Hiện tượng luận của E. Husserl và sự tự sáng tạo của chủ thể tư duy

05:21 CH @ Chủ Nhật - 26 Tháng Hai, 2006

Husserl và ông được coi là nhà triết học có công lớn trong việc đề ra một triết lý về hiện tượng có sức thuyết phục hơn cả, ít nhất cũng ở các nước tư bản chủ nghĩa. Nói hiện tượng họclà sát nghĩa hơn cả, vì lý thuyết của Husserl trực tiếp bàn đến vũ trụ, đến xã hội loài người, không bàn đến đời sống tinh thần của con người theo nghĩa của triết học truyền thống mà chỉ bàn đến mối quan hệ giữa mỗi con người với tư cách là chủ thể cá biệt với các hiện tượng bất kể là vật chất hay tinh thần đang diễn ra xung quanh một con người cá biệt nào đó. Thuyết của Husserl chỉ cung cấp cho con người một phương pháp diễn tảnội tâm củamỗi con ngườicá biệt trướcmột hiện tượngmà không phải là một lý luận phản ánh như các lý luận nhận thức trong các hệ thống triết học truyền thống diễn ra trong lịch sử.

Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu Husserl trên những nét lớn và nội dung triết lý của ông.

Emund Husserl sinh năm 1859 tại Proznitz Moravie (thuộc nước Áo hiện nay). Ông là người Do Thái, là tiến sĩ khoa học và toán học với bản luận văn "Đóng góp vào lý thuyết về cách tính những biến phân" (Contribution a la theorie du calcul des variations) được bảo vệ năm 1983. Ngay sau đó ông theo học ngành triết học tại Vien từ 1884 - 1886 và từ đó ông cống hiến cả cuộc đời cho triết học. Ông cũng đã là thầy dạy triết học tại Halle từ năm 1887 đến 1901, dạy triết học tại Góttingen từ năm 1901 - 1916 và dạy ở Freiburs từ năm 19l6 - 1919.

Vì là người Do Thái nên ông đã sống quãng đời còn lại dưới sự ruồng bỏ của chế độ phát xít bài Do Thái đến điên cuồng và mất năm 1938.

Chúng ta biết rằng, bất cứ một lý thuyết triết học nào ra đời đều có nguồn gốc xã hội của nó. Vậy nguồn gốc xã hội của hiện tượng luận là như thế nào.

Như chúng ta đã biết, từ khi triết học ra đời đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa CNDV và CNDT về vấn đề cơ bản của triết học. Cuộc đấu tranh đó lại đang diễn ra vô cùng phức tạp trong mấy thập kỷ qua.

Vì vậy các nhà nghiên cứu theo CNDT trên thế giới cho rằng hiện tượng luận của Husserl ra đời nhằm giải quyết cuộc đấu tranh kéo dài qua nhiều thế kỷ nói trên.

Theo quan niệm của Husserl thì cuộc đấu tranh trên sở dĩ không mang lại kết quả gì sáng sủa là vì cả CNDV và CNDT đều dựa trên một quan niệm phiến diện cứng nhắc về vai trò của vật chất cũng như của tinh thần. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, CNDV chỉ thấy vai trò quyết định của vật chất và phủ định hoàn toàn vai trò của yếu tố tinh thần. Ngược lại CNDTlại chỉ thấy vai trò của yếu tố tinh thần, còn vật chất chỉ là hư vô hoặc nếu có tồn tại thì cũng không có vai trò gì.

Chúng ta thấy lối quả quyết trên rõ ràng là không thỏa đáng vì không phải tất cả mọi CNDV và CNDT đều có cách nhìn phiến diện như vậy. Đây có thể là sự hạn chế của một nhà khoa học tự nhiên, một nhà toán học chưa biết đến phép biện chứng.

Cũng theo Husserl thì cuộc đấu tranh trên không mang lại kết quả còn do cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, nhất là đối với CNDV không biết đến sự hiện diện của con người trong khi xem xét vai trò của vật chất và tinh thần. Husserl và khá đông các nhà triết học trong nhiều trào lưu khác nhau cho rằng mỗi hiện tượng cả vật chất và tinh thần mà không được con người biết đến, không nằm trong mối quan hệ với một con người cụ thể, con người cá biệt thì chỉ là cái vô hồn, vô nghĩa và chúng chẳng là gì cả. Mỗi con người cá biệt chỉ quan tâm đến những hiện tượng có liên quan đến cuộc sống của cái Tôi với tư cách một thân phận đang sống cuộc sống thường nhật. Tóm lại mỗi con người cụ thể chỉ quan tâm đến sự sống và sự chết của chính cái Tôi và cũng chỉ khi có hiện tượng này hay hiện tượng khác mới có ý nghĩa với cuộc đời tôi và tôi mới cần biết đến nó.

Với lý tưởng đó, Husserl muốn đứng lên trên cả CNDV lẫn chủ nghĩa duy tâm, đóng vai trò hòa giải trong cuộc đấu tranh đã nói trên và đề ra một quan niệm nền tảng cho lý thuyết của mình. Đó là quan niệm về mối liên quan giữa khách thể và chủ thể. Đó là tư tưởng về liên khách - chủ thể (Relation sujet-objet) cụ thể hơn còn gọi là sự tương hỗ giữa chủ tri và khách tri (la coi- relation en tre sujet et objet).

Tư tưởng trên muốn nhấn mạnh đến vai trò tích cực của cả khách thể và chủ thể. Đồng thời nó còn nhấn mạnh đến việc chỉ quan tâm đến những hiện tượng đang được chủ tri quan tâm, đang trong mối quan hệ với chủ tri.

Như vậy theo Husserl thì khách thể hay khách tri là tất cả những hiện tượng diễn ra xung quanh một con người cá biệt trong mối liên hệ trực tiếp với người đó và được người đó quan tâm, được người đó biết đến vì nó có liên quan đến cuộc sống của chính bản thân đương sự, liên quan đến sự kiện của chính con người đó giữa người đời. Những hiện tượng này không giữ vai trò quyết định đến cuộc sống cũng như đến suy nghĩ của đương sự. Tóm lại, chúng không đóng vai trò tính thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học.

Vai trò của chúng chỉ được coi như một cái cớ một cái dịp, một cơ hội, một hoàn cảnh, một gợi ý đối với đương sự để đương sự suy tư về chính mình, để đương sự bộc lộ tâm tư, bộc lộ tình cảm của riêng mình. Hiện tượng luận của Husserl gọi là suy tư về chính chủ thể suy tư. Một số nhà triết học duy vật cho rằng hiện tượng luận của Husserl là thế giới quan duy vật là không thỏa đáng vì còn một lẽ nữa như ở trên đã nói: hiện tượng luận của Hussen không hề phân biệt đến tính vật chất hay tính tinh thần của chúng. Hơn nữa hiện tượng luận của Husserl không phải là lý luận phản ánh, mà chỉ là lý thuyết về sự nối liền, về sự liên kết giữa những hiện tượng khách quan với một con người cá biệt. Nên nhớ rằng khi các nhà hiện tượng quả quyết hiện tượng có trước yếu tính hay có trước ý thức hay còn gọi là tính ý hướng, tức ý thức về một cái gì đó thì không chỉ nói ý thức hướng về hiện tượng mà chủ yếu là nói ý thức hướng về chính bản thân đương sự, chính xác hơn là hướng về tâm tư, tình cảm, tâm hồn, hướng vào trạng thái tâm lý, vào trạng thái tâm tính của cái tôi và điều đó mới là điều chính yếu trong tư tưởng của các nhà hiện tượng luận.

Còn chủ tri theo quan niệm của các nhà hiện tượng luận chỉ là một con người cụ thể cá biệt đang nằm trong mối quan hệ gắn liền, nối liền với khách tri. Chủ tri là nói đến chủ thể đang suy tư về khách tri theo tâm trạng của chính bản thân mình, đồng thời suy tư về chính bản thân mình. Dù là suy tư về khách tri hay suy tư về chính bản thân con người đang suy tư với tư cách là chủ tri thì vẫn là suy tư về chủ thể suy tư, tức suy tư về cái tôi. Vì chủ yếu là suy tư về cái Tôi nên chủ tri được toàn quyền ban bố cho khách tri một ý nghĩa nào đó, một yếu tính nào đó tùy theo chủ quan của mình mà không còn biết hiện tượng với tư cách là khách tri là cái gì.

Làm như vậy, các nhà hiện tượng luận gọi là sự giản lược hiện tượng, hay còn gọi là sự giản lược bản thể. Nói theo cách nói thông thường của các nhà hiện tượng luận cho phép chủ tri được đặt khách tri nằm trong ngoặc, và khi đó chủ tri được phép tạm quên sự có mặt của khách tri để tự do tư duy theo tâm trạng riêng của mình, theo con người đích thực của mình. Nói cách khác chủ tri được quyền loại bỏ hiện tượng, loại bỏ mặt bản thể hiện tượng. Đó là ý nghĩa sự giản lược hiện tượng luận, sự giản lược bản thể. Cũng vì lẽ đó mà các nhà hiện tượng luận công khai cũng như tự hào nhận mình là những người theo thuyết chủ quan tính.

Để giúp chúng ta hiểu cụ thể hơn về hiện tượng luận của Husserl, chúng tôi xin nêu một ví dụ mà mỗi người trong chúng ta có thể bắt gặp hàng ngày để mong làm rõ thêm phần nào vấn đề mà chúng ta đang bàn.

Mỗi buổi sáng khi ngủ dậy mỗi người chúng ta thường có thói quen nhìn trời, nhìn mây. Tất cả chúng ta đều nhìn thấy cùng một bầu trời với những đám mây luôn biến hóa theo chiều gió. Tùy theo tâm trạng và tính cách của mình, mỗi người lại có sự nhìn nhận khác nhau về cùng một bầu trời và cùng một đám mây. Người này thì cho bầu trời thật là đẹp, người khác lại cho là quái gở. Người này thấy rất vui khi được ngắm nhìn một bầu trời như vậy, kẻ khác lại thấy khó chịu khi thấy cảnh trời như thế. Từ đó mỗi người gán cho cùng một bầu trời những ý tưởng rất khác nhau. Những ý tưởng đó nhiều khi chẳng liên quan gì đến bầu trời hôm đó, nghĩa là mỗi người đã tự nhiên đặt bầu trời với tư cách là một hiện tượng, với tư cách là khách tri vào trong ngoặc mà suy nghĩ, theo tâm trạng và tính cách của mỗi người với tư cách là chủ tri. Như vậy là mỗi người không tự giác thực hiện phương pháp hiện tượng học của Husserl. Thí dụ thường là không đầy đủ và có thể gây ngộ nhận vì thế thí dụ trên chỉ muốn cụ thể thêm đôi chút về tư tưởng và nội dung chủ yếu của hiện tượng luận của Husserl mà thôi.

Quan niệm trên của các nhà hiện tượng học không có mục đích nào khác là chứng minh các khả năng sáng tạo vô biên của tư duy con người. Một khả năng mà chỉ có duy nhất tư duy con người làm được. Lý luận trên của các nhà hiện tượng học còn muốn khẳng định rằng: con người không những cần mà có đầy đủ khả năng sáng tạo một cách tự do hoàn toàn.

Diễn tả tư tưởng trên J. P. Sartre, một nhà triết học hiện sinh nổi tiếng đã từng hư vô hóa (néantiser) sự vật. Nghĩa là sự vật có đó nhưng tư duy của con người và duy trì có tư duy con người là có khả năng quên nó, coi như nó không hiện diện để cho tư duy tha hồ bay bổng, tự do suy tư không hề bị một yếu tố gì chi phối ngoài cảm xúc, tình cảm, tâm trạng của chính chủ thể đang suy tư. Tự do của Husserl và J. P. Sartre đều là tự do tuyệt đối. Tự do tư tưởng không có mục đích nào khác là làm cho con người được trọn vẹn hơn. Nói như J. P. Sartre, mục đích của tự do lại chính là tự do. Tự do phải đi đôi với sự sáng tạo. Nói cách khác thì tự do thực chất là sáng tạo. Còn sáng tạo chính là phát minh ra cái chưa hề có. Vì thế mà con người được phát triển toàn diện và lịch sử cũng nhờ đó mà phát triển từ giai đoạn thấp đến giai đoạn cao.

Khát vọng tự do của con người từ bao đời nay vẫn là khát vọng nóng bỏng nhất của nhân loại, đặc biệt là tự do về mặt tinh thần. Nhìn lại lịch sử nhân loại có thể nói không có một lý thuyết xã hội nào không bàn đến vấn đề tự do một cách trực tiếp hay gián tiếp. Sự khác nhau chỉ về quan niệm tự do, nội dung của tự do, và đặc biệt là con đường để đạt được tự do.

Chúng ta có thể nhất trí với nhau rằng CNDT nói chung và hiện tượng luận củaHusserl nói riêng là những triết thuyết có nhiều sai lầm cũng như nhiều hạn chế. Nhưng với cái nhìn thực sự khoa học, thực sự cầu thị và vô tư thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm thấy không ít những điều bổ ích đáng để suy ngẫm và nhìn lại chính mình. Chính Mác và những nhà khoa học chân chính khác đã nêu cho chúng ta những bài học khó quên. Chính Mác đã không dấu diếm việc kế thừa, những điểm tích cực của nhà triết học duy tâm Hêgen cũng như của nhiều nhà lý luận khác. Tuy hơi muộn nhưng chúng ta hôm nay đang tìm kiếm những điều hay, những ý tốt trong các hệ thống lý luận, hệ thống tư tưởng của những người sáng lập ra những trào lưu triết học phương Đông như Lão Tử, Khổng Tử, Phật học, của những tư tưởng lớn đầy tính nhân văn của ông cha ta.

Với tinh thần như vậy chúng ta cũng có thể khai thác được cái gì đó trong tư tưởng của Husserl, của J.P. Sartre, đồng thời chúng ta cũng biết được những gì là sai lầm, là hạn chế trong những tư tưởng đó để khắc phục, để suy ngẫm.

Muốn làm được điều nói trên thì cần có thời gian cũng như cần đến những nhà chuyên môn đủ tư chất.

Ở đây, trong phạm vi một bài báo ngắn chúng tôi không có tham vọng đi tới tận cùng chân lý mà chỉ sơ bộ gợi ra một vài vấn đề để chúng ta cùng nhau bàn luận.

Hiện tượng luận của Husserl đã đặc biệt quan tâm đến một vấn đề mà lịch sử cũng như hiện nay loài người đặc biệt quan tâm, đó là tự do gắn liền với sáng tạo. Nhiều người trong chúng ta, từ những vị đứng đầu các cơ quan nhà nước đến những người dân thường đều phải thừa nhận rằng, trong thời đại ngày nay cũng như trước hiện tình đất nước, chúng ta chỉ có một con đường để lựa chọn, đó là: sáng tạo hay là chết. Đối với chúng ta, có lẽ không có bài học nào phải trả một giá quá đắt như đã quá kéo dài thời kỳ bao cấp,chỉ vì nó đã hạn chế thậm chí có nơi có lúc sựsáng tạo đã gần như không còn nữa. Bệnh rập khuôn, máy móc đã làm cho đất nước ta mang nhiều căn bệnh hiểm nghèo kéo dài. Đành rằng nhân loại cũng như nhân dân ta từ trước đến nay vẫn và luôn coi trọng sự sáng tạo, và đây đó vẫn không thiếu vắng sự sáng tạo. Nhưng đó chỉ là sự sáng tạo trong khuôn khổ của chế độ bao cấp kéo dài, một sự sáng tạo không đủ sức làm cho đất nước ta thoát khỏi sự đói nghèo không đáng phải có như hôm nay.

Hiện tượng luận của Husserl có lẽ hơi quá nhấn mạnh đến vai trò của chủ tri. Từ đódễ làm cho chủ thể rơi vào chủ nghĩa duy cảm, đối lập với khoa học. Nhưng đề cao vai trò của chủ tri, hạn chế tới mức tối đa sự chi phối của khách tri, của hoàn cảnh, của những hiện tượng xẩy ra xung quanh chủ thể là rất cần thiết, vì chỉ có trong tâm trạng vô tư lợi, vô vi mới có được sự sáng suốt tối đa để suy tư và sáng tạo. Dĩ nhiên, sự sáng tạo không thể có khi nó được đặt lên hai đường ray song hành. Nhưng sự sáng tạo lại cần đặt trên một đường ray khác. Đó là nhân cách của người sáng tạo, nhân cách của chủ tri. Đó là khả năng nắm bắt được cái tất yếu của khách tri. Nói một cách khác, sáng tạo phụ thuộc phần lớn vào sự tự do phát triển của nhân cách. Trái lại, sự phát triển của nhân cách càng cao thì tự do sáng tạo càng lớn. Do là điều hạn chế lớn nhất sự tư do sáng tạo của thủ thể với tư cách là chủ tri không chỉ hôm nay mà có lẽ còn kéo dài trong suốt chặng đường đi lên của nhân loại. Đưa khách tri vào trong ngoặc để cho tư duy được tự do sáng tạo là một mặt. Còn mặt khác mà mỗi chủ tri không thể để trong ngoặc được, đó là sự phát triển về nhân cách của chính mình với tư cách cái Tôi đang tư duy, cũng như khả năng, thực hiện sự tự do sáng tạo của chính mình.

Như chúng tôi đã nói ở trên, Husserl muốn giải quyết ngã ngũ cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và CNDT về vấn đề cơ bản của triết học. Nhưng như chúng ta thấy hiện tượng luận của Husserl lại rơi vào CNDT cực đoan hơn là công khai tuyên bố theo thuyết chủ quan tính, cho phép tư duy quyền được tự do ban bố bất cứ một ý nghĩa nào, bất cứ một yếu tính nào cho hiện tượng diễn ra quanh mình, cho khách tri, cho khách thể.

Với mong muốn đứng lên trên cả chủ nghĩa duy vật lẫn CNDT để giải quyết cuộc đấu tranh về vấn đề cơ bản của triết học, nhưng Husserl lại thay thế hai khái niệm vật chất và ý thức bằng những khái niệm khách thể, chủ thể và khách tri - chủ tri là những khái niệm không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm vật chất và ý thức. Việc thay thế những khái niệm của Husserl nói trên làm cho người ta cảm thấy chính Husserl cũng không dám trực tiếp giải quyết và cũng không tin vào tính thuyết phục của triết lý của mình. Phải chăng đây cũng là cách nói tránh khôn khéo một vấn đề gai góc đã tồn tại hàng nghìn năm. Do đó tham vọng giải quyết cuộc đấu tranh trên đã không còn ý nghĩa ngay từ đầu.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy

    02/06/2014B. B sưu tầmCó 3 con chim đậu trên một cành cây. Người thợ săn bắn rơi 1 con, hỏi còn lại mấy con?
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Những trở ngại về tâm thức trong tư duy sáng tạo & giải quyết vấn đề

    17/01/2006Nguyễn Thúy HằngĐịnh kiến. Khi càng lớn tuổi thì càng có nhiều định kiến về mọi thứ. Những định kiến này thường làm cho chúng ta không nhìn nhận được thấu đáo những gì mà chúng ta đã biết hay tin tưởng là có thể xảy ra. Chúng ngăn cản sự thay đổi và tiến bộ. ...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Tìm hiểu thêm về khái niệm tư duy

    19/10/2005Phạm Hồng QuýTư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý luận nhận thức. Lôgíc học nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của các quá trình tư duy ở con người .Điều khiển học nghiên cứu tư duy để có thể tạo ra "Trí tuệ nhân tạo". Tâm lý học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác của nhận thức...
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • Siêu Hình học: Tồn tại hay không tồn tại

    07/07/2005Tiến sĩ Đỗ Minh HợpMột trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học là tìm ra các nguyên tắc mới để hình thành một lập trường sáng tạo đối với truyền thống triết học và tiếp thu những thành tựu của tư tưởng triết học thế giới. Vấn đề siêu hình học, quan niệm vế siêu hình học luôn là một vấn đề trọng tâm và nan giải nhất của triết học, vì nó có liên quan mật thiết đến dự lý giải về triết học, về động thái của đối tượng triết học và về sứ mệnh của triết học trong văn hoá. Bài viết này của chúng tôi nhằm góp phần làm sàng tỏ vấn đề ấy.
  • Khơi nguồn cảm hứng và năng lực sáng tạo

    06/07/2005Nội dung FISH! Tales – Khơi nguồn cảm hứng và năng lực sáng tạo ghi lại những câu chuyện có thật về sự tác động tích cực của Triết lý Chợ Cá vào các công ty nổi tiếng: Hãng xe Ford, Công ty Dịch vụ Kết nối toàn cầu Sprint, Công ty Tile Tech… Thành quả ấn tượng của các doanh nghiệp này chứng minh cho một chân lý: Nếu ta biết tạo ra một môi trường làm việc đầy ắp tiếng cười, nếu ta biết sống trọn vẹn cho ta và cho mọi người xung quanh thì chắc chắn ta sẽ thành công hơn, khách hàng sẽ đến với ta nhiều hơn, nhân viên sẽ làm việc tận lực và trung thành hơn.
  • Năng lực tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay

    15/02/2003Nguyễn Thanh Huyền, Pháp B – K35F...trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Với sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới.
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • xem toàn bộ