc vào điềukiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị (occupation,exploration or assertion of right). Mọi sự tự tiện chiếm cứ của ngoại bang dầucó võ trang hay không đều bất hợp pháp, vô giá trị và vô hiệu lực (các Điều 77và 81).

Về mặt địalý, tại quần đảo Hoàng Sa, đảo Tri Tôn chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý, vàđảo Hoàng Sa chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy quần đảo Hoàng Sanằm trong Thềm Lục Địa 200 hải lý của Việt Nam.

Trong khi đócác đảo Hoàng Sa cách Hoa Lục tới 270 hải lý nên không nằm trong Thềm LụcĐịa của Trung Hoa.

Về mặt địachất, các chuyên gia quốc tế như Tiến Sĩ Khoa Học Armand Krempt, Giám ĐốcViện Hải Học Đông Dương, sau 2 năm nghiên cứu, đo đạc và vẽ bản đồ các hải đảovà đáy biển, đã lập phúc trình kết luận rằng: “Về mặt địa chất, các đảoHoàng Sa là thành phần của Việt Nam”. (Geologiquement les Paracels font partiedu Vietnam).Về địa hình đáy biển Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp lụcđịa Việt Nam.

Độ sâu nhấttại vùng biển Hoàng Sa là 900m. (Trong quá trình hình thành nước Biển Đông Hảiđã rút xuống 4,000m). Ngày nay nếu nước biển rút xuống 900m thì các đảo HoàngSa sẽ biến thành một hành lang chạy thoai thoải từ dẫy Trường Sơn qua Cù Lao Réđến các đảo Tri Tôn, Hoàng Sa và Phú Lâm. (Phúc Trình Krempt về Hoàng Sa lậptrong hai năm 1925-1927 được lưu trữ tại Văn Khố Trường Viễn Đông Bác CổParis).

Vì đáybiển Hoàng Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền kéo dàira ngoài biểnnên chiếu Điều 76 Luật Biển, Việt Nam có triển vọng được ỦyBan Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc cho mở rộng Thềm Lục Địa Pháp Lý 200hải lý thành Thềm Lục Địa Địa Chất hay Thềm Lục Địa Mở Rộng đến 350 hải lý(650km).

Trong khiđó từ Hoàng Sa về lục địa Trung Hoa có một rãnh biển sâu tới 2,300m. Như vậy vềmặt địa chất và địa hình đáy biển, Hoàng Sa không phải là sự tiếp nối tự nhiêncủa lục địa Trung Hoa từ đất liền ra ngoài biển. Trong trường hợp này Trung Hoakhông được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng.

Tại TrườngSacũng vậy, tại Bãi Thanh Long Tứ Chính, nơi khai thác dầu khí, độ sâuchỉ tới 400m, và tại đảo Trường Sa độ sâu chỉ tới 200m. Như vậy về mặt địa chấtvà địa hình đáy biển, cũng như Hoàng Sa, các đảo Trường Sa là sự tiếp nốitự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển.Theo quan điểmcủa các Luật Sư Covington và Burling trong Bản Tường Trình tháng 6-1995 gửiChính Phủ Việt Nam, quần đảo Trường Sa có triển vọng được hưởng quy chếThềm Lục Địa Mở Rộng đến 350 hải lý.

Trong khi đótừ Trường Sa về bờ biển Quảng Đông có một rãnh biển sâu tới 4,550m. Như vậy cácđảo Trường Sa không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Trung Hoa từ đấtliền ra ngoài biển. Và Trung Quốc không được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng350 hải lý. Dầu sao, trong mọi trường hợp, khoảng cách từ Hoa Lục tới đảoTrường Sa là 750 hải lý (quá xa tầm 350 hải lý Thềm Lục Địa Mở Rộng nếu có).

Hơn nữa, vềmặt địa lý, Bãi Thanh Long Tứ Chính và đảo Trường Sa chỉ cách lục địaViệt Nam từ 150 đến 220 hải lý. Trong khi đó quần đảo Trường Sa cách lụcđịa Trung Hoa từ 550 đến 800 hải lý nên không nằm trong thềm lục địa Trung Hoa.

Trong BảnTường Trình nạp tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc ngày 11-5-2009, Chính Phủ Bắc Kinh chỉ đề cập đến hải phậnhay Biển Lịch Sửchứ không vẽ Thềm Lục Địa Mở Rộng theo các tiêu chuẩn luật định về khoa học vàkỹ thuật như Liên Hiệp Quốc đòi hỏi.

Cũng vì vậyỦy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc sẽ bác bỏ không cứu xét đơn thỉnhnguyện của Bắc Kinh. Để trốn tránh vấn đề và làm lạc hướng dư luận, Trung Quốcchỉ đơn thuần đòi vùng biển phác họa theo hình chữ U mà họ gọi là Lưỡi RồngTrung Quốc hay Biển Lịch Sử.

2. Lưỡi Rồng Trung Quốc

Lưỡi RồngTrung Quốc (mà dân gian gọi là Lưỡi Bò)chiếm 80% hải phận Biển ĐôngNam Á. Nó nằm sát bờ biển các quốc gia duyên hải, chỉ cách Quảng Ngãi 40hải lývà cách Phi Luật Tân và Mã Lai 25 hải lý. Như vậy nó tướcđoạt ít nhất 160 hải lý của Thềm Lục Địa Việt Nam, và 175 hải lý của các ThềmLục Địa Phi Luật Tân và Mã Lai. Đây hiển nhiên là sự vi phạm thô bạo Công ƯớcLiên Hiệp Quốc về Luật Biển dành chủ quyền chuyên biệt cho các quốc gia duyênhải như Việt Nam, Phi Luật Tân và Mã Lai được hưởng tối thiểu 200 hải lý ThềmLục Địa Pháp Lý để thăm dò và khai thác dầu khí.

Theohọc giả Mark J. Valencia tại Viện Hải Học Đông Tây Hawaii (East-West Institute) yêu sách củaTrung Quốc về Biển Lịch Sử không được Luật Pháp và Tòa Án chấp nhận. Ngày nay càngngày dư luận quốc tế càng phê phán và chế giễu Lưỡi Rồng Trung Quốc là khôihài và lố bịch(China‘s claim is being increasingly criticized andeven ridiculed: China and the South China Sea Disputes, Mark J. Valencia,Oxford University Press. October 1995).

Hồi thế kỷthứ nhất Đế Quốc La Mãcũng đòi chủ quyền lãnh thổ toàn vùng BiểnĐịa Trung Hảimà họ gọi là “Biển Lịch Sử Của Chúng Tôi!” (MareNostrum: Notre Mer/ Our Sea). Địa Trung Hải là vùng biển bao la chạy từ bờbiển Tây Ban Nha qua Pháp, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ đến các bờ biển Trung Đông vàBắc Phi. Đó là một quan niệm bá quyền lỗi thời từ 2 ngàn năm trước.

Mặc dầuvậy, từ 1955, để phục hồi Chủ Nghĩa Bá Quyền, Mao Trạch Đông lại nêu lên thuyếtBiển Lịch Sử để đòi chủ quyền lãnh thổ tại vùng biển và các hải đảo Hoàng SaTrường Sa. Theo ngoa ngôn của Bắc Kinh Lưỡi Rồng Trung Quốc rộng bằng phân nửalục địa Trung Hoa. Họ cho đó là một vấn đề bất khả tranh nghị.

Về điểm nàychúng ta nhắn nhủ nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng: Trong thế kỷ này và dưới vòmtrời này, không có điều gì, việc gì, hay vấn đề gì là bất khả tranh nghị.Về mặt tinh thần, văn hóa và đạo lý, Trung Quốc không thể nói một đàng làm mộtnẻo. Họ phải tôn trọng danh dự quốc gia và chữ ký của họtrong CôngƯớc. Họ phải chấp nhận công khai hóa vụ tranh chấp và phải đưa ra trước thanhthiên bạch nhật những tài liệu và quan điểm cho biết tại sao và căn cứ vào đâumà đòi tước đoạt chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia Đông Nam Á tại các thềmlục địa như đã quy định trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 màTrung Quốc đã ký kết tham gia với tư cách một trong Ngũ Cường hội viên thường trựcHội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết? Nếu không đưa ra sự giải thích hợp lý vàcác cơ sở pháp lý thì Trung Quốc vẫn chỉ là kẻ sử dụng Luật Rừng Xanh theo chủtrương Mạnh Được Yếu Thua và Cá Lớn Nuốt Cá Bé. Để tước đoạt 4/5 Thềm LụcĐịa Pháp Lý của Việt Nam, đồng thời tước đoạt 7/8 Thềm Lục Địa Pháp Lýcủa Phi Luật Tân và Mã Lai.

Hơn nữa,chiếu các Điều 77 và 81 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, chủ quyềncủacác quốc gia duyên hải tại thềm lục địa có tính tuyệt đối và chuyên biệt.Bất cứ sự xâm phạm nào của ngoại bang dầu là xâm chiếm võ trang hay không võtrang cũng đều bất hợp pháp, vô giá trị và vô hiệu lực. Cũng như việc Nhật Bảnđã chiếm cứ bất hợp pháp các hải đảo và hải phận tại Hoàng Sa và Trường Sa thờiThế Chiến II từ 1938 đến 1945.

Chắc hẳnTrung Quốc cũng hay biết rằng Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 làmột văn kiện pháp lý rút trongchính sửmàtrên một trăm quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc phải tôn trọng và thực thi.

Trung Quốckhông thể tự coi mình là một ngoại lệ bằng cách ban hành Luật Biển Quốc Nội năm1992 (Domestic Law of the Sea) để mở rộng đường cơ sở của Biển Lãnh Thổ(Territorial Sea) và Vùng Tiếp Cận (Contiguous Zone) và coi ranh giới Lưỡi RồngTrung Quốc là “biên thùy chiến lược” của đảo Hải Nam. Tuy nhiên biên thùy nàycách lục địa Trung Hoa cả ngàn cây số nên không thể coi là biên thùy cho mộthải đảo hay một lục địa.

Chiếunguyên tắc “các hiệp ước quốc tế phải được tôn trọng” (Rule Pacta SuntServanda), Điều 26 Công Ước Viennavề Luật Hiệp Ước(Vienna Convention on the Law of Treaties 1969) quy địnhnhư sau: “Các hiệp ước quốc tế có hiệu lực chấp hành buộc các quốc gia kếtước phải ngay tình tuân thủ“. Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Luật Quốc Tế (TheUnited Nations International Law Commission) coi đây là “một nguyên tắc căn bảnvề luật hiệp ước, có lẽ là nguyên tắc quan trọng nhất trong công pháp quốc tế”.

Chiếunguyên tắc về giá trị thượng tôn của Luật Quốc Tế đối với Luật Quốc Nội(Rule of Supremacy of International Law), các quốc gia kết ước phải thựcsự thi hành những quyến hạn và nghĩa vụ ghi trong các hiệp ước hay công ướcquốc tế. Họ không thể viện dẫn luật quốc nội để khước từ thi hành nghĩa vụ củahọ ghi trong các hiệp ước và công ước quốc tế mà họ đã ký kết hay tham gia.

Đó chính làtrường hợp của Trung Quốc. 10 năm sau khi ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về LuậtBiển 1982, năm 1992, Bắc Kinh ban hành Luật Quốc Gia về Biển mở rộng đường cơsở của Biển Lãnh Thổ và Vùng Tiếp Cận để xâm phạm chủ quyền chuyên biệt tại cácThềm Lục Địa của Việt Nam, Mã Lai và Phi Luật Tân.

Ngoài ra,như đã trình bày, ranh giới Lưỡi Rồng Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa khôngthể coi là biên thùy chiến lược của đảo Hải Nam hay của Hoa Lục. Vì, theo địnhnghĩa, biên thùy phải nằm sát hải đảo hay lục địa.

Những viphạm Luật Biển nói trên phải được đệ trình Tòa Án Quốc Tế (The Hague) hay cácTòa Án Luật Biển do Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển thiết lập. Muốn giảiquyết những mâu thuẫn và tranh chấp về thềm lục địa, về hải phận và hải đảo, vềmặt tố tụng, các quốc gia đương tụng phải, trước hết, tuân hành những phươngthức điều giải ôn hòa như hòa giải, thương nghị hay trọng tài trước khi nội vụđược thụ lý bởi các tòa án quốc tế.

Ngoài CôngƯớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, còn có rất nhiều tài liệu lịch sử rút ratừ chính sử hay ngoại sử Trung Quốc theo đó chủ quyền của Việt Nam tại các hảiđảo Hoàng Sa Trường Sa đã được thừa nhận bởi các quốc gia trên thế giới kểcả Trung Quốc.

3. Trung Quốc Khước Từ Chủ Quyền lãnh thổtại Hoàng Sa và Trường Sa trong Tuyên Cáo Cairo1943

Trong khiThế Chiến II còn đang tiếp diễn, năm 1943, ba cường quốc đồng minh đại diện bởiTổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt, Thủ Tướng Anh Churchill và Tổng Thống Trung HoaDân Quốc Tưởng Giới Thạch đã hội nghị tại Cairo (Ai Cập), và đã ký Tuyên CáoCairo ngày 27-11-1943 trong đó có đoạn như sau:

“Đối tượngcủa các quốc gia đồng minh là tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cả các lãnhthổ và hải đảo tại Thái Bình Dương mà Nhật đã cưỡng chiếm từ khi khởi sự ThếChiến I. Tất cả các lãnh thổ và hải đảo mà Nhật Bản đã chiếm đoạt của nhân dânTrung Hoa như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồsẽ phải giao hoàn choTrung Hoa Dân Quốc”. Điều đáng lưu ý là, tại Hội Nghị Cairo Tổng Thống Tưởng Giới Thạch khôngđòi Hoàng Sa và Trường Sa.Và như vậy đã khước từ chủ quyền tại haiquần đảo này. (U. N. Treaty Series, American Policy 1950-1955).

Năm 1931,bằng chiến tranh võ trang, Nhật xâm chiếm Mãn Châu để thành lập “Mãn ChâuQuốc”. Lúc này theo khuyến cáo của Luật Sư Ngoại Trưởng Henry Stimson, TổngThống Hoa Kỳ Herbert Hoover đề ra Chủ Thuyết Stimsontheo đó HoaKỳ không thừa nhận các quốc gia hay chính phủ thiết lập do chiến tranh võ trang.Năm 1931, Hoa Kỳ và Anh Quốc đã áp dụng Chủ Thuyết Stimson khi Nhật Bản xâmchiếm Mãn Châu bằng võ lực. Cũng vì vậy trong Tuyên Cáo Cairo 1943 Tổng ThốngRoosevelt và Thủ Tướng Churchill tán thành đề nghị của Tổng Thống Tưởng GiớiThạch về việc Đồng Minh sẽ giao hoàn Mãn Châu cho Trung Quốc khi chiến tranhkết thúc.

Trước đó,trong Chiến Tranh Trung-Nhật 1894-1895, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ cũngbị Nhật Bản chiếm cứ bằng võ lực nên cũng sẽ phải giao hoàn cho Trung Quốc.

Tại BiểnĐông Hải, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã bị Nhật Bản chiếm cứ bằngvõ lực hồi khởi sự Thế Chiến II. Năm 1938 Nhật Bản chiếm 3 đảo tại Hoàng Sa làPhú Lâm, Lincolnvà Hữu Nhật (Robert). Năm 1939 Nhật Bản công bố chủ quyền tại hai quần đảoHoàng Sa Trường Sa và đổi tên Hoàng Sa thành Hirata Gunto và Trường Sa thànhShinnan Gunto. Nếu quả thật hai quần đảo này thuộc chủ quyền lãnh thổ của TrungQuốc thì lẽ cố nhiên Tổng Thống Tưởng Giới Thạch cũng đã đề nghị giao hoànHoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc tại Hội Nghị Cairo 1943.

Theo côngpháp quốc tế Tuyên Cáo Cairo 1943 là một hiệp ước quốc tế tạo nên những nghĩavụ quốc tế áp dụng cho các quốc gia liên hệ. Nó có hiệu lực cưỡng hành đối vớiTrung Quốc, dầu là Trung Hoa Dân Quốc hay Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc làquốc gia kế thừa chủ quyền. Đặc biệt là, trong hiện vụ, cả hai pheQuốc Cộng Trung Hoa đều xác nhận như vậy.

Thật vậy,ngày 4-12-1950, Chu Ân Lai, lúc này là ngoại trưởng, tuyên bố tánthành Bản Tuyên Cáo Cairo1943 là văn kiện lịch sử quốc tế mà Hoa Kỳ, AnhQuốc và Trung Quốc đã ký kết để làm căn bản cho Hòa Ước ký với Nhật Bản (HòaƯớc San Francisco ngày 8-9-1951). (Chou En Lai’s Statement on the Peace Treatywith Japan.People’s China,12-16-1950).

12 năm saukhi ký, ngày 8-2-1955, trong bản “Duyệt Lại Tình Hình Thế Giới” TổngThống Tưởng Giới Thạch cũng xác nhận Tuyên Cáo Cairo và Tuyên Ngôn Potsdamđã phản ảnh chính xác sự thật lịch sử: “Tôi còn nhớ năm 1943 cố Tổng ThốngHoa Kỳ Roosevelt và Thủ Tướng Anh Churchill đã cùng tôi họp Hội Nghị Cairo đểthảo luận về những vấn đề liên quan đến việc tiến hành Chiến Tranh Chống Nhật.Trong Bản Tuyên Cáo công bố vào ngày bế mạc Hội Nghị (27-11-1943) chúng tôiloan báo rằng tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc, kể cảĐông Bắc Tỉnh (Mãn Châu), Đài Loan và Bành Hồ, phải được giao hoàn cho TrungQuốc. Bản Tuyên Cáo này đã được Tuyên Ngôn Potsdam (ngày 26-7-1945) thừa nhậnvà được Nhật Bản chấp nhận thi hành khi đầu hàng. Như vậy giá trị Tuyên CáoCairo đặt căn bản trên những thỏa thuận không ai có thể dị nghị được“.(Review of International Situation, China Publishing Co, Taipei 1956, p.p22-23).

TuyênCáo Cairo ngày 27-11-1943 cũng đã được Liên Sô tán thành tại Hội Nghị Tehran ngày 30-11-1943giữa Tổng Thống Roosevelt, Thủ Tướng Churchill và Chủ Tịch Stalin. Trongphiên Hội Nghị này Stalin cho biết ông đã đọc Tuyên Cáo Cairo với đầy đủ nộidung của nó. Ông cũng nhìn nhận rằng việc giao hoàn Mãn Châu, Đài Loan và BànhHồ cho Trung Quốc là hợp lý. (The Conferences at Cairo and Tehran 1943, TheForeign Relations of the United States, Washington D.C, 1961)

4. Đồng Minh Không Thừa Nhận Chủ QuyềnLãnh Thổ của Trung Quốc tại Hoàng Sa Trường Sa trong Tuyên Ngôn Potsdam 1945.

Tháng5-1945 Đức Quốc Xã đầu hàng Đồng Minh. Tháng 7-1945 Mỹ, Anh và Liên Sô họp HộiNghị Potsdam (Đức) để thảo luận về tương lai chính trị, đặc biệt về vấn đề tổchức tuyển cử tại các nước Đông Âu và Trung Âu. Ngoài ra Tuyên Ngôn Potsdamngày 26-7-1945 còn ấn định thể thức giải giới quân đội Nhật Bản đầu hàng ĐồngMinh tại Thái Bình Dương. Để tước khí giới quân đội Nhật, Đồng Minh quyết địnhchia Việt Nam thành 2 khu vực giải giới theo Vĩ Tuyến 16: Quân đội TrungHoacó nghĩa vụ giải giới và hồi hương quân đội Nhật từ Vĩ Tuyến 16 raBắc. Và quân đội Anhđược ủy nhiệm giải giới và hồi hương quânđội Nhật từ Vĩ Tuyến 16 vào Nam. (Japan Subdued: The End of The War inthe Pacific, Princeton Press University, 1961). Theo Tuyên Ngôn Potsdam, TrungQuốc có nghĩa vụ giải giới quân đội Nhật từ Vĩ Tuyến 16 ra Bắc kể cả tại quầnđảo Hoàng Sa tọa lạc tại Vĩ Tuyến 16: Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent Group) phía tâynam tại vĩ độ 16o30 và Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group) phía đông bắc tại vĩ độ16o50.

Trong khiđó quân đội Anh có nghĩa vụ giải giới quân đội Nhật từ Vĩ Tuyến 16 vào Nam, kểcả tại quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các Vĩ Tuyến từ 12o đến 7o (từ Cam Ranhxuống Nam Cà Mau).

Giảigiới quân nhân không phải là tiếp thu hay chiếm hữu lãnh thổ. Do đó nếuAnh Quốc không có chủ quyền lãnh thổ tại Trường Sa, thì Trung Quốc cũng khôngcó chủ quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa. Và lẽ dĩ nhiên, Trung Quốc cũng không cóchủ quyền lãnh thổ tại Trường Sa.

Về việcgiải giới quân đội Nhật tại phía Bắc Vĩ Tuyến 16, ngày 28-2-1946TrungQuốc ký với Pháp Hiệp Ước Trùng Khánhtheo đó “Pháp khước từ trị-ngoạipháp-quyền và các quyền liên hệ khác tại Trung Hoa” (chủ yếu là Pháp trả TrungQuốc các tô giới tại Thượng Hải và Quảng Châu Loan). Để bù lại Trung Quốc đồngý để quân đội Pháp đổ bộ lên Bắc Việt thay thế quân đội Trung Hoa giải giớiquân đội Nhật tại phía bắc Vĩ Tuyến 16. (Jean R. Sainteny: Histoire D’unePaix Manquée, Indochine 1945-1947).

Một tuầnsau Hiệp Ước Trùng Khánh, Chính Phủ Pháp ký với Chính Phủ Hà Nội Hiệp ƯớcSơ Bộ Sainteny ngày 6-3-1946theo đó Pháp thừa nhận Việt Nam Dân ChủCộng Hòa là một quốc gia tự do và tự trị trong Liên Bang Đông Dương và trongLiên Hiệp Pháp. Về mặt quân sự 15 ngàn quân Pháp được đồn trú tại Việt Namtrong thời hạn 5 năm. Theo tinh thần hợp tác quốc tế, Chính Phủ Hà Nội camkết sẽ tiếp đón quân đội Pháp vào Bắc Việt để thay thế quân đội Trung Hoa giảigiới quân đội Nhật.

Việc nàycho biết, khác với Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ, Đồng Minh không nhìn nhậnHoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Lý do là vì, tại Mãn Châu,Đài Loan và Bành Hồ, Trung Quốc được quyền tiếp thu rồi tự mình đứng ragiải giới quân đội Nhật Bảnmà không phải nhờ đến các quốc gia đồng minhAnh Pháp.

5. Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951Thừa Nhận Chủ Quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Mùa Xuân1945, 51 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc. 6 năm sau, năm1951, 51 quốc gia đồng minh lại họp Hội Nghị để ký Hòa Ước Cựu Kim Sơn ngày8-9-1951. Mục đích để chấm dứt tình trạng chiến tranh, phục hồi và tái thiếtNhật Bản nhằm xây dựng hòa bình thế giới trong tinh thần hòa giải, hợp tác vàhữu nghị theo tôn chỉ của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, và phỏng theo Kế HoạchMarshall được thi hành từ 1947 để tái thiết Âu Châu.

Năm 1949Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã cướp chính quyền bằng võ trang tại Hoa Lục, vàChính Phủ Trung Hoa Dân Quốc đã di tản sang Đài Loan. Trong điều kiện chính trịnày các Quốc Gia Đồng Minh Tây Phương không thừa nhận Chính Phủ Bắc Kinhchiếu Chủ Thuyết Stimsonđược áp dụng trong vụ Mãn Châu năm 1931. Do đó cảhai Chính Phủ Quốc-Cộng Trung Hoa đều không được mời tham dự Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951.

Trong khiđó, ngày 8-3-1949, Pháp ký với Việt Nam Hiệp Định Elysee để trả độc lập vàthống nhất cho Quốc Gia Việt Nam. Ngày 23- 4-1949, chiếu nguyên tắc Dân Tộc TựQuyết, Quốc Hội Nam Kỳ biểuquyết giải tán chế độ thuộc địa để sát nhập NamPhần vào Quốc Gia Việt Namđộc lập và thống nhất. Từ đó Việt Namcó tư cách để đứng ra bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ từ NamQuan đến Cà Mâu. Với tư cách này, Việt Namđược mời tham dự Hội Nghi San Francisco 1951.

Ngày12-7-1951 Ban Tổ Chức Hội Nghị San Francisco đã phổ biến bản Dự Thảo Hòa Ướctrong đó Điều 2 về Lãnh Thổ (Territory) đề cập đến 4 vấn đề chủ yếu sau đây:

(a) NhậtBản nhìn nhận nền độc lập của Triều Tiên. [sau khi thắng Nga năm 1905,Nhật thiết lập chế độ thuộc địa tại Triều Tiên].

(b)Nhật Bảnkhước từ chủ quyền tại các đảo Kurile và Sakhalin[để giao hoàn cho Liên Sô. Trước Chiến Tranh Nga-Nhật năm 1905 các đảonày thuộc chủ quyền của Vương Quốc Nga].

(c) NhậtBản khước từ chủ quyền tại đảo Đài Loanvà quần đảo Bành Hồ[đểgiao hoàn cho Trung Quốc. Những đảo này Nhật Bản đã chiếm của TrungQuốc trong Chiến Tranh Trung-Nhật 1895].

(d) NhậtBản khước từ chủ quyền tại các quần đảo Hoàng SaTrường Sa[đểgiao hoàn cho Việt Nam].

Đây làmột sự thật lịch sử và một quyết định hợp lý. Vì nếu Hoàng SaTrường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc [cũng như Đài Loan và BànhHồ] thì Điều 2 Hòa Ước San Francisco không cần phải chia thành hai đề mục riêngbiệt (c) và (d), mà chỉ cần ghi: “Nhật Bản khước từ chủ quyền tại đảo ĐàiLoan và các quần đảo như Bành Hồ, Hoàng Sa và Trường Sa”[để giao hoàn choTrung Quốc].

Khi NhậtBản tuyên bố khước từ chủ quyền lãnh thổ về Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội NghịHòa Bình San Francisco 1951, các quốc gia tham dự Hội Nghị đã phủ nhận chủquyền của Trung Quốc, và mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền của Việt Nam tại 2 quầnđảo này. Thật vậy:

Ngày5-9-1951, trong phiên Khoáng Đại Hội Nghị thứ 5, Ngoại Trưởng Liên Sô AndreiGromyko đệ trình Tu Chính Án yêu cầu Hội Nghị trao Đài Loan, Bành Hồ, Trường Savà Hoàng Sa (Nam Sa và Tây Sa) cho Trung Quốc. Tu Chính Án này đã bị HộiNghị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và 1 phiếu trắng.

Ngày7-9-1951, trong phiên Khoáng Đại Hội Nghị thứ 7, Thủ Tướng kiêm NgoạiTrưởng Trần Văn Hữu, Trưởng Phái Đoàn Quốc Gia Việt Nam lên diễn đàncông bố chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và khônggặp sự phản kháng nào của 51 quốc gia tham dự Hội Nghị (kể cả Liên Sô).Quahôm sau, ngày 8-9-1951 các quốc gia tham dự Hội Nghị San Francisco chấp thuậntoàn bộ Bản Dự Thảo Hòa Ước đặc biệt là Điều 2 quy định nền độc lập của TriềuTiên và giao hoàn 3 nhóm hải đảo tại Thái Bình Dương cho 3 nước Liên Sô, TrungQuốc và Việt Nam.

Về mặt pháplý, với sự công bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa trước 50quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc tham dự Hội Nghị San Francisco 1951, chúng takhẳng định rằng: Từ 1951 các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được cácquốc gia trên thế giới thừa nhận thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam,chứ không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Việc 92%các quốc gia Đồng Minh hội viên Liên Hiệp Quốc thừa nhận chủ quyền của Việt Namtại các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa có giá trị tuyệt đối (erga omnes: fullforce and credit), kể cả đối với những quốc gia không tham dự Hội Nghị nhưTrung Quốc và Đài Loan. (Conference for the Conclusion and Signature of thePeace Treaty with Japan, U. N. Treaty Series, Volume 136, p. 46).

Như ta đãbiết, chiếu Chủ Thuyết Stimson ban hành năm 1931, Hoa Kỳ và các quốc gia đồngminh như Anh, Pháp không công nhận Chính Phủ Mao Trạch Đông vì Đảng Cộng SảnTrung Quốc đã cướp chính quyền tại Hoa Lục bằng võ trang hai năm trước đó (1949).

Ba năm sauHội Nghị San Francisco 1951, Hội Nghị Geneva 1954 đã minh thịxác nhận chủ quyền củaViệt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


6. Hiệp Định Geneva 1954 Minh Thị Xác Nhậncác Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Chủ Quyền Lãnh Thổ của Việt Nam

Tháng7-1954, để giải quyết Chiến Tranh Đông Dương, Hội Nghị Geneva được triệu tậpvới sự tham dự của 9 quốc giagồm Ngũ Cường Mỹ, Anh, Pháp, Liên Sô và TrungQuốc, cùng Ai Lao, Cao Miên và 2 nước Việt Nam là Quốc Gia Việt Nam (MiềnNam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Miền Bắc). Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954một lần nữa, đã minh thị xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa (lúc này làQuốc Gia Việt Nam) tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thật vậy:

a). Điều4 Hiệp Định Genevangày 20-7-1954quy định như sau:

Giớituyến giữa Miền Bắc và Miền NamViệt Nam(Vĩ Tuyến 17) kéo dài ra ngoàihải phậntheomột đường thẳng góc với đường ven biển.

“Lực lượngLiên Hiệp Pháp (gồm có Quốc Gia Việt Nam, Pháp và đồng minh) phải rútkhỏi tất cả các hải đảo tại phía Bắc giới tuyến (Vĩ Tuyến 17).

“Quânđội Nhân Dân Việt Nam (BắcViệt) phải rút khỏi tất cả cáchải đảophía Namgiới tuyến”(Vĩ Tuyến 17) nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa (từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 7, từ Quảng Trị xuống Nam Cà Mau).

Do đó chiếuHiệp Định Geneva 1954, quân đội Bắc Việt phải triệt thoái ra khỏi hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa tọa lạc về phía nam Vĩ Tuyến 17 (Quảng Trị-Nam Cà Mâu).Và, lẽ tất nhiên, tất cả các quân đội ngoại quốc khác (kể cả Trung Quốc và nhấtlà Trung Quốc) phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa và khôngđược chiếm cứ hay đồn trú tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa kể cả vùng hảiphận tại Biển Đông Hải. (Từ 1955 Quốc Gia Việt Nam thay đổi chính thể vàlấy quốc hiệu là Việt Nam Cộng Hòa).

Vì Bắc Việtkhông có chủ quyền lãnh thổ từ Vĩ Tuyến 17 vào Nam, nên Chính Phủ Hà Nội khôngcó tư cách sở hữu chủ để chuyển nhượng vùng hải phận và các hải đảo Hoàng SaTrường Sa cho bất cứ quốc gia đệ tam nào, kể cả Trung Quốc và nhất là Trung Quốc.Kết quả là Công Hàm Phạm Văn Đồng gửi ChuÂn Lai ngày 14-9-1958 không có giá trị và không có hiệu lực pháp lý.

b). Hơn nữaĐiều 24 Hiệp Định Geneva 1954 còn buộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải tôn trọngchủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa: “Hiệp định này áp dụng cho tất cả cáclực lượng vũ trang của đôi bên. Lực lượng vũ trang của mỗi bên sẽ phải tôntrọng lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của bên kia và không có hành động nào chốngphá hay phong tỏa (bên kia), danh từ lãnh thổ bao gồm cả hải phận và khôngphận“.

c). Ngoàira Điều 12 Bản Tuyên Ngôn Sau Cùng của Hội Nghị Genevangày 21-7-1954 cũng khẳng định: “Các quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva (trong đó có Trung Quốc) cam kết tôn trọng chủquyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam“.(Trung Quốc là một trong 9 quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva 1954 với Anh Quốcvà Liên Sô là đồng chủ tịch). (Thế Nguyên, Đông Dương 1945-1973, Saigon, 1973).

d). PhụĐính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (1998) cũng khuyến cáo cácquốc gia hội viên tránh mọi vi phạm tập thể, thô bạo và có hệ thống bắt nguốntừ sự kỳ thị chủng tộc, đô hộ hay chiếm đóng, gây hấn hay đe dọa chủ quyềnquốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổbằng cách phủ nhận quyền dân tộc tự quyếtvà quyền của các dân tộc được hành sử đầy đủ chủ quyền đối với các tài nguyênvà nguồn lợi thiên nhiên của đất nước”.

Căn cứ vàonhững tài liệu lịch sử nói trên, Trung Quốc đã ý thức sự yếu kém của họ vềcả ba mặt pháp lý, địa lý và lịch sử.Do đó họ không bao giờ dám công khaithảo luận về vấn đề tranh chấp chủ quyền các hải đảo và hải phận tại Biển ĐôngHải. Họ thường tránh né và cho đó là một vấn đề bất khả tranh nghị. Lýdo đơn giản là họ không có tài liệu hay lý lẽ gì để đưa ra tranh nghị côngkhai trong tinh thần chính đại quang minh.

Tất cả lýlẽ và lập trường của Trung Quốc chỉ thu gọn trong câu: “Biển NamHoa là Biển Lịch Sử của Trung Quốc”.Cách đây 2000 năm, trong thế kỷ thứnhất, Đế Quốc La Mã cũng đã từng tuyên bố “Địa Trung Hải là Biển Lịch Sửcủa Chúng Tôi“. Theo các luật gia và chuyên viên hải học trên thế giới,thuyết Biển Lịch Sử của Đế Quốc La Mã và Đế Quốc Đại Hán đã lỗi thời và lạchậu.

Kể từ 1982,vấn đề Biển Lịch Sử hay Nội Hải đã được giải quyết chung thẩm bởi Điều8Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển:

“Tòa ÁnQuốc Tế định nghĩa “Biển Lịch Sử làNội Hải,nghĩa là vùng biển tọa lạc trên đất liền về phía bên trongđường cơ sở của Biển Lãnh Thổ. Theo Tòa Án Tối Cao: “Ngoại trừ trường hợpcác quốc gia quần đảo (như Phi Luật Tân hay Nhật Bản), Biển Lịch Sử hay nộihải của một quốc gia nằm bên trong đất liền về phía bên trong đường cơ sở củabiển lãnh thổ.(The International Court of Justice has defined“historic waters” as “internal water” (Fisherys cases UK vs. Norway, 1951, I.C. J. 116, 130); “Waters on the landward side of the baseline of theterritorial sea form part of the internal water of the State” (Art. 8 LOSConvention 1982).

Trong khiđó, Biển Nam Hoa chỉ là ngoại hải chạy từ bờ biển Trung Hoa đến bờ biển NamDương, và rộng tới 2000 cây số.

7. LịchSử Trung Quốc Thời Trung Cổ

Thêm mộttài liệu đáng tin cậy về chính sửTrung Quốc là cuốn “LịchSử Trung Quốc Thời Trung Cổ”do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại ĐàiBắc năm 1978. Trong bài “Nghiên Cứu về Lịch Sử và Địa Lý” học giả HsiehChiao-Min nhận định về cuộc Thám Hiểm của Trung Hoa tại Đại Dương như sau: “Suốtchiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoakhông tha thiết đến đại dương“. Theo những tài liệu lịch sử chính thống“thản hoặc nhà cầm quyền Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến NhậtBản trong các thế kỷ thứ ba và thứ hai Trước Công Nguyên, và tại Đông Nam Á,Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ 15. Điểm rõ nét nhất là tại TháiBình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô củaTrung Quốc” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ ba Trước C.N. đến nhà Thanh từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20).

Dưới đờinhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thámhiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốcgia duyên hải, đồng thời khai triển Con Đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu vàTrung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinhphục vùng Biển Nam Hoanơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Đoàn hải thuyền chỉ đi qua (cross)Biển NamHoa nhằm khai phá (explore) Ấn Độ Dương. Phái bộ không hề ghé đến cáchải đảo Việt Nam,trạm trú chân duy nhất là Đồ Bàn hay Trà Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành. Saukhi Minh Thành Tổ mất, dư luận triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hảitrình nặng phần trình diễn của Trịnh Hòa vì đã làm suy yếu nền kinh tế quốcgia.

(Throughoutmost of their long history of cultural and scientific development, the Chinesepeople have been but passively interested in the ocean. Historical recordsindicate that from time to time the Chinese authorities sent out maritimeexploring expeditions, notably those to Japan as early as the second and thirdcenturies B.C., and to Southeast Asia, India, and Africaduring the fifteenth century. Apparently there have been few, if any, planneddeep penetrations of the Pacific Ocean by theChinese during their long history. But Chinese traders did follow the land andwater trade routes to Indiaand beyond to Africa and the Middle East,prior to the Renaissance. Chiao-Min Hsieh, Chinese History Middle Ages: China Academy,Taipei, 1978,p. 287.

During aperiod of twenty-eight years, from 1405 to 1433 Admiral Cheng Ho led sevenexploring expeditions into the Pacific and Indian Oceansand visited more than thirty-seven countries. The large exploring expeditionsthat were to crossthe South China Sea and explorethe IndianOcean were criticized by the court as poor to (an impoverishment of) thecountry. Chiao-Min Hsieh, Ibid, p. 290-291).

(TheChinese expeditions were diplomaticnot commercial, much lesspiraticalor colonizing ventures. John King Fairbank, China,A New History: Harvard University Press 1991, p.138).

Trong TrungQuốc sử có nhiều tài liệu lịch sử và nhiều tác phẩm của các học giả Trung Hoa xácnhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

1. Dưới đờiNhà Thanh,trong các thế kỷ từ 17 đến 20, theo bản đồ HoàngThanh Nhất Thống Dư Địa Tổng Đồdo Chính Phủ ấn hành năm 1894, thì đếncuối thế kỷ 19,lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam làhết”.Qua thế kỷ 20 sự kiện này được xác nhận trong cuốn Trung QuốcĐịa Lý Học Giáo Khoa Thưxuất bản năm 1906 với đoạn như sau: “Điểm cựcNam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại VĩTuyến 18″. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ Vĩ Tuyến 20 (ngangThanh Hóa) đến Vĩ Tuyến 18 (ngang Nghệ Tĩnh). Trong khi đó quần đảo Hoàng Satọa lạc về phía nam, từ Vĩ Tuyến 17 đến Vĩ Tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên,Quảng Nam, Quảng Ngãi), vàquần đảo Trường Sa tại các Vĩ Tuyến 12-8 (CamRanh – Cà Mâu).

2. Trongbản đồ Đại Thanh Đế Quốcdo Chính Phủ ấn hành cũng không thấy vẽ cácquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và không thấy ghi các danh xưng Hán hóa như TâySa, Nam Sa, Vĩnh Lạc, Tuyên Đức, v…v….

Hơn nữa,trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lụccủa Vương Bỉnh Nam(1820-1842) viết: “Vạn Lý Trường Sa(Hoàng Sa) là dải cát dài ngoàibiển được dùng làm phên giậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam“.Như vậy có sự nhìn nhận rằng quần đảo này là biên thùy của Việt Nam.

Theo họcgiả Marwyn S. Samuels trong cuốn Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa, không có bằngchứng nào cho thấy nhà Thanh đã sát nhập các hải đảo này vào lãnh thổ TrungQuốc(There is no evidence here that the Ch’ing State had in any senseabsorbed the islands into the imperial domain: Marwyn S. Samuels, Contest forthe South China Sea, Methuen London, 1982, note 31, p.38). Tập Địa Dư ChíTỉnh Quảng Đôngđược vua Nhà Thanh duyệt phê năm 1731, không ghi hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc (cũng như Bản Đồ Mao Khôntrong cuốn Vũ Bị Chí đời Nhà Minh).

Trong bộsách địa lý “Đại Thanh Nhất Thống Chí” do Quốc Sử Quán Trung Hoa biênsoạn năm 1842 với lời tựa của vua Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi ThiênLý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa(quần đảo Hoàng Sa) thuộc địa phận tỉnhQuảng Đông.

Đặc biệt làtrong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lụccủa Trần Luân Quýnh (năm 1744), vùnghải phận của Việt Nam tại Biển Đông Hải được ghi bằng các danh xưng ViệtHải và Việt Dương.

Ngoài racuốn Hải Ngoại Kỷ Sựcủa Thích Đại Sán xuất bản năm 1695 đời Khang Hicũng ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khaithác vùng Biển Đông Hải nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời NhàHán, sau khi Hán Vũ Đế thôn tính và đổi tên nước Nam Việt thành Giao Chỉ Bộ,vùng biển Đông Hải chạy từ bờ biển Bắc Việt đến Thanh Hóa, Nghệ An (Giao Chỉ,Cửu Chân, Nhật Nam) có tên là Giao Chỉ Dương.

3. Đời nhàMinhcuốn Vũ Bị Chícủa Mao Nguyên Nghi (và cuốn LĩnhNgoại Đại Đápcủa Chu Khứ Phi đời nhà Tống) cũng gọi Biển Đông Hải là GiaoChỉ Dương.Trong khi đó trên các bản đồ Trịnh Hòa Hạ Tây Dương, TrịnhHòa Hàng Hải Đồkhông thấy ghi các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa với cácdanh xưng Hán hóa Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc trong các lộ trình và hảiđạo của Trịnh Hòa 7 lần đi quaBiển Nam Hoa để khai pháBiểnTây Dương (Ấn Độ Dương).

Theo lịchsử Việt Nam trong hai thế kỷ 14 và 15 có sự giao chiến liên miên giữa Việt Namvà Chiêm Thành. Nếu quả thật nhà Minh đã chiếm đất Chiêm Thành năm 1413 trongchuyến đi thứ tư của Trịnh Hòa, thì lẽ tất nhiên sử sách của Trung Hoa và ViệtNam đã phải ghi chép việc đó. Trong khi đó theo sách Dư Địa Chí đời HồngĐức, tới hậu bán thế kỷ 15 dưới đời vua Lê Thánh Tông năm 1471, ChiêmThành đã là lãnh thổ của Đại Việt gồm có lục địa, hải phận và các hải đảo.

Theo ĐạiNam Nhất Thống Chí về tỉnh Khánh Hòa thì cuốn Minh Sửcũng ghi chép như sau: “Sứ thần Chiêm Thành nói: Cổlai đất nước Chiêm có 27 xứ, 4 phủ, 7 châu, 22 huyện, nay vua An Nam lấy đichỉ còn 5 xứ, từ Bang Đô Lang đến Chân Lạp mà thôi”. Lúc này vua Nhà Minhsai sứ sang yêu cầu vua Lê Thánh Tông trả đất cho Chiêm Thành nhưng Ngài khôngchịu. (Lý do là vì Minh Chủ không trả đất Nam Việt của Triệu Vũ Đế cho nướcĐại Việt).

Những tàiliệu lịch sử này cho biết từ thế kỷ 15, các đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên làđịa bàn hải phận ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của ĐạiViệt. Cũng nên ghi chú rằng từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Nhà Minhđể giành lại chủ quyền độc lập đã bị Minh Thành Tổ tước đoạt từ 20 năm trước(1407).

4. Đời nhàNguyên,trong thế kỷ 13 Trung Quốc bị Mông Cổthôn tính trong90 năm. Năm 1257, quân Mông Cổ đánh Vân Nam và tràn sang Đại Việt.

Trước đótrong chiến dịch Tây Tiến, dưới hiệu kỳ Thành Cát Tư Hãn, quân Mông Cổđã chiếm giữ vùng Trung Á 6 ngàn dặm đến Hung Gia Lợi và nước Nga tại Bắc Âu vàBa Tư tại Nam Á. Ngoài ra họ còn thôn tính nước Tây Hạ phía tây bắc, nước Kimphía đông bắc rồi tràn sang Triều Tiên. Sau khi dẹp nhà Tống và đặt nền thốngtrị tại Trung Quốc, Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý hay Vân Nam Phủ. Tuy nhiên,tại Đại Việt, với quân dân một lòng, năm 1257 nhà Trần đã đánh tan quân Mông Cổtại Đông Bộ Đầu phía đông Sông Nhị Hà. Đây là chiến thắng đầu tiên của Đại Việtđối với nhà Nguyên.

27 năm sau,năm 1284, con Nguyên Chủ là Thái Tử Thoát Hoan kéo quân sang báo thù.

Trong HộiNghị Diên Hồng các bô lão đồng thanh xin đánh. Dưới sự lãnh đạo của Trần HưngĐạo, chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 12 năm 1284 đến tháng 6 năm 1285, quânĐại Việt đã đánh đuổi quân Mông Cổ ra ngoài bờ cõi. Toa Đô bị bắn chết, Ô MãNhi bị đuổi quá gấp phải một mình chạy trốn bằng thuyền, trong khi Thoát Hoanphải chui ống đồng lên xe tháo chạy về Tầu.

Thời giannày Hốt Tất Liệt đã có kế hoạch thôn tính quần đảo Phù Tang. Nay quân ThoátHoan đại bại kéo về, Nguyên Chủ phải đình chỉ kế hoạch Đông Tiến. Và hai nămsau, đầu năm 1287 Thoát Hoan lại tập trung lực lượng kéo quân sang Đại Việt đểbáo thù lần thứ hai.

Tuy nhiên,cũng như lần trước, chỉ trong vòng một năm quân Mông Cổ đã mua lấy thất bại. ÔMã Nhi lần này bị bắt sống. Sau đó Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoáivà Phạm Ngũ Lão đại phá quân Nguyên tại Bạch Đằng Giang khiến Thoát Hoan phảithu tàn binh tháo chạy về Yên Kinh. Và tại Thăng Long Trần Nhân Tông đem cáctướng nhà Nguyên bị bắt như Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp làm lễ hiến phù tại ChiêuLăng.

Đây làmột vinh quang của Đại Việt đã ba lần đơn phương phá vỡ kế hoạch Nam Tiến (tạiViệt Nam),đồng thời ngăn cản cuộc Đông Tiến (tại Nhật Bản) của đoànquân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn.

Sau baphen thất bại, Nhà Nguyên không còn dòm ngó Việt Nam cả trên lục địa đến các hảiđảo.Và trong các thế kỷ 13 và 14, theo chính sử, quân Mông Cổkhông xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo cuốn TranhChấp tại Biển Nam Hoacủa Marwyn Samuels “Trong suốt thế kỷ 14 các độihải thuyền hùng mạnh của nhà Nguyên có đi tuần tiễu, nhưng tại Biển Nam Hoa cáchải đảo Hoàng Sa và Trường Sa không bị chiếm đóng và không thuộc chủ quyền lãnhthổ của Trung Quốc” (sách đã dẫn, trang 20).

Nguyên Sửcũng xác nhậnđiều đó. Cũng như các sách sử địa đời Nhà Thanh, cuốn Nguyên Sử Địa Lý Chíđãviết như sau: “Cương vực Trung Quốc đời Nhà Nguyên về phía Nam chỉ đến Đảo Hải Nam, và về phía Bắc không quá Sa MạcGobi“.

5. ĐờiNhà Tống,cũng như trong thế kỷ 13 đời Nhà Nguyên, tronghai thế kỷ thứ 10 và 11, quân Đại Việt cũng đã 3 lần đánh thắng quân Nhà Tống.

Trước hết,đời Tiền Lê, năm 981 Lê Đại Hành phá tan hải quân của Lưu Trừng nhà Tống tạiBạch Đằng Giang.

Đến đời NhàLý, năm 1075, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản vây hãm quân Nhà Tống tại Châu Liêm,Châu Khâm (Quảng Đông) vả Châu Ung (Quảng Tây). Qua năm 1076, một lần nữa, LýThường Kiệt lại đánh bại hải quân Nhà Tống trên sông Như Nguyệt và sông PhúLương.

Sau 3 phenthất bại, theo trình tấu của hoàng thân Triệu Nhữ Quát, vua Tống Thần Tông đãphải theo chính sách Trọng Võ Ái Nhân(thận trọng việc võ bị, thươngxót mạng người, không phơi binh nơi lam chướng). Và đã thừa nhận nền độc lậpcủa Đại Việt.

Sách ChưPhiên Chícủa Triệu Nhữ Quát nhìn nhận rằng quần đảo Hoàng Sa mà tác giảgọi là Thiên Lý Trường Sa(Bãi Cát Dài Ngàn Dặm) là đất của nướcphiên thuộc Việt Nam, chứ không thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong đời NamTống cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp củaChâu Khứ Phi cũng xác nhận: “Vạn LýTrường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”.

Nói tóm lạicác sách sử địa Nhà Tống không bao giờ ghi chéprằng Trung Quốc đãchiếm hữu các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa như Chính Phủ Bắc Kinh đã xuyên tạctrong “Bản Chú Giải về Đảo Nam Uy và Quần Đảo Tây Sa”ngày 1-tháng 9-1951.

6. Đời NhàĐườngsách Đường Thư Nghệ Văn Chí có đề cập đến cuốn Giao Châu DịVật Chícủa Dương Phu trong đó tác giả tường thuật những việc kỳ dị vànhững nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Như tại Thất Châu Dương (Nhóm AnVĩnh, Hoàng Sa) là nơi có nhiêu từ thạch hay đá nam châm khiến các thuyền ngoạidương có đóng chốt sắt không đi qua được. Đây có sự thừa nhận các đảo Hoàng Salà thành phần của Việt Nam.

Ngoài rasách Tứ Di Lộ Trìnhdo Giã Đàm đời Đường khi ghi lộ trình hay hải đạoHongkong-Tân Gia Ba cũng không ghi các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa hay các danhxưng Tây Sa, Nam Sa.

Kế tiếp đờinhà Đường là đời Ngũ Đại Thập Quốc(907-960). Đây là một giai đoạnlịch sử phân hóa và suy yếu. Thừa dịp này, năm 939 Ngô Quyền đánh thắngquân Nam Hán để giành lạichủ quyền độc lập cho Việt Nam.

7. Đời NhàHán,trong cuốn Chư Phiên Chí,sử gia Triệu Nhữ Quát đời NhàTống đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ như sau:

Năm 111Trước Công Nguyên, sau khi thôn tính NamViệt “Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra hai quận Châu Nhai và ĐạmNhĩ (Đảo Hải Nam).Trong thế kỷ thứ nhất Trước C.N. Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam,mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ 6 và đầu thế kỷ thứ 7) mớiđặt lại quyền cai trị”.

Như đãtrình bày, đến cuối đời Nhà Thanh vào đầu thế kỷ 20, biên cương của Trung Quốcvề phía Nam chỉ chạy tới quận Quỳnh Châu đảo Hải Nam tại vĩ tuyến 18.

Tổngkết lại, về mặt chính sử, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần Hán đến sau ThếChiến II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu nào ghi rằngBiển Đông Hải với Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Mãi tới năm1951nhân kỳ Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951, lần đầutiênChính Phủ Bắc Kinhmới đưa ra Công Bố ngày 1-9-1951đòi chủ quyền lãnh thổ tại các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là Bản ChúGiải về Đảo Nam Uy và Quần Đảo Tây Satheo đó “đảo Nam Uy cùng toàn thểcác quần đảo Nam Sa và Tây Sa đều là lãnh thổ của Trung Quốc, các tài liệu lịchsử liên quan đến các quần đảo này có từ đời nhà Tống. (Notes on the Nanwei and Sisha Islands,People’s China, Foreign Language Press, 9-1-1951).

Tuy nhiênlịch sử Trung Quốc đã không ghi nhận như vậy. Như đã trình bày, cuốn LĩnhNgoại Đại Đápcủa sử gia Chu Khứ Phi đời Nhà Tống cũng gọi vùng biển HoàngSa Trường Sa là Giao Chỉ Dương (biển của nước Giao Chỉ tức Việt Namđời Nhà Hán).

Qua năm 1956khi Phi Luật Tân đòi chủ quyền các hải đảo Thái Bình (Itu Aba) và TrườngSa (Spratly), ngày 29-5-1956 Chính Phủ Đài Bắcđã lên tiếngphản kháng và chủ trương rằng các hải đảo này đã thuộc chủ quyền lãnh thổ củaTrung Quốc từ đời nhà Minhtrong thế kỷ 15.

Tuy nhiêncũng như Bản Công Bố Chủ Quyền của Bắc Kinh năm 1951, Bản Phản Kháng Phi LuậtTân năm 1956 của Đài Bắc không viện dẫn được bằng chứng cụ thể nào về pháp lý,địa lý hay lịch sử để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc tại các quần đảoHoàng Sa và Trường Sa. Cả hai Chính Phủ Trung Hoa chỉ quả quyết suông rằng BiểnNam Hoa là Biển Lịch Sử của Trung Quốc từ các đời Hán Vũ Đế, Tống Thần Tông hayMinh Thành Tổ.

Trên thựctế đây chỉ là âm mưu của Chính Phủ Bắc Kinh nhằm khôi phục chủ nghĩa báquyền Trung Quốcdo Mao Trạch Đông tái phát động từ cuối thập niên 1950.Và để thi đua tranh thủ nhân tâm, Chính Phủ Đài Loan cũng phụ họa luận điệunày. Mặc dầu, như đã trình bày, cho tới tháng 2-1955 Tổng Thống Trung Hoa DânQuốc Tưởng Giới Thạch vẫn xác nhận giá trị Tuyên Cáo Cairo 1943 trong đó TrungQuốc khước từ chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.

8. Phục Hồi Chủ Nghĩa Đại Hán

Tháng5-2008 trên tạp chí Duyệt Lại Nền Kinh Tế Tại Viễn Đông(Far EasternEconomic Review), học giả Micheal A. Ledeen trong Viện Nghiên Cứu Chính Sáchcủa Hoa Kỳ đã mệnh danh chính sách bá quyền của Trung Quốc hiện nay là ChủNghĩa Phát Xít Cổ Điển(Beijing Embraces Classical Fascism).

Theo tácgiả, thay vì tiếp thu chủ nghĩa đa nguyên theo sự mong đợi của mọi người, giớilãnh đạo Trung Quốc càng ngày càng trở nên giáo điều và bảo thủ. Cũng như tại ÝĐại Lợi 50 năm sau Cách Mạng Phát Xít, Nhà Nước Ý vẫn giữ nguyên chế độ độc tàivà chủ yếu vẫn đàn áp chính trị. Để biện minh cho chế độ, họ đã nêu lên quan hệvề sự vinh quang cổ xưa của dân tộc Ý thời Đế Quốc La Mã. Ngày nay, để phỏngtheo Chủ Nghĩa Phát Xít Cổ Điển Ý, Bắc Kinh cũng đề xướng “Dân Tộc Hán VĩĐại“. Mục đích để giữ chặt quyền lực chính trị hầu phục hồi Đế Quốc ĐạiHán.

Đây chínhlà Chủ Nghĩa Đại Hán được xây dựng và phục hồi. Với “tứ hiện đại hóa” TrungQuốc ngày nay đã biểu lộ tính hiếu chiến trong chính sách bành trướng cả vềkinh tế lẫn chủ quyền lãnh thổ. Quân đội Trung Quốc đang tăng cường sứcmạnh để hy vọng có ngày đủ phương tiện nhằm lọai trừ hay phòng ngừa sự canthiệp của Hoa Kỳ tại Á Châu Thái Bình Dương. Trong khi chờ đợi họ phóng kimngân để tích cực vận dụng thông tin tuyên truyển hầu giành cảm tình và sự thánphục của các quốc gia trên thế giới. Sau đó, theo truyền thống và tự hàolịch sử, họ sẽ bước vào giai đoạn đối đầu với phe Dân Chủ Tây Phương. Họ kỳvọng rằng với quyết tâm và phát triển kinh tế, hệ thống Trung Quốc sẽ nổi bậttrên thế giới khiến các quốc gia khác phải khâm phục và mặc nhiên chấpthuận để họ thôn tính các vùng lãnh thổ và hải đảo tại Á Châu.

Những nhậnđịnh nói trên của ký giả Micheal A. Ledeen cũng là những nhận định của Tiến SĩLo Chi-Kin từ Hong Kong trong Luận Án Tiến Sĩ đệ trình Đại Học Kinh Tế ChínhTrị Luân Đôn năm 1986 : Đối với Trung Quốc, những lãnh thổ phụ dung trước kiađã được Trung Quốc chinh phục và khai hóa, nay phải trả lại (Trung Quốc) vănminh chứ không thể thuộc về phe (Đế Quốc) dã man (Territory once won forcivilization must not be given back to barbarism: Chi-Kin Lo, China’sPolicy Towards Territorial Disputes, Routledge London, 1989).

Trong thậpniên 1960 khi phát động Cách Mạng Văn Hóa, Trung Quốc đã viện dẫn nguyên tắcnày để giành giật chủ quyền lãnh thổ trong Chiến Tranh Biên Giới Ấn-Hoa. Lúcnày chính sách ngoại giao của Bắc Kinh nhằm thu hồi toàn vẹn chủ quyền lãnh thổcủa Đế Quốc Trung Hoa thời cực thịnh. Đó là quan niệm “trật tự thế giớitheo truyền thống Trung Quốc“.

Từ sauChiến Tranh Biên Giới Hoa-Ấn năm 1962, mọi người nhìn rõ tham vọng không baogiờ thỏa mãn của Trung Quốc muốn đòi những lãnh thổ mà họ đã thôn tính tronglịch sử. Chính sách này được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lược Sử TânTrung Quốc”có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao Trạch Đông: “Tất cả cáclãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe ĐếQuốc Tây Phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau Thế Chiến I,như Ngoại Mông, Triều Tiên, “An Nam”, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan,Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như ĐàiLoan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc“.

Đây là khátvọng bá quyền của Trung Quốc không bao giờ thỏa mãn. Đế Quốc Ngai Rồngpháthiện từ các đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế và Minh Thành Tổ đã được Mao TrạchĐông chủ trương phục hồi từ 1955.

Trong cuốn CáchMạng Trung Quốc và Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốcxuất bản sau năm 1949có đoạn như sau:

“Sau khiđánh bại Trung Quốc trong chiến tranh võ trang, các đế quốc đã thôn tính nhiềunước phụ dung của Trung Quốc: Nhật Bản chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Bành Hồ, cácđảo Ryukyu, và Port Arthur. Anh chiếm Miến Điện, Bhutan, Nepal và Hong Kong;Pháp chiếm “An Nam”; và ngay cả một quốc gia vô nghĩa như Bồ Đào Nha cũng chiếmMacao”.

(In earlierdays, especially in the immediate aftermath of the Sino-Indian border war of1962, a popular interpretation of China’s policies towardsterritorial disputes was that they were dictated by insatiable irredentistambitions. It has been claimed that it is the belief of the Chinese thatterritory once won for civilization must not be given back to barbarism.Therefore territory which was once Chinese must forever remain so, and, iflost, must be recovered at the first opportunity C. P. Fitzgerald, TheChinese View of Foreign Relations, 1963.

Indefeating Chinain war, the imperial states have taken away many Chinese dependent states and apart of her territories. Japantook away Korea, Taiwan, the Ryukyu Islands, the Pescadores and Port Arthur; Britainseized Burma, Bhutan, Nepaland Hongkong; Franceoccupied “Annam”; and evenan insignificant country like Portugaltook Macao.

Mao’sremark is believed to have lent weight to the irredentist interpretation of China’sterritorial policies. Guy Searls, Communist China’s Border Policy, DragonThrone Inperialism? Hongkong 1963).

(Irredentistinterpretation means an advocate of the recovery of lands of which his nationhas been deprived, or, of territory historically or culturally related to hisnation but now subject to a foreign government).

Nhận địnhnói trên của họ Mao đã yểm trợ cho chính sách thổ địa của Trung Hoa với quanniệm cực đoan cho rằng, về phương diện lịch sử và văn hóa, bất cứ lãnh thổ nàotrước kia thuộc ảnh hưởng Trung Quốc hiện bị các đế quốc (Tây Phương) xâmchiếm, nay phải giao hoàn cho Trung Quốc.

Riêng tạiViệt Nam và vùng Biển Đông Nam Á, Trung Hoa đề ra thuyết Biển Lịch Sử và chủtrương rằng họ đã viện dẫn rất nhiều tài liệu lịch sử từ thời cổ xưa chobiết họ đã khám phá và chiếm cứnhững hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do đóhọ tự cho có ưu thế trên lãnh vực lịch sử và khẳng định rằng chủ quyền củaTrung Quốc tại các quần đảo trong Biển Nam Hoa là vấn đề “bất khả tranh nghị”(Both contentions are strong: the ancient title based on immemorialpossession or discovery- occupation).

Điều đánglưu ý là Bắc Kinh mới chỉ chính thức lên tiếng đòi chủ quyền tại Biển Đông Hảingày 1-9-1951viện cớ họ đã chiếm cứ Hoàng Sa Trường Sa từ đời NhàTống(thế kỷ thứ 10).

Trong khiđó, 5 năm sau, ngày 29-5-1956, trongbản kháng nghị Phi Luật Tân tại Trường Sa, Đài Bắc lại chủ trương rằng TrungQuốc chỉ thủ đắc chủ quyền các hải đảo này từ đời Nhà Minh(thế kỷ15).

Trong mọitrường hợp, người Trung Hoa, dầu là quốc gia hay cộng sản vẫn chỉ căn cứ vàonhững tài liệu ngoại sử, vào thuyết Biển Lịch Sử và thuyết Thủ ĐắcChủ Quyền do Khám Phá và do Chiếm Cứ. Họ chủ quan cho đó là lập trường ưuthắng không ai có thể phủ nhận hay bác bỏ.

Nếu quảthật muốn trung thành với chủ trương phải giao hoàn các lãnh thổ bị lấn chiếmdo chiến tranh võ trang, thì trước hết Trung Quốc phải giao hoàn cho ViệtNam toàn thể lãnh thổ nước Nam Việtdo Triệu Vũ Vương thiết lập năm 207Trước C. N. bao gồm vùng trung nguyên Trung Quốc với các tỉnh Hồ Nam, QuảngĐông, Quảng Tây, đảo Hải Nam và Việt Nam. Năm 181 Trước C. N., sau khi đánhthắng quân Tây Hán tại quận Trường Sa, Triệu Vũ Vương xưng đế hiệu là Nam ViệtHoàng Đế, ngang hàng với Hán Cao Tổ tại miền Bắc. Năm 157 Hán Văn Đế sai LụcGiả đưa quốc thư khuyến dụ Triệu Vũ Đế từ bỏ đế hiệu với lời cam kết sẽ đểTriệu Vũ Vương được toàn quyền cai trị vùng trung nguyên Trung Quốc từ NgũLĩnh đến bờ biển Việt Nam.

Tuy nhiênnăm 111 Trước C. N. Hán Vũ Đế đã phản bội cam kết của các tổ phụ và tiên vươngnhà Tây Hán như Hán Cao Tổ và Hán Văn Đế. Và đã đem quân thôn tính Nam Việtnhằm Hán hóa vùng lãnh thổ này, mặc dầu Nam Việt có nền văn hóa và văn minhkhác biệt với các dân tộc du mục miền Bắc. Đó cũng là nhận định của Giáo Sư C.P. Fitzgerald tại Đại Học Oxford: “Trong trường hợp nước Nam Việt giữ vững chủquyền độc lập với nền văn hóa đặc thù của Miền Nam,thì dầu nhà Hán cóchiếm được miền Quảng Châu và Vân Nam, họ cũng sẽ không thành công trong việcthiết lập ảnh hưởng tại vùng châu thổ Sông Tây Giang phía đông nam Trung Quốc”.(Had Nan Yueh remained independent, it is very possible a separate culturewouldhave arisen in the south, and the Chinese might never have established theirinfluence in the valley of West River. C. P.Fitzgerald: China, A Short Cultural History, Oxford University Press1953,p.184).

Điềunghịch lý là, dầu quả quyết nắm chắc phần thắng trong tay, Trung Quốc không baogiờ dám công khai đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền hải đảo và hải phận tại BiểnĐông Nam Á ra trước các cơ quan trọng tài quốc tế, kể cả các cơ quan điều giảido các quốc gia đệ tam vô tư phụ trách.

(Ironically,despite most of the existing studies having found in favour of China’s position over to islands, it appearsthat Chinahas been most reluctant to subject the disputes to international legalarbitration. Chi-Kin Lo. Ibid).

Ngay từ năm1932, trong vụ tranh chấp về quyền khai thác phốt phát trên quần đảo Hoàng Sa,đại diện Việt Nam, Chính Phủ Pháp đã viện dẫn những tài liệu lịch sử để xácđịnh chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này. Để tỏ thiện chí hòa giải, Pháp đềnghị đưa vụ tranh chấp Hoàng Sa ra trước Tòa Án Quốc Tế là cơ quan tư pháp tốicao có thẩm quyền công bố những quan điểm tham vấn (consultative opinions).Tuy nhiên Trung Quốc đã tránh né và không dám công khai trình bầy những quanđiểm pháp lý và những tài liệu lịch sử mà họ thường phô trương. (Báo cáo củaToàn Quyền Đông Dương Pierre Pasquier năm 1932 hiện lưu trữ tại Văn Khố BộNgoại Giao Pháp).

Ngàynay chúng ta thách thức Trung Quốc công khai đưa vụ tranh chấp chủ quyền cáchải đảo và hải phận tại Biển Đông Hải ra trước các cơ quan tài phán, trọng tài,hòa giải hay tham vấn theo thủ tục quốc tế (international litigation,arbitration, legal mediation or judicial consultation).

Giáo SưFairbank tại Đại Học Harvard và Giáo Sư Fitzgerald tại Đại Học Oxford cho rằngTrung Quốc vẫn chủ trương duy trì một trật tự thế giới nhằm tái lập vai trò báchủ truyền thống của họ. Quá trình lịch sử của Trung Quốc đã ảnh hưởng quyếtđịnh đến chính sách đối ngoại hiện nay của Bắc Kinh. Họ chỉ giảo hoạt nươngtheo trào lưu tiến hóa lịch sử để duy trì địa vị và uy thế, bất kể những mụctiêu tinh thần của Liên Hiệp Quốc như bình đẳng, hợp tác và hữu nghị giữa cácquốc gia hội viên trên thế giới.

(Somehistorians like Fairbank and Fitzgerald believe in the existence of a Chinesetraditional world order, or a traditional view of “their place in the world”.This historical legacy continues to exert an important influence on China’s foreignpolicy today. In Fitzgerald’s words “the Chinese view of the world has notfundamentally changed: it has been adjusted to take account of the modernworld, but only so far as to permit China to occupy, still, the central placein the picture”, C. P. Fitzgerald, The Chinese View of Their Place in theWorld: Oxford University Press 1964: 68-72. J. K. Fairbank, TheChinese World Order, Harvard University Press, 1968 and China‘s WorldOrder, Encounter, December 1968:14-20).

Hiện nay,tại vùng Biển Đông Nam Á, rập theo tham vọng của Đế Quốc La Mãhồi thếkỷ thứ nhất coi Địa Trung Hải là Biển Lịch Sử La Mã, Bắc Kinh cũng đưa rathuyết Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốcvà coi đó là mục tiêuchiến lược từ sau Thế Chiến II. Nhất là từ 1982 khi Trung Quốc ký Công Ước LiênHiệp Quốc về Luật Biển tại Montego Bay, Jamaica.

Tuy nhiênthuyết Biển Lịch Sử ngày nay đã lỗi thời. Nó đi trái những điều khoản của CôngƯớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và đi trái Luật Tục Lệ Quốc Tế của Tòa Án QuốcTế The Hague.

9. Biển Lịch Sử và Thuyết Thủ Đắc ChủQuyền

Trong suốt22 thế kỷ, từ các đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tống Thần Tông, Minh Thành Tổđến giữa thế kỷ 20 (năm 1951), Trung Quốc không bao giờ lên tiếng đòi chủ quyềncác quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa). Họ khẳngđịnh đó là một vấn đề “bất khả tranh nghị”. Để tránh né mọi cuộc tranhluận công khai trước các cơ quan điều giải, trọng tài hay tố tụng. Lý do là vì họkhông đưa ra được quan điểm pháp lý hay một bằng chứng lịch sử khả tín nào chothấy họ có chủ quyền tại các quần đảo này.

Năm 1982,sau khi ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Bắc Kinh tập hợp 400 học giả,ngày đêm nghiên cứu, thảo luận trong suốt 10 năm để kết luận rằng “Biển Nam Hoalà Biển Lịch Sử của Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay”. Rồi họ hội nghị với 100nhà trí thức Đài Loan để xác định chủ trương này.

Tuy nhiênvề mặt Công Pháp Quốc Tế, chiếu án lệ của Tòa Án Quốc Tế The Hague, muốn có BiểnLịch Sửphải hội đủ 3 điều kiện:

1) Phải cósự hành sử chủ quyền;

2) Một cáchliên tục và trường kỳ; và

3) Được sựthừa nhận của các quốc gia duyên hải, đặc biệt là các quốc gia tiếp cận và đốidiện.

Dầu sao TòaÁn Quốc Tế đã định nghĩa “biển lịch sử là nội hải”.

Năm 1982Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã kết thúc mọi cuộc tranh luận khi quyđịnh trong Điều 8 như sau:

“Ngoại trừtrường hợp các quốc gia quần đảo [như Phi Luật Tân hay Nhật Bản] Biển LịchSử hay nội hải của một quốc gia nằm bên trong đất liền, về phía bên trong đườngcơ sở của biển lãnh thổ.The International Court of Justice has definedhistoric waters as “internal water” (Fisherys cases UK vs. Norway, 1951, I. C.J. 116, 130); “Waters on the landward side of the baseline of the territorialsea form part of the internal water of the State” (Art. 8 LOS Convention1982).

Ngoài raTrung Quốc còn nêu lên thuyết Thủ Đắc Chủ Quyền các đất vô chủ, thủđắc do khám phá và thủ đắc do chiếm cứ.

A. Thủ Đắc do Khám Phá (Acquisition byDiscovery).

Theo cáctài liệu do Bắc Kinh xuất trình, từ hơn 2000 năm nay, dưới đời nhà Hán, với 100ngàn hải quân, Đô Đốc Yang Pu đã khám phá các hải đảo tại Biển Nam Hoa, và dođó đã thủ đắc chủ quyền các hải đảo này.

Lý luận nàyhoàn toàn vô căn cứ:

1) Trướchết không có tài liệu khách quan vô tư nào kiểm chứng có sự tuần thám của 100ngàn hải quân Trung Quốc tại các tiểu đảo san hô trên Biển Đông Hải. Có chăngchỉ là đội hải thuyền của Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đi thôn tính Đông Ngô và đãbị Chu Du và Gia Cát Lượng đánh tan trong TrậnXích Bích.

Vả lại, nhưđã trình bày, trong thế kỷ thứ I Trước C.N, quân Nhà Hán đã rút khỏi đảo Hải Namcho đến cuối thế kỷ thứ 6 mới đặt lại quyền cai trị.

Hơn nữa, sửsách đời Nhà Thanh còn ghi rõ “đến cuối thế kỷ 19, lãnh thổ của Trung Quốc chỉchạy đến đảo Hải Nam tại vĩ tuyến 18 là hết”. Như vậy trong 20 thế kỷ, từ đời NhàHán đến đời Nhà Thanh, hải quân Trung Quốc không chiếm hữu các quần đảo HoàngSa và Trường Sa tọa lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến thứ 8 (QuảngTrị-Cà Mâu).

2) Vả lạikẻ khám phá không đương nhiên là kẻ sở hữu. Hoa Kỳ đã khám phá mặt trăng, treocờ, lấy đá, chạy xe thử nghiệm và chiếm cứ tượng trưng nhiều lần. Nhưng khôngphải vì các hành động này mà Hoa Kỳ có thể tuyên bố: “Mặt trăng thuộc chủ quyềnkhông gian của Hoa Kỳ”.

3) Các nhàthám hiểm hàng hải quốc tế từ thế kỷ 15, như Christopher Columbus khám phá ChâuMỹ, Vasco de Gama khám phá Mũi Hảo Vọng tại Phi Châu và các hoang đảo tại Ấn ĐộDương; Magellan đi xuyên ba đại dương từ Đại Tây Dương vượt Ấn Độ Dương quaThái Bình Dương, khám phá quần đảo Phi Luật Tân và hải đảo Guam. Vậy mà Tây BanNha và Bồ Đào Nha cũng không đòi chủ quyền các hải đảo này. Cũng trong tinhthần đó, năm 1867 Hải Quân Anh đã phát hiện Quần Đảo Trường Sa và đặt tên làSpratleys. Vậy mà Anh Quốc cũng không đòi chủ quyền các hải đảo này, dầu rằng,theo Tuyên Ngôn Potsdam 1945, Anh Quốc được Đồng Minh trao nghĩa vụ giải giớiQuân Đội Nhật tại Spratleys.

4) Vẫn theotinh thần đó, khám phá ra Bắc Cực, Nam Cực, rồi cắm cờ, dựng bia kỷ niệm cũngkhông có hiệu lực ban bố chủ quyền cho người chinh phục.

B. Thủ Đắc do Chiếm Cứ (Acquisition byOccupation)

Theo côngpháp quốc tế, muốn thủ đắc chủ quyền các đất vô chủ(terra nullius),sự chiếm cứ phải có những đặc tính sau đây:

1)Chiếm cứ thực sự.

Tại TrườngSa trong số các đảo, cồn, đá, bãi có danh xưng quốc tế, Trung Quốc chiếm 8 đơnvị, Đài Loan chiếm đảo Ba Bình hay Thái Bình, trong khi Việt Nam chiếm 21 đảovà Phi Luật Tân chiếm 8 đảo..

2)Chiếm cứ công khai.

Sự chiếm cứphải có tính công khai, không thể ngấm ngầm như trường hợp Trung Quốc lấn chiếmvà xây công sự tại đá chìm Mischief trên thềm lục địa Phi Luật Tân năm 1995.

3)Chiếm cứ hòa bình.

Không có sựchối cãi rằng trong năm 1956 hải quân Trung Quốc đã chiếm cứ võ trang 7 đảoHoàng Sa thuộc Nhóm An Vĩnh phía đông bắc.

Năm 1974Trung Quốc lại dùng võ lực xâm chiếm 6 hải đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềmphía tây nam.

Năm 1988,lần đầu tiênhải quân Trung Quốc tấn công võ trang các đảo Trường Sa, vàđã chiếm Đá Chữ Thập và Đá Gaven cùng một số đá chìm và bãi ngầm.

Năm 1992,Trung Quốc lại dùng võ lực xâm chiếm Bãi Vạn An trên Thềm Lục Địa Việt Namphía đông nam các Bãi Thanh Long và Tứ Chính.

Những vụchiếm cứ này không có tính hòa bình mà do xâm lăng võ trang nên không được luậtpháp và tòa án bảo vệ. Vì nó đi trái Điều 2 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Cũngnhư thời Thế Chiến II, Nhật Bản đã chiếm cứ Hoàng Sa và Trường Sa bằng võ lựcnên không có tư cách chủ quyền hợp pháp.

4)Chiếm cứ liên tục và trường kỳ

Cho đến năm1951 Trung Quốc không bao giờ lên tiếng đòi chủ quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa vàTrường Sa.

Trong khiđó, ít nhất từ 1816 dưới đời Vua Gia Long, Việt Nam đã chiếm cứ công khai, liêntục, hòa bình các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bia chủ quyền do người Phápdựng năm 1938 có ghi:

RépubliqueFrancaise (Cộng Hòa Pháp)

EmpireD’Annam (Vương Quốc Việt Nam)

Archipeldes Paracels (Quần Đảo Hoàng Sa)

1816 -Ilede Pattle- l938 (Đảo Hoàng Sa)

Chiếm cứnăm 1816 và dựng bia năm 1938)

Các căn cứquân sự của người Pháp được thiết lập từ đầu thập niên l930. Đài Khí TượngHoàng Sa mang số 48860 thuộc Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới bắt đầu hoạt động từ1938. Trước đó, trong thập niên 1920, Công Ty Phosphate Bắc Kỳ đã khởi sự khaithác phân chim. Ngoài ra còn có hải đăng, Miễu Bà, Nhà Thờ Thiên Chúa, cầu tàuvà các nhà cửa công sự xây cất với sự đồn trú của Đội Phòng Vệ Đông Dương vàcủa Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sự chiếm cứ này có tính công khai, hòabình, trường kỳ và liên tục cho đến 1956 và 1974 khi hải quân Trung Quốc xâmlăng.

Lịch sửTrung Quốc không mang lại bằng chứng khách quan vô tư nào cho biết họ đã liêntục chiếm cứ, công bố và hành sự chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa từ các đờiHán Vũ Đế, Tống Thần Tông, Minh Thành Tổ hay Càn Long. Nếu chỉ có một số ngưdân lẻ tẻ từ đảo Hải Namđến đánh cá theo mùa thì cũng không có sự công bố và hành sử chủ quyền củaNhà Nước Trung Hoa.

5) Hơnnữa sự chiếm cứ phải được sự thừa nhận của các quốc gia liên hệ.

Như đãtrình bày, năm l951, 51 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị Hòa Bình Cựu Kim Sơn đểký Hiệp Ước Hòa Bình Nhật Bản, trong đó Nhật Bản từ bỏ chủ quyền về Hoàng SaTrường Sa nhưng không nói để trả cho nước nào. Ngoại Trưởng Liên Sô yêu cầu HộiNghị biểu quyết trao Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Quốc. Nhưng Hội Nghị đã bácbỏ thỉnh cầu này với 46 phiếu chống và 3 phiếu thuận . Sau đó Thủ Tướng kiêmNgoại Trưởng Quốc Gia Việt Nam lên diễn đàn công khai tuyên bố chủ quyền củaViệt Nam tại Hoàng Sa Trường Sa và không gặp sự phản kháng nào.

Sự thừanhận chủ quyền hải đảo chỉ có ý nghĩa nếu xuất phát từ các quốc gia duyên hảiđối diện và tiếp cận. Vì các đảo này tọa lạc tại Biển Đông Nam Á, nên chỉ cácquốc gia Đông NamÁ mới có thẩm quyền thừa nhận. Mà cho đến nay trong tất cả các quốc gia ĐôngNam Á không một nước nào thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa vàTrường Sa.

Điều đánglưu ý là, cho đến những năm 1956, 1974, 1988 và 1992 các đảo Hoàng Sa vàTrường Sa đã do Việt Nam chiếm cứ công khai, hòa bình và liên tục nên không thểcoi đó là đất vô chủ. (terra nullius)

Như vậythuyết Thủ Đắc Chủ Quyền do Khám Phá hay do Chiếm Cứ do Trung Quốc viện dẫn đãtrở thành vô dụng. Nó chỉ dựa vào những lời tuyên bố suông, những khẩu thuyếtvô bằng. Hơn nữa nó vi phạm nghiêm trọng các điều khoản trong Hiến Chương LiênHiệp Quốc và trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đồng thời vi phạm chủquyền lãnh thổ của Việt Nam.

Do đó, vềmặt công pháp quốc tế, Thuyết Biển Lịch Sử không còn là một vấn đề tranh nghịtại các cơ quan trọng tài hay các Tòa Án Luật Biển. Vì thuyết này đi trái vớiLuật Tục Lệ Quốc Tế của Tòa Án Quốc Tế và đã bị Công Ước Liên Hiệp Quốc về LuậtBiển bác bỏ trong Điều 8.

Vì biết rõđiều đó nên Trung Quốc không bao giờ dám đưa vụ tranh chấp hải phận và cáchải đảo tại Biển Đông Nam Á ra trước Tòa Án Quốc Tế, Tòa Án Luật Biển hay trướccác cơ quan Trọng Tài và Điều Giải của Liên Hiệp Quốc.

Trong mọitrường hợp, dầu cực đoan đến mấy, ngày nay Bắc Kinh không còn dám yêu sách đòichủ quyền lãnh thổ tại một số các quốc gia Đông Á như Triều Tiên, Miến Điện,Nepal, hay Việt Nam mà Mao Trạch Đông thường miệt thị là “nước phụ dung An Nam”

10. Tín Nghĩa và Quyền Mưu

Muốn hộinhập vào cộng đồng nhân loại văn minh, thay vì tổ chức các thế vận hội về thểdục thể thao hay các hội chợ thế giới về văn hóa kỹ thuật với tác dụng phôtrương tuyên truyền, Bắc Kinh nên trở về với tín nghĩa, pháp lý và đạo lý. Bằngcách tôn trọng danh dự quốc gia và chữ ký của mình để nghiêm chỉnh thực thiCông Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà họ đã ký kết tham gia từ 28 năm nay.Nếu đi ngược trào lưu tiến hóa của nhân loại văn minh và trọng pháp, Trung Quốcsẽ bị các quốc gia trên thế giới chê cười và tẩy chay do thái độ trí trá, tiềnhậu bất nhất, nói một đàng làm một nẻo.

Theo cácnhà minh triết cổ kim có hai con đường lập quốc:

Lấy tínnghĩa mà lập quốc là theo chính đạo.

Lấy mưu môquỷ quyệt mà trị nước là theo tà đạo.

Con đườngnày sẽ đưa đất nước đến suy vong.

(Tínnghĩa lập nhi nhân đạo, quyền mưu lập nhi vong quốc).


Tài liệu soạn cho các sinh viên Việt Nam ở trongnước, các sinh viên Việt Nam tại hải ngoại và các sinh viên Việt Nam du học tại hải ngoại)

Mùa Xuân2010


Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một cái nhìn 'trần trụi' về quan hệ Việt – Trung

    27/07/2011Bá Mạnh thực hiệnTình hình “biển Đông dậy sóng” thời gian qua không nằm ngoài bối cảnh tham vọng lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc cũng như mối quan hệ lịch sử phức tạp giữa hai nước Việt - Trung. Phóng viên Đất Việt online đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Trần Ngọc Vương, ĐH Quốc gia Hà Nội, người đã nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc, về điều này...
  • Vấn đề Biển Đông: Phải giúp nhiều người Trung Quốc tỉnh ngộ!

    27/07/2011Hoàng Hạnh (thực hiện)“Một số người Việt trong nước chưa hiểu hết các sự kiện đã và đang xảy ra, kiều bào thiếu thông tin. Không chỉ vậy, khá đông người Trung Quốc đang bị phương tiện truyền thông nước họ “đánh lừa” nên hiểu sai về Việt Nam”.
  • Trung Quốc muốn gì?

    22/07/2011Ross TerrillTrong thế giới ngày nay, Trung Quốc là khác thường vì họ vừa một phần là đế chế và một phần là quốc gia hiện đại. Một nhà nước đảng trị theo chủ nghĩa Mác-Lênin hiện đại hóa đã được thiết lập trên một truyền thống cai trị thành công rất lâu đời và tinh thần đế quốc nằm trong truyền thống ấy. Đặc tính này kéo dài đế chế chuyên quyền vào một kỷ nguyên mà các đế chế thường là đa quốc gia...
  • "Điều khiến Trung Quốc sợ và không ngờ tới"

    14/07/2011Chuyên gia 10 năm ở Bắc Kinh Dương Danh Dy“Sức mạnh của dân tộc và thời đại, cộng thêm sự khôn khéo, biết điều, sáng tạo, dám có đột phá trong đường lối chính sách đối ngoại chính là sự bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền biển đảo của nước ta lúc này”, đó là lời chia sẻ của ông Dương Danh Dy - người từng có 10 năm làm công tác ngoại giao tại Trung Quốc với báo Giáo dục Việt Nam...
  • “Trung Quốc sẽ nhận một bài học xác đáng”

    14/07/2011Huyền AnhĐó là nhận định của Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..." khi trao đổi với Báo GDVN về vấn đề biển đảo của dân tộc...