Hé gương cho người đọc

09:46 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Mười, 2015

Cuốn Hé gương cho ngườiđọc giới thiệu 9 tác gia văn học trung đại: Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Dương Khuê, Tú Xương, Tản Đà có đóng góp lớn trong việc tạo ra một xu hướng vận động của văn chương Việt, tính chất nông dân, quan lại đến tính chất bình dân, đô thị. Nhờ tiền đề này mà văn học trung đại Việt Nam có khả năng chuyển đổi hệ hình bước vào thời hiện đại đầu thế kỷ XX.

Các chân dung được giới thiệu một cách ấn tượng và có nhiều điểm mới so với các bài phê bình, nghiên cứu trước đây.

“Văn bản giống như giếng thần không bao giờ cạn nước. Người đọc các thế hệ đến soi mình vào gương giếng ấy không chỉ thấy màu xanh vĩnh cửu của bầu trời, mà còn cả khuôn mặt mình thay đổi theo thời gian. Nhưng văn bản không có sẵn, “gương kia treo ở trên tường”, mà cần ít nhất một bàn tay vén màn, phủi bụi của phê bình. Nhà phê bình, với tư cách là một “siêu người đọc”, bằng những cách đọc khác, sẽ làm mới những tác phẩm cũ, hoặc quen thuộc, mở thêm các không gian thẩm mỹ.

Văn học trung đại Việt Nam, từ giữa thế kỷ XVIII, do ảnh hưởng của văn hóa đô thị, dù là phương Đông, trung đại, cũng đã tạo ra được một thời đại văn chương với những quan niệm, thể loại, tác giả mới. Khảo sát các nhà thơ từ Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Dương Khuê đến Tú Xương, Tản Đà cho thấy một xu hướng vận động của văn chương Việt, từ tính chất nông thôn, quan lại đến tính chất bình dân, đô thị. Chính điều này làm cho văn học Việt Nam trung đại có khả năng chuyển đổi hệ hình bước vào thời hiện đại, mở ra một thời đại khác.

Trong bộ ba “Mắt thơ” của tôi, nếu Phê bình phong cách Thơ Mới là mái trước của ngôi nhà rộng – thơ, thì Hé gương cho người đọc là mái sau. Cả hai, với độ nghiêng vát lớn, tôn cao cho đỉnh nóc, Thơ như là mỹ học của cái khác. Tuy vậy, Hé gương cho người đọc vẫn có giá trị tự thân, độc lập của nó. Đây chính là lý do tôi muốn gửi đến bạn đọc”, ", nhà văn Đỗ Lai Thúy giới thiệu.

Nguồn:Vietnamnet
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự suy thoái của Thế hệ trẻ hay sự chuyển dịch Hệ hình tư duy?

    29/08/2019Nhiều người cho rằng thế hệ trẻ là một thế hệ vứt đi, văn hóa đọc xuống cấp, nghệ thuật – tư tưởng đang trên đà suy thoái. Điều này có đúng hay không? Đó có thể chỉ là góc nhìn tiêu cực đầy định kiến. Book Hunter đã có dịp thực hiện một bài phỏng vấn PGS – TS phê bình văn học Đỗ Lai Thúy...
  • Chân dung nhà văn một thời: Nguyễn Khải

    08/08/2015Vương Trí NhànMột nhà văn gọi là để được dấu ấn trong văn học thường đồng thời phải có một cách nghĩ riêng cách định nghĩa riêng về công việc của mình. Liệu đã có thể nói Nguyễn Khải đạt tới trình độ đó ?
  • Sách mới: Vẫy vào vô tận

    08/07/2014Vẫy vào vô tận là tập tùy bút chân dung học thuật, cuốn sách tiếp nối Chân trời có người bay (Nxb.Văn hóa Thông tin, 2002) tiếp tục giới thiệu với bạn đọc 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp to lớn vào con đường học thuật và tư tưởng của đất nước...
  • Phê bình Văn học Con vật lưỡng thế ấy

    19/01/2011Đỗ Lai ThúyCách gọi tên sách của tiến sĩ Ðỗ Lai Thúy cũng góp phần làm mềm hóa những trang viết thường được xem là khó đọc trong lĩnh vực văn chương: lý luận phê bình. Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, hơn thế, lại là một tập sách không nhằm vào các vấn đề lý luận, mà tác giả làm động tác hệ thống lại các trường phái phê bình văn học từng xuất hiện tại văn đàn Việt Nam...
  • Nhiệt đới buồn và "tư duy về kẻ khác"

    31/10/2009Linh ThủyNhiệt đới buồn là tác phẩm hội tụ những tư tưởng triết học, nhân học - một tác phẩm chuyên ngành nhưng lại được viết dưới dạng du ký, mang vẻ đẹp và hương vị của một tác phẩm văn học.
  • "Nhạy cảm" - một từ rất hay trong giới văn hóa

    04/08/2009Kim Anh thực hiệnĐã từ lâu, cái tên Đoàn Tử Huyến rất quen thuộc với bạn đọc, không phải chỉ bởi anh là một dịch giả tài hoa, một tay làm sách chuyên nghiệp xuất phát từ tình yêu đối với sách… mà còn bởi những câu phát biểu, những ứng xử gây “sốc” cho không ít người. Có gì mâu thuẫn chăng, giữa con người đam mê và rất kén chọn khi đọc sách với con người kinh doanh sách trong thời buổi thị hiếu của người đọc không có một cái chuẩn nào cụ thể?
  • Phạm Quỳnh: Ngọn gió Nam

    15/07/2009Đỗ Lai ThúyNam Phong (1917-1934) là một trong những tạp chí có công rất lớn trong việc cổ động cho văn học quốc ngữ, cho nền quốc học Việt Nam. Đặc biệt cho việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam trên cơ sở kết hợp, dung hòa hai nền văn chương, học thuật, tư tưởng Đông – Tây. Các biên tập viên giữ các chuyên mục của tạp chí đều là những cây bút vững vàng, sắc sảo, nhạy bén với những vấn đề văn hóa, trong đó phải kể đến ông chủ bút là Phạm Quỳnh.
  • Trương Vĩnh Ký, người mở đầu cho cuộc đối thoại Đông Tây

    14/07/2009Đỗ Lai ThúyTrong văn hóa, đối thoại không phải để giành trọn phần thắng về mình mà để nhận thức sâu thêm về mình, về người nhằm đạt tới một chân lý cao hơn cho cả hai bên. Ở Việt Nam, có thể nói, Trương Vĩnh Ký là người mở đầu cho cuộc trò chuyện Đông - Tây.
  • Nhận diện lại tính cách người Việt

    07/07/2009Giáo sư Hoàng Tụy cho biết từ lâu, qua kinh nghiệm giảng dạy, ông đã nhận thấy một số đặc điểm có tính hạn chế chung của nhiều thế hệ học trò: thiếu một khả năng đào sâu trong tư duy, thiếu đầu óc tưởng tượng, thiếu khả năng kiên trì, đi đến cùng trong những tham vọng đạt đến bằng được những thành tựu đỉnh cao. Kinh nghiệm đó buộc ông phải suy nghĩ đến những hạn chế trong tính cách của người Việt nói chung.
  • xem toàn bộ