"Hoắng" những comments

Nhà nghiên cứu và phê bình văn học
07:13 SA @ Thứ Hai - 07 Tháng Sáu, 2021

Không thể nào có một đối thoại ôn hòa, cùng hướng về việc tìm kiếm tri thức, sự đồng thuận hoặc giải pháp tối ưu khi mà một bên thích phá đám, chửi đổng, văng tục vô lối…


Hôm rồi, có một anh bạn chat với tôi, than phiền về một người bạn nọ, vốn cũng được coi là chỗ thân tình, đã cho anh một phen "bẽ mặt" trên Facebook. Chuyện là, anh bạn tôi viết một cái status (bài đăng) nói về chuyện sách vở, khi viết đãng trí, ghi sai tên tác giả. 

Chuyện chẳng có gì, nếu anh ta viết vào trong Messenger nhắc sửa lại thì tốt biết bao. Đằng này, anh ta muốn khoe kiến thức, muốn tỏ ra hơn người, muốn tỏ vẻ ta đây, nên comment (bình luận) thẳng vào dưới bài của bạn tôi với một cái giọng rất trịch thượng, xúc phạm. Anh ta bảo: “Đây là những kiến thức phổ thông, không được phép sai”. Người bạn tôi tỏ ra rất buồn về chuyện này…

Mươi năm trở lại đây, số người tham gia Facebook ngày càng đông, mà tôi là một trong số đó. Trong rất nhiều chức năng (đưa tin, bài, ảnh, share, like…), có một chức năng là bình luận (comment) dưới bài của một ai đó mà mình kết.


Các bình luận xuất phát từ rất nhiều động cơ. Thường thấy nhất là tán đồng, tán dương, động viên, khích lệ, khen, ngợi ca tin/bài của ai đó gắn liền với nội dung nào đó. 

Tiếp nữa là bàn luận, thậm chí tranh luận, phản ứng lại ý kiến của ai đó (chủ trang, người tham dự, hoặc nhân vật trong câu chuyện…). Ở loại bình luận này, tình trạng các ý kiến bị phân hóa rất cao, chia làm nhiều ngả, với các thái độ cũng rất đa dạng, khác nhau.

Khổ một nỗi, do dung lượng có hạn, cũng lại do các ý kiến được trình bày dưới dạng lời thoại ngắn, trực tiếp, nên hầu như không bao giờ có thể trình bày hết/rõ các ý một cách bài bản, hệ thống, có đầu có cuối được. Từ đó dẫn đến mấy tình trạng:

1) Nếu người đối thoại đòi hỏi “làm cho ra nhẽ”, tức là kỳ cùng lý, thì câu chuyện sẽ không bao giờ được đáp ứng, mà một khi không được đáp ứng dễ sinh mất bình tĩnh, dễ xúc phạm nhau.

2) Nếu người đối thoại biết dừng lại với một thái độ ôn hòa, có phần chấp nhận, giữ hòa khí và được người thoại chấp nhận, tự điều chỉnh cuộc thoại, câu chuyện sẽ dẫn đến một cảm xúc dễ chịu.

3) Nhưng có những trường hợp, ngay cả một bên thoại chủ trương ôn hòa cũng không được bên kia chấp nhận, thậm chí bị mạt sát, xúc phạm, cáo buộc… Lúc đó, bên chủ trương ôn hòa rất dễ bị tổn thương và có khi rơi vào tình thế dở mếu dở cười.

Việc tham gia sinh hoạt trên Facebook, thực chất là tham gia vào truyền thông giao tiếp đại chúng, một mặt các chủ thể tham thoại không thể đòi hỏi đồng đều về tri thức, tính cách, đạo đức, ý thức dân chủ… Nhưng nếu trong một xã hội có mặt bằng tri thức tương đối cao, ý thức dân chủ cũng cao theo, các sinh hoạt truyền thông chắc chắn cũng được nâng cao về tư thế, vẻ đẹp văn hóa của nó. Không thể nào có một đối thoại ôn hòa, cùng hướng về việc tìm kiếm tri thức, sự đồng thuận hoặc giải pháp tối ưu khi mà một bên thích phá đám, chửi đổng, văng tục vô lối…

Trở lại câu chuyện trên kia, nghe xong, tôi hỏi: “Thế cậu trả lời trên Facebook thế nào?”. Bạn tôi bảo: “Còn biết nói thế nào nữa. Chả lẽ lại đôi co, bóc mẽ nó trên Facebook ư? Mặt nó xấu thì mặt mình đẹp được? Nhưng mình cũng nhắn vào chỗ chat mấy câu, thế là im. Cái tính thằng này vẫn hay tinh tướng vậy”.

Quan sát trên mạng hiện nay, các status thì nhiều nhưng chất lượng các thông tin về cơ bản rất ít, phần lớn là chuyện tán nhảm, hoặc cãi lộn, hoặc chửi đổng. Có người nhận xét: Xem dân mạng chửi nhau mới thấy dân mình hung hãn thật.

Đến đây, tự nhiên nhớ đến một câu văn của cụ Nam Cao trong “Nhật ký ở rừng” thật chí lý rằng chúng nó “chẳng yêu một cái gì, chẳng làm gì. Chúng nó chỉ có tài chửi đổng!”.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chúng ta đang sống thật hay chỉ là “nhân vật ảo” được tạo ra như trong phim Ma trận?

    07/07/2020Philip Ball, BBC EarthChúng ta có phải là “người” đang sống thật hay chỉ là những “nhân vật” đang sống ảo giống như trong trò chơi điện tử? Câu hỏi này từng là mối quan tâm, trăn trở của bao nhà triết học, nhà khoa học từ cái thời mà giới khoa học gia chỉ muốn tìm hiểu xem thế giới xung quanh là gì, và tại sao.
  • Mạng xã hội chán chữ, ngán hình

    15/06/2020Trúc AnhMột mạng xã hội chỉ có tiếng con người trao đổi, trò chuyện với nhau chứ không có hình ảnh, video hay chữ nghĩa gì đang thu hút giới đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon. Một mô hình mới hay chỉ là trò vui phù phiếm?
  • Vô cảm trong thế giới ảo

    22/12/2019Quỳnh TrangTừ chuyện câu nói vô cảm, bất nhã của một cô gái người Trung Quốc trước thảm họa xảy ra với các đồng loại khiến cư dân mạng bất bình, “ chân dung” của lối sống mất phương hướng, lệch lạc, thậm chí bất nhẫn của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã được nhận diện. Đó cũng là lời cảnh báo cần thiết về tác động của thế giới ảo...
  • Thế giới ảo có khiến chúng ta mất tự do?

    19/12/2019Hảo LinhChúng ta tưởng rằng, chúng ta tạo ra mạng xã hội là để chúng ta tự do hơn: tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình, nhưng nhìn những điều đang diễn ra, chúng ta liệu có đạt được tự do thực sự?
  • Thư gửi robot Citizen: Sử dụng mạng xã hội thế nào?

    12/11/2019Xuân AnMặt mạnh của mạng xã hội thì ai cũng biết cả. Nhưng có một điều ai cũng thừa nhận, đó là việc “lướt mạng”cũng rất mất thời gian...
  • Mạng xã hội là nơi người ta sống đãi bôi với nhau

    24/10/2019Mai Xuân NamNếu bạn chia sẻ tâm trạng là vào động viên ngay: Bạn làm sao thế? Có chuyện gì vậy? Anh buồn gì à? Cố lên mọi chuyện sẽ tốt?
  • Khi giới trẻ bị lệ thuộc vào mạng xã hội

    13/03/2018Tân KhoaGiới trẻ đang nghiện nặng việc sử dụng mạng xã hội và thậm chí sẵn sàng nhịn ăn, nhịn tiêu để mua được cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Đây chính là vật bất ly thân với nhiều sinh viên và không ít người lo ngại là mạng xã hội đang khiến sinh viên không tập trung học hành...
  • Chúng ta sống thật hay sống ảo?

    24/11/2017Philip Ball/BBCBạn có phải là người thật không? Còn tôi thì sao? Câu hỏi này từng là mối trăn trở quan tâm của các nhà triết học, từ cái thời mà giới khoa học gia chỉ muốn tìm hiểu xem thế giới xung quanh là gì, và tại sao...
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Mạng xã hội lượng nhiều, chất ít

    02/04/2016Hải AnhSinh vội vã, sống vật vờ - các mạng xã hội Việt Nam đang loay hoay tồn tại, phát triển và nỗ lực tìm hướng đi riêng để thoát khỏi tình trạng ảm đạm, nhất là trước động thái cạnh tranh mạnh mẽ sắp tới đây của Yahoo! (nâng cấp dịch vụ Yahoo!360o)...
  • Văn hóa mạng - con dao hai lưỡi và những hệ lụy khôn lường

    25/10/2014Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là những hệ lụy từ việc quá lạm dụng mạng xã hội. Không ít người, nhất là giới trẻ do bị cuốn sâu vào mạng xã hội mà quên đi cuộc sống thật của mình, tìm thú vui qua những dòng bình luận, thích thú khi được nhiều người “like”...
  • Mạng xã hội - kết nối hay chia rẽ con người?

    19/07/2011Vương ĐỗNhững mạng xã hội như Twitter hay Facebook không giúp kết nối người ta với nhau – thay vào đó chúng cách ly con người với thế giới thực. Đây là lời cảnh báo mới nhất từ giới học giả về trào lưu sử dụng mạng xã hội hiện nay...
  • “Văn hóa chợ” trên Facebook

    12/06/2013Tiểu QuyênMạng xã hội đang tồn tại, phát triển cùng với những biến tướng đầy hệ lụy đã phơi bày một “bộ mặt xấu thời đại” đáng báo động..
  • xem toàn bộ