Nhiệt đới buồn và "tư duy về kẻ khác"

07:48 SA @ Thứ Bảy - 31 Tháng Mười, 2009

Sự xuất hiện bản tiếng Việt cuốn "Nhiệt đới buồn" đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống tinh thần của chúng ta.

"Một sự kiện trong đời sống tinh thần"

Tác phẩm thuộc hàng xuất sắc nhất của Claude Lévi-Strauss - Nhiệt đới buồn, bản tiếng Việt vừa được giới thiệu ra mắt. Trong cuộc trao đổi có tên "Tư duy về những kẻ khác" do NXB Tri thức tổ chức, nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc đã coi đây đã "đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống tinh thần của chúng ta".

Tác giả Claude Lévi-Strauss được coi là một trong những nhà nhân học, dân tộc học, một nhà tư tưởng và nhà văn lớn nhất của thế giới trong nửa cuối thế kỷ XX.

Tọa đàm "Nhiệt đới buồn" và Tư duy về những kẻ khác. Ảnh: Phương Loan

Nhiệt đới buồn là tác phẩm hội tụ những tư tưởng triết học, nhân học - một tác phẩm chuyên ngành nhưng lại được viết dưới dạng du ký, mang vẻ đẹp và hương vị của một tác phẩm văn học.

TS. Oliver Tessier

Theo giới thiệu của TS. Olivier Tessier - Viện Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, Nhiệt đới buồn được viết vào lúc danh tiếng hàn lâm của tác giả Claude Lévi-Strauss đã vượt ra khỏi giới hạn riêng của lĩnh vực nhân học. Ông là hình ảnh của một nhà khoa học dấn thân ở tầm quốc gia và quốc tế.

Chẳng hạn, trong cuốn sách của mình, Lévi-Strauss xác định một lý thuyết về "liên minh hôn nhân", ở trung tâm "Lý thuyết cấu trúc về quan hệ họ hàng". Nhận thấy tình trạng phổ biến của việc cấm loạn luân, thay vì tìm cách cắt nghĩa sự thể này, ông coi thực trạng đó chính là cốt lõi của quan hệ họ hàng: vì một người đàn ông không thể cưới một người họ hàng gần của mình, chị em gái hay con gái của mình, nên anh ta đem cho người ấy làm vợ của những người đàn ông khác và ngược lại.

"Cuộc lang thang của một trí tuệ thiên tài mời gọi ta tham gia vào một cuộc hành trình thật sự khai mở trong việc tư duy về những kể khác bằng cách mô tả - như sự đa dạng không cùng của các mối quan hệ có thể có giữa con người với thiên nhiên, đồng thời đưa ra một phán xét không tha thứ đối với những tàn phá do tình trạng nô lệ hóa của chủ nghĩa thực dân ở Ấn Độ và sự đồng nhất hóa về văn hóa do phương Tây áp đặt."

Nhà văn Nguyên Ngọc

Một trong những điều có thể suy nghiệm từ tác phẩm cho thấy một "sự thật cay đắng": "Sự sản xuất ra một nền văn hóa đại chúng, giống như một nền canh tác độc canh thay thế một cách dữ dằn một đa dạng thực vật, dẫn đến một sự chuẩn mực hóa các kiểu thức và đồng nhất hóa về văn hóa đồng nghĩ với đánh mất bản sắc, sự khác biệt và năng lực sáng tạo, và cuối cùng, là tính nhân văn",

Đó là "suy tư trăn trở chưa xong của người đã đi tìm đến các dân tộc nguyên thủy để lần lại con đường đi đã đưa nhân loại đến hôm nay, và tự hỏi một cách đau đớn, đồng thời lại vui mừng như một phát hiện cơ bản: chúng ta đã đi đến chỗ gì hơn tình trạng ban đầu, xa hơn 'nơi ta đã cất bước ra đi'", nhà văn Nguyên Ngọc.

Không chỉ có 'Marx kinh điển"

Dịch giả Đỗ Lai Thúy, trong phần giới thiệu về xuất xứ bản thảo cuốn sách (đầu tiên tại Tạp chí Văn hóa - Nghệ Thuật), đã nhận xét: "Quá trình tiếp nhận về cấu trúc luận ở Việt Nam là rất khó khăn".

Ông cho biết: "Trước kia, học giả Nguyễn Từ Chi đã nghiên cứu khá kĩ về lý thuyết nhân học, dự định trình bày trong 7 buổi. Nhưng chỉ đến buổi thứ 2, bài trình bày của ông đã bị lệnh dừng vì bị cho là... học thuyết tư sản".

Dịch giả Đỗ Lai Thúy

Cũng theo ông Thuý, "VN vốn coi một số học thuyết là kinh điển - cơ bản là học thuyết Marx. Tuy nhiên, "còn rất nhiều vị "tổ sư" nữa mà chúng ta cần tìm hiểu".

Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc nhấn mạnh thêm, việc xuất hiện các tác phẩm kinh điển trong điều kiện hiện nay ở nước ta là hết sức cần thiết, phục vụ cho việc nâng cao dân trí.

Cũng phải nói thêm rằng, việc chọn dịch, xuất bản những cuốn sách thuộc hàng kinh điển của thế giới đến độc giả VN là cả một câu chuyện gian nan.

Dịch giả Đỗ Lai Thuý cho biết, Tủ sách "Văn hóa học" hiện cũng chỉ mới ra mắt được 7, 8 tác phẩm. Việc thực hiện "Tủ sách" này hoàn toàn dựa vào việc xoay xở từ những khoản kinh phí khác, và cũng không có tư cách pháp nhân để làm.

GS Chu Hảo

GS Chu Hảo - Giám đốc NXB Tri thức cho biết, Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh (tên gọi trước là Qũy dịch thuật Phan Chu Trinh) từng đề ra danh mục 500 cuốn sách kinh điển cần dịch, giới thiệu tới độc giả VN. Thực tế, mới chỉ làm được vài chục cuốn. Bởi lẽ kinh phí hạn chế, không hề được nhà nước hỗ trợ, khó tìm người dịch tốt.

Với số lượng phát hành mỗi cuốn từ 500 - 1000 bản, số sách kinh điển thậm chí còn không đủ tới tay các nhà nghiên cứu, chưa dám nói phổ biến rộng khắp cho nhiều độc giả.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy về “những kẻ khác”

    24/10/2009Olivier Tessier - Nguyên Ngọc dịchBằng những đoạn viết liên tục suốt tác phẩm, Claude Lévi-Strauss giải thích vì sao ông khinh ghét các du ký và cái lối dựng cảnh đầy chất sân khấu trong đó “các dân tộc man dã” được dùng làm nền, như một thứ trang trí điện ảnh, cho những cuộc phiêu lưu của nhà thám hiểm...
  • Kỹ thuật của người An Nam

    05/07/2009Cao Việt DũngTrong ngành xuất bản có chuyện là một số cuốn sách được… mong đợi nhiều hơn so với những cuốn khác. Thời gian vừa qua, việc in trở lại bộ "Kỹ thật của người An Nam" của Henri Oger là cả một sự kiện của giới nghiên cứu lịch sử và khoa học xã hội Việt Nam, và chắc hẳn thời gian sẽ càng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của tác phẩm này.
  • Nguyên Ngọc (1932 - )

    04/07/2009Nhà văn, nhà văn hóa -giáo dục Việt Nam, phóng viên chiến trường, tổng biên tập báo và dịch giả
  • Hình ảnh người Việt đầu thế kỷ 20

    05/06/2009Thái ThanhNếu không có lần tái bản này, chắc chắn sẽ rất ít người có cơ hội tiếp cận cuốn sách quý của Henri Oger về người Việt Nam đầu thế kỷ 20, vì trong lần ra mắt đầu tiên cách đây đúng 100 năm, cuốn sách chỉ được in 60 bản, giờ nằm tản mát ở thư viện nhiều nước trên thế giới.
  • Thế giới đang phẳng ra, cả ở nơi đây

    26/01/2009Nguyên NgọcChính sự phẳng ra của thế giới, ngay ở ta, đã tác động tích cực cho sự trưởng thành của một lớp trẻ. Và nó sẽ nhanh chóng loang rộng, bỏ qua tất cả những cười riễu, chê bai, hoài nghi, cả lo lắng và bi quan, hốt hoảng và cả chống đối nữa, của nhiều người, nhiều thế lực. Nó đang hướng tới tương lai. Một tương lai mà ta có thể hoàn toàn tin. Rất có thể đó là tín hiệu mới của mùa Xuân này...
  • Văn hoá học là gì?

    02/07/2006A. Ia. Phlier (Từ Thị Loan dịch)Văn hoá học là khoa học hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội và nhân văn về con người và xã hội, nghiên cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn, như một chức năng đặc biệt và như tính tình thái của tồn tại con người...
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ